Giúp người dân chủ động trong việc lựa chọn các phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản có chất lượng
GiadinhNet - Thực tế, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nhờ triển khai tốt công tác xã hội hóa đã giúp gia tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại. Qua đó, góp phần duy trì mức sinh thay thế, giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới khi sinh, nâng cao chất lượng dân số.

Sinh 2 cô con gái và muốn kế hoạch hóa gia đình để nuôi dạy các con cho tốt, nhiều năm trước, chị Lê Thị Ngọc Linh (trú tại ở tổ dân phố Phú Thọ 3, phường Ninh Diêm, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) quyết định sử dụng thuốc uống tránh thai và được cấp miễn phí.
Hơn 1 năm trở lại đây, được cán bộ dân số trên địa bàn giới thiệu cho viên uống tránh thai Anna, chị Linh quyết định chuyển sang dùng loại này và thấy rất hợp. Dù phải bỏ tiền mua nhưng chị cũng hài lòng vì được dùng sản phẩm tốt với giá cả hợp lý.
Không những bản thân dùng, chị còn giới thiệu cho bạn bè có nhu cầu tránh thai mua sử dụng để phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn và giúp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe sinh sản cho bản thân.

Tuyên truyền về dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cho người dân thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa
Tương tự, gần đây, chị Lê Thị Yến, (trú cùng tổ dân phố) cũng thường xuyên mua bao cao su Hello và dung dịch vệ sinh đa năng Gyno Pro để sử dụng vì nhận thấy đây là các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng tốt. Đây là các sản phẩm được phân phối thông qua kênh bán hàng xã hội hóa thuộc Đề án 818.
Theo bà Trịnh Thị Thùy Dương, cán bộ chuyên trách dân số phường Ninh Diêm, thời gian đầu triển khai xã hội hóa phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản, nhiều người còn e ngại vì không biết sản phẩm chất lượng thế nào, giá thành hơi cao.
Tuy nhiên, địa phương đã phối hợp với tổ dân phố, Trạm Y tế, Hội Phụ nữ tổ chức tuyên truyền tận hộ gia đình để giới thiệu từng sản phẩm cụ thể về nguồn gốc, thành phần, công dụng và được Bộ Y tế cho phép đưa vào Đề án 818. Vì vậy, nhiều người đã dùng thử và thấy hiệu quả nên truyền tin nhau, từ đó người dân biết và tìm đến mua.
Đề án 818 được Bộ Y tế phê duyệt tháng 3/2015, đến tháng 12/2015, UBND tỉnh Khánh Hòa có quyết định ban hành Đề án trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tỉnh tiếp nhận và cung ứng ít nhất một phương tiện tránh thai mới đảm bảo chất lượng trên thị trường; có trung tâm tư vấn và cung ứng dịch vụ cấp tỉnh để điều phối và cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa và các dịch vụ KHHGĐ/SKSS; 6/6 huyện, thị xã, thành phố với 41 xã, phường, thị trấn có cơ sở y tế thực hiện xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, KHHGĐ/SKSS.
Khi triển khai Đề án, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Khánh Hòa xác định việc tuyên truyền thay đổi nhận thức, hành vi của người dân là rất quan trọng. Bởi thực tế, một phần người dân đã quen được cấp dịch vụ KHHGĐ miễn phí từ nguồn tài trợ của Nhà nước, một phần chưa coi trọng việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, lựa chọn phương tiện tránh thai có chất lượng.
Sau một thời gian triển khai, thói quen sử dụng miễn phí các dịch vụ DS-KHHGĐ (từ sự bao cấp của Nhà nước) của người dân đã dần thay thế bằng phương thức xã hội hóa. Người dân chấp nhận chủ động trả tiền để được lựa chọn những sản phẩm phù hợp với nhu cầu.
Thực tế, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh nhờ triển khai tốt công tác xã hội hóa đã giúp gia tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại. Qua đó góp phần duy trì mức sinh thay thế, giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới khi sinh, nâng cao chất lượng dân số.
Theo lãnh đạo Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Khánh Hòa, thời gian qua, các địa phương đã chú trọng tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức từ "bao cấp, miễn phí" sang "mua, bán", phù hợp với khả năng chi trả và điều kiện của người dân trên địa bàn.
Thời gian tới, các đơn vị cần tiếp tục hướng dẫn thực hiện xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai, hàng hóa dịch vụ KHHGĐ/SKSS; rà soát, cập nhật, bổ sung các chính sách phù hợp nhằm khuyến khích xã hội hóa và phát triển thị trường...
Để Đề án đạt hiệu quả hơn nữa, ngành Dân số Khánh Hòa sẽ đẩy mạnh truyền thông, quảng cáo các sản phẩm trên nhiều kênh thông tin, đảm bảo nguồn cung ứng; mở rộng tiếp thị xã hội các sản phẩm tránh thai; đa dạng hóa các sản phẩm truyền thông tiếp thị xã hội… Từ đó tạo sự đồng tình, ủng hộ của người dân trong thực hiện Đề án 818.
Nguyễn Mai

Người phụ nữ 56 tuổi nhập viện vì u buồng trứng xoắn khủng, chị em cảnh giác khi có dấu hiệu này
Dân số và phát triển - 13 giờ trướcGĐXH - Đau bụng nhiều vùng hạ vị kèm theo nôn ói, người phụ nữ đi khám phát hiện khối u buồng trứng xoắn kích thước khủng.

6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp
Dân số và phát triển - 17 giờ trướcCollagen là yếu tố quan trọng giúp da săn chắc, đàn hồi và khớp linh hoạt. Bổ sung collagen qua thực phẩm là cách hiệu quả để hỗ trợ sức khỏe da và khớp từ bên trong.

Vì sao hạt bí ngô tốt cho nam giới?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcHạt bí ngô giàu chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất rất tốt cho tim mạch và hệ miễn dịch, đồng thời giảm viêm. Lợi ích của hạt bí ngô với nam giới có thể giúp giảm nguy cơ ung thư, cải thiện sức khỏe tuyến tiền liệt, sức mạnh tinh trùng.

4 biện pháp lối sống giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcKhi bước vào tuổi 40, cơ thể phụ nữ trải qua những biến đổi đáng kể ở thời kỳ chuyển tiếp trước khi mãn kinh. Giai đoạn tiền mãn kinh mang đến nhiều thách thức như thay đổi tâm trạng, tăng cân, kinh nguyệt không đều và giảm khối lượng cơ.

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcChăm sóc dinh dưỡng đúng cách trong tuổi dậy thì không chỉ giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất mà còn đặt nền móng cho sức khỏe tâm lý và tinh thần. Do đó, việc định hướng thói quen ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm lành mạnh là vô cùng quan trọng.

Phường Hà Đông (Hà Nội) đẩy mạnh công tác truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Sáng nay (11/7), Trạm Y tế phường Hà Đông đã tổ chức truyền thông lưu động hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7.

Thanh Hóa: Nâng tầm chất lượng dân số vì một tương lai bền vững
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Thanh Hóa đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số toàn diện, từ chăm sóc sức khỏe, truyền thông, đến hoàn thiện pháp luật, góp phần kiến tạo tương lai bền vững.

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: 'Quyền tự quyết sinh sản trong bối cảnh toàn cầu thay đổi'
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcNgày Dân số Thế giới (11/7) là sáng kiến của Liên Hợp quốc, được tổ chức hằng năm vào ngày 11/7, nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về các vấn đề liên quan đến Dân số như tăng trưởng dân số, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới và phát triển bền vững.

Trao quyền tự quyết về sinh sản cho các cặp vợ chồng hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH – Các chuyên gia nhận định, không thể có phát triển bền vững nếu thiếu đi quyền tự quyết về sinh sản. Khi đảm bảo quyền được lựa chọn của mỗi người, chúng ta đang trao quyền cho các gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới và mở ra tiềm năng của thay đổi dân số.

Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcVăn phòng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã công bố thông điệp chính thức của Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi".

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.