Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giọt nước mắt hạnh phúc của nữ điều dưỡng

GiadinhNet - Chị Đặng Thị Công vẫn nhớ như in thời điểm Bệnh viện dã chiến Hòa Vang (Đà Nẵng) công bố chữa khỏi COVID-19 cho bệnh nhân cuối cùng. Với chị, đó là khoảnh khắc đáng nhớ, không thể quên trong bao nhiêu năm gắn bó với nghề của mình.

Giọt nước mắt hạnh phúc của nữ điều dưỡng - Ảnh 1.

Điều dưỡng trưởng Đặng Thị Công cùng các đồng nghiệp trong phòng điều trị, chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19.

Cảm xúc vẫn vẹn nguyên

Những ngày cuối cùng của năm cũ, ai cũng tất bật với công việc, với những dự định riêng cho năm mới 2021 và chị Đặng Thị Công - Điều dưỡng trưởng Bệnh viện Đa khoa Hòa Vang cũng vậy. Chị nói, năm 2020 xảy ra dịch bệnh, thiên tai, lũ lụt đã khiến cuộc sống của bản thân gia đình chị nói riêng và hàng triệu người dân cả nước nói chung bị ảnh hưởng. Nhưng điều tuyệt vời, hạnh phúc nhất đó là tất cả đã qua và chúng ta cùng hướng đến năm mới với nhiều điều tươi sáng, tốt đẹp hơn.

Dù dịch bệnh COVID-19 đã chấm dứt tại TP Đà Nẵng nhiều tháng, nhưng với nữ điều dưỡng Đặng Thị Công vẫn còn vẹn nguyên cảm xúc. Đó là những ngày tháng lo toan bộn bề, làm việc xuyên ngày đêm không biết ngừng nghỉ, là những lần tất bật trong việc chăm sóc, điều trị bệnh nhân, hay đơn thuần là những tin nhắn, lời động viên gửi đến đồng nghiệp cùng vượt qua giai đoạn khó khăn.

"Cuối tháng 7/2020, khi tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn ra vô cùng phức tạp, TP Đà Nẵng đã quyết định thành lập Bệnh viện dã chiến Hòa Vang với quy mô 200 giường, trong đó có 180 giường điều trị bệnh nhân mức độ nhẹ và vừa, 20 giường điều trị bệnh nhân nặng. Một mình chúng tôi không thể làm được, nhưng may mắn nhất là có sự chung tay, giúp sức của nhiều thầy thuốc giỏi từ Trung ương đến các địa phương cùng thiết lập khu vực điều trị", chị Đặng Thị Công nói.

Giọt nước mắt hạnh phúc của nữ điều dưỡng - Ảnh 2.

Điều dưỡng trưởng Đặng Thị Công tận tình hướng dẫn bệnh nhân lên xe về nhà cách ly. Ảnh: Lê Bảo.

Từ một bệnh viện tuyến huyện, Bệnh viện Đa khoa Hòa Vang trở thành Bệnh viện dã chiến trong cuộc chiến đẩy lùi COVID-19. Những ngày đầu không ít nhân viên cảm thấy lo lắng, bởi họ biết rằng trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với nguồn lây có thể bị nhiễm bệnh bất cứ lúc nào. Bệnh viện Hòa Vang những ngày đầu từng rơi vào tình trạng nhân viên dọn dẹp vệ sinh không muốn làm việc khiến các đội điều trị, chống nhiễm khuẩn vô cùng vất vả.

Chị Công kể: "Tôi cùng nhiều người cố gắng động viên và giải thích cho những nhân viên dọn dẹp vệ sinh rằng, trong cuộc chiến này, tất cả chúng ta đều là những chiến sĩ quả cảm. Mỗi người một việc, công việc dọn dẹp vệ sinh, chống nhiễm khuẩn lại càng trở nên cao cả và quan trọng hàng đầu tại một bệnh viện đang điều trị đông bệnh nhân đến thế này. Nói cho họ nghe, họ hiểu và họ vui vẻ quay lại với công việc, được hướng dẫn tận tình cách bảo vệ cho bản thân mình".

Là một trong những lãnh đạo cấp Khoa, chị Công cho biết, những ngày chống dịch, bản thân chị dù rất mạnh mẽ nhưng cũng có những khi yếu đuối. Không ít lần chị đã rơi nước mắt trước một việc gì đó không làm được, chưa thực hiện xong hay nhân viên cảm thấy lo lắng. Nhưng mỗi khi khóc xong, chị lại "đứng dậy" tự động viên bản thân mạnh mẽ để làm chỗ dựa cho những nhân viên của mình.

Giọt nước mắt hạnh phúc của nữ điều dưỡng - Ảnh 3.

Gia đình hạnh phúc của Điều dưỡng trưởng Đặng Thị Công.

"Đơn thuần là những cuộc điện thoại, lời hỏi han, sẻ chia, thậm chí chỉ là mẩu chuyện cười hay "câu chuyện làm quà" trong những ngày căng thẳng nhất của mình gửi đến nhân viên cũng giúp giải tỏa mọi căng thẳng. Tôi thường làm thế mỗi ngày, một phần nhằm giải tỏa căng thẳng đối với bản thân, một phần giúp các nhân viên, đồng nghiệp khác", chị nói.

Nhiều người nói vui rằng, chính chị Công là người "truyền cảm hứng" cho các nhân viên, đồng nghiệp trong bệnh viện những ngày căng mình chống dịch. Nhưng với chị, những người truyền lửa chính là các thầy thuốc được tăng cường từ tuyến Trung ương và khắp các bệnh viện cả nước có mặt tại Bệnh viện dã chiến Hòa Vang để chữa trị bệnh nhân.

"Hình ảnh các thầy thuốc từ Trung ương, các bệnh viện từ Bắc đến Nam không quản ngại khó khăn, vất vả và hiểm nguy tình nguyện đến Đà Nẵng dập dịch bệnh khiến tôi vô cùng xúc động. Tôi vẫn thường nhắc các đồng nghiệp rằng, đó là những người hùng trong cuộc chiến chống lại dịch COVID-19", chị Đặng Thị Công nói.

"Chúng tôi trưởng thành hơn"

Giọt nước mắt hạnh phúc của nữ điều dưỡng - Ảnh 4.

Điều dưỡng trưởng Đặng Thị Công trong một lần đưa bệnh nhân được chữa khỏi COVID-19 về nhà.

Mỗi khi có mặt tại Bệnh viện dã chiến Hòa Vang tác nghiệp, chúng tôi lại thấy hình ảnh nữ điều dưỡng Đặng Thị Công luôn tất bật với hàng tá công việc. Những lần Bệnh viện làm lễ công bố chữa khỏi COVID-19 cho các bệnh nhân, chị Công luôn có mặt, khi thì dìu một bệnh nhân cao tuổi, lúc xách hộ chiếc vali của bệnh nhân chạy thận, hay chu đáo đưa bệnh nhân về tận nhà để tiếp tục cách ly theo dõi.

258 bệnh nhân là con số mà Bệnh viện dã chiến Hòa Vang điều trị, thời gian cao điểm nhất tại đây thu dung, điều trị cho hơn 200 bệnh nhân. Ngày 23/9/2020, Bệnh viện dã chiến Hòa Vang công bố khỏi bệnh và cho xuất viện bệnh nhân 936 - bệnh nhân mắc COVID-19 cuối cùng được xuất viện ở Đà Nẵng, cũng là thời điểm bệnh viện dã chiến này quay lại với việc khám, điều trị các bệnh như bình thường.

Nói về cảm xúc của mình khi bệnh nhân cuối cùng xuất viện, Điều dưỡng trưởng Đặng Thị Công chia sẻ: "Ngày 23/9 sẽ khiến tôi nhớ mãi không bao giờ quên, bởi khi đó tôi đang trong khu vực cách ly sau khi thực hiện xong nhiệm vụ. Nghe tin Bệnh viện công bố chữa khỏi ca bệnh cuối cùng, tôi đã òa khóc. Đó là những giọt nước mắt của vui sướng, hạnh phúc".

Chị chia sẻ, sau tất cả mọi việc, chị thấy mình trưởng thành hơn trong công việc, Bệnh viện cũng chuyên nghiệp hơn bởi chỉ trong 2-3 ngày, tất cả nhân viên của Bệnh viện đều được triển khai thành một cơ sở điều trị với đầy đủ trang thiết bị hiện đại. Các nữ điều dưỡng Bệnh viện không đơn thuần chỉ lo việc điều trị, chăm sóc mà còn thực hiện tất cả các công việc phục vụ bệnh nhân như: Ăn uống, đi lại, vận động, vệ sinh cá nhân cho từng bệnh nhân.

Ngày trở về với gia đình, việc đầu tiên chị Công làm là ôm chặt 2 cô con gái và người chồng vô cùng thấu hiểu, cảm thông với công việc của vợ. Có lẽ những cảm xúc đó với chị Công sẽ chẳng bao giờ quên… Sau dịch COVID-19 tại Đà Nẵng, Điều dưỡng trưởng Đặng Thị Công vinh dự được nhận Bằng khen do Bộ trưởng Bộ Y tế trao tặng và vinh dự là đại biểu tham dự Đại hội Thi đua yêu nước 2020.

Chia sẻ với chúng tôi những ngày cuối cùng của năm cũ, chị nói: "Năm nào gia đình tôi cũng ăn Tết truyền thống như bao gia đình khác, nhưng năm nay dù đi đâu làm gì vẫn luôn thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K do Bộ Y tế quy định".

Lê Bảo

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Y tế - 1 ngày trước

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Y tế - 1 ngày trước

Gan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Y tế - 2 ngày trước

Ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm

Y tế - 2 ngày trước

Hai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Hội Công nghệ 3D Y học Việt Nam được thành lập với sứ mệnh kết nối giới y khoa, kỹ sư, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp công nghệ.

Người đàn ông 42 tuổi ở Hà Tĩnh đau đầu dữ dội, sốt cao, rối loạn ý thức, suýt tử vong do nhiễm một loại nấm từ phân chim

Người đàn ông 42 tuổi ở Hà Tĩnh đau đầu dữ dội, sốt cao, rối loạn ý thức, suýt tử vong do nhiễm một loại nấm từ phân chim

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân V.Đ.P, 42 tuổi, ở Hà Tĩnh được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng đau đầu dữ dội, nôn vọt, sốt cao kéo dài và rối loạn ý thức.

Cành cây dài hơn 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà 95 tuổi suốt hơn 2 năm

Cành cây dài hơn 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà 95 tuổi suốt hơn 2 năm

Y tế - 2 ngày trước

Dị vật là cành cây tro dài hơn 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà Trần Thị H. (95 tuổi, trú tại xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) đã hơn 2 năm nhưng không hay biết.

Thông tin mới nhất về sức khỏe bé trai 4 tuổi ở Nam Định bị xe công nông 'chèn' qua người

Thông tin mới nhất về sức khỏe bé trai 4 tuổi ở Nam Định bị xe công nông 'chèn' qua người

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau gần 2 tuần điều trị, sức khoẻ bé M.T.A (4 tuổi, quê Nam Định) tiến triển tốt và được xuất viện về nhà tiếp tục chăm sóc.

Bệnh viện giữa lòng Hà Nội với gần 40% diện tích phủ xanh

Bệnh viện giữa lòng Hà Nội với gần 40% diện tích phủ xanh

Y tế

GĐXH - Giữa đô thị ngày càng chật chội và ngột ngạt, có một bệnh viện dành tới gần 40% tổng diện tích xây dựng cho khuôn viên xanh, kết hợp giữa chất lượng khám chữa bệnh và các giải pháp vận hành thân thiện môi trường. Đó là Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, cơ sở vừa được trao chứng nhận "Bệnh viện Xanh Sạch và Dịch vụ y tế chất lượng cao" năm 2025.

Top