Hà Nội
23°C / 22-25°C

GS.TS.BS Nguyễn Khánh Trạch: Đã dấn thân vào nghề y là phải hy sinh

Chủ nhật, 06:30 04/06/2017 | Y tế

GiadinhNet - GS.TS.BS Nguyễn Khánh Trạch là người thầy thuốc nổi tiếng với hàng loạt danh hiệu cao quý như: Nhà giáo Nhân dân; Giải thưởng Hồ Chí Minh; Huân chương Lao động hạng Nhì; Huy chương Vì thế hệ Trẻ; Huy chương Vì sức khỏe Nhân dân; Huy chương Vì sự nghiệp Khoa học… Ở tuổi bát thập, ông vẫn làm việc không ngừng nghỉ với một tâm niệm: Đã dấn thân vào nghề y là phải hy sinh!

GS.TS.BS Nguyễn Khánh Trạch (bìa phải). Ảnh: TL
GS.TS.BS Nguyễn Khánh Trạch (bìa phải). Ảnh: TL

“Tám mươi vẫn chạy tốt”!

Câu nói đùa này có vẻ đúng với ông! Bởi, những thành tựu mà ông nhận được có lẽ được bắt nguồn từ quan điểm sống “đã dấn thân vào nghề y là phải hy sinh” ấp ủ cả đời. Thế nên, khi kể về ông, bao giờ người ta cũng bắt đầu bằng những mẩu chuyện ly kỳ, hấp dẫn. Nào chuyện ông chuyển công tác khiến nhiều bệnh nhân cũ giàn giụa nước mắt khổ sở đi tìm ông. Nào là chuyện ông cả đời sống vì lời hứa trong một bức thư từ thuở thiếu thời. Những câu chuyện ấy giờ kể lại cứ ngỡ như cổ tích…

Người xưa có câu: “Nhân sinh ba vạn sáu ngàn ngày, đời người bất quá chỉ là trăm năm”. Chợt nhận ra GS.TS.BS Nguyễn Khánh Trạch sinh năm 1937. Bấm đốt ngón tay nhẩm tính hóa ra ông cũng đã bước sang tuổi bát thập cổ lai hy (tám mươi xưa nay hiếm), thế mà chẳng hiểu sao ông vẫn còn minh mẫn lạ thường.

Năm 1960, tốt nghiệp Trường Đại học Y Hà Nội, tính đến nay đã 57 năm GS.TS.BS Nguyễn Khánh Trạch cống hiến cho ngành y. Khi chúng tôi hỏi, ở cái tuổi “xưa nay hiếm” mà ông vẫn tiếp tục cống hiến không ngừng nghỉ, vậy động lực nào đã giúp ông làm được việc đó? Ngay lập tức ánh mắt BS. Nguyễn Khánh Trạch liền sáng lên. Ông trả lời một cách đầy tự hào: “Tôi là con người của công việc, thích làm việc hơn là nghỉ ngơi. Cuộc đời tôi gắn liền với bệnh nhân, vì bác sĩ phải có bệnh nhân. Bệnh nhân là mục tiêu của nghề nghiệp, chừng nào tôi còn sức khỏe, còn minh mẫn thì vẫn còn phục vụ họ, giúp đỡ họ”.

Nhiều “chức” nên phải… làm thêm giờ!

GS.TS.BS Nguyễn Khánh Trạch cùng các đồng nghiệp . Ảnh: TL
GS.TS.BS Nguyễn Khánh Trạch cùng các đồng nghiệp . Ảnh: TL

Nhớ lại quãng thời gian làm việc tại bệnh viện Bạch Mai (Khoa khám bệnh theo yêu cầu), GS.TS.BS Nguyễn Khánh Trạch kể: Mỗi ngày tôi khám trung bình 30 người. Do bệnh nhân họ yêu cầu, tôi khám suốt ngày, ngày nào tôi cũng khám. Mọi người cho rằng như thế là hơi quá sức, tôi cũng thấy như vậy. Nhưng có nhiều trường hợp, không nỡ từ chối nên tôi lại nhận, ngày nào tôi cũng về muộn hơn mọi người (khoảng 5 – 6 giờ chiều) nhưng vẫn thấy vui. Ngoài bệnh nhân tại bệnh viện Bạch Mai tôi còn khám thêm 1 buổi ở bệnh viện Thanh Nhàn, do ở đó yêu cầu tôi, tôi không nỡ từ chối.

Dù rất bận bịu với công việc khám bệnh, nhưng mấy ai có thể ngờ rằng, GS.TS.BS Nguyễn Khánh Trạch vẫn đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng cùng lúc như: Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam; Phó Chủ tịch Tổng hội y học Việt Nam; Trưởng ban thanh tra Tổng hội; Bí thư chi bộ Tổng hội. Đồng thời ông còn tham gia đào tạo tại trường Đại học Y Hải Phòng và Học viện Quân y. Hằng năm, ông giành hai đợt xuống Hải Phòng tham gia hội đồng tuyển sinh cao học, nội trú, hội đồng chấm đầu ra.

GS.TS.BS Nguyễn Khánh Trạch (bìa phải) thăm lãnh đạo cũ. Ảnh: TL
GS.TS.BS Nguyễn Khánh Trạch (bìa phải) thăm lãnh đạo cũ. Ảnh: TL

Đặc biệt, với vai trò là Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam, GS.TS.BS Nguyễn Khánh Trạch cho rằng: kiến thức của nội khoa là kiến thức cơ bản của y học trong công tác thực tế hàng ngày. Trong khám bệnh và nghiên cứu khoa học đòi hỏi chủ yếu là các bác sĩ nội khoa. Nhưng khi tốt nghiệp ra trường thì các bác sĩ có xu hướng đi vào các chuyên khoa ngay như: Tiêu hóa, nội tiết, hô hấp... Do đó cần phải có Hội Nội khoa để tập hợp các bác sĩ đi vào chuyên khoa này. Để làm được điều đó Hội Nội khoa cũng cần sự tham gia của các chuyên khoa khác. Đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn.

Cũng vì thế mà hàng năm Hội Nội khoa phải tổ chức các hội nghị khoa học nội khoa toàn quốc, tổ chức các khóa đào tạo liên tục. Ngoài ra, Hội còn có nhiệm vụ phổ biến kiến thức y tế cho cộng đồng, vận động các chuyên khoa viết quyển cẩm nang y tế phát cho các phòng khám bệnh trong toàn quốc. Trong 3 năm vừa qua đã viết và đã in được trên 3 triệu cuốn, hàng năm phải viết và in 1 triệu cuốn phát miễn phí đồng thời còn tổ chức đoàn bác sĩ đi khám từ thiện, mỗi năm một đoàn.

Việc đảm nhiệm nhiều vai trò cùng lúc đã lấy đi rất nhiều thời gian của GS.TS.BS Nguyễn Khánh Trạch. Vì thế hầu như hàng ngày ông đều phải làm thêm ngoài giờ, hoặc tận dùng thời gian trống khi khám bệnh. Lịch sinh hoạt của ông diễn ra với thời gian đặc kín kế hoạch. Hàng ngày vào buổi sáng, cứ đều đặn 5 giờ 30 phút là ông ngủ dậy. Sau khi làm vệ sinh cá nhân xong thì ông tranh thủ xem ti vi, tưới cây cảnh. Và công việc khám bệnh của ông bắt đầu từ 7 giờ 30 phút đến 17 giờ 30 phút. Thậm chí sau thời gian khám bệnh ông còn hẹ̣n đến làm việc tại nhà nếu có. Sau đó đọc sách báo và viết lách.

Câu chuyện về những bệnh nhân trung thành

GS.TS.BS Nguyễn Khánh Trạch cùng những người bạn. Ảnh: TL
GS.TS.BS Nguyễn Khánh Trạch cùng những người bạn. Ảnh: TL

Lại kể đến câu chuyện, từ khi về Bệnh viện Trí Đức làm việc, nhiều bệnh nhân cũ không được gặp ông nữa. Rất nhiều người muốn tiếp tục được ông khám nhưng họ không tài nào liên lạc được với ông. Có một số ít bệnh nhân bằng mọi cách đã liên hệ được với ông. Gặp lại ông họ mừng rỡ vô cùng. Có người còn tếu khi nói rằng, con đường tìm được đến với ông thật là gian nan, khổ ải, giống như đi tìm kinh phật. Có người lại bảo: “Bác đi đâu chúng tôi đi đến đấy, suốt cả cuộc đời, khi nào chúng tôi còn chưa diệt trừ được những con quỷ ác trên cơ thể thì chúng tôi còn đi theo bác, không ai ngăn cản được chúng tôi”.

GS.TS.BS Nguyễn Khánh Trạch bảo, có những bệnh nhân nếu họ không tiếp tục khám với ông mà là một người khác khám thì họ vô cùng khổ sở, đó là bệnh nhân viêm gan virut. Những người này khám với ông có khi hàng chục năm, có người 5, 6 tháng gần đây. Khi khám với ông mỗi người đều có một tờ phiếu theo dõi từ đầu đến cuối, ghi mọi chi tiết cần thiết. Do đó, nếu một người khác tiếp quản thay thì họ rất khó mà nắm được diễn biến kết quả từ đầu đến giờ. Họ phải làm lại từ đầu, điều đó cực kỳ vất vả mà lại không chính xác. Vì thế, công sức bao nhiêu năm của bệnh nhân có thể đổ xuống sông xuống biển.

Không chỉ riêng bệnh nhân viêm gan, mà tất cả các bệnh nhân khi đến khám với ông đều ghi vào một cuốn sổ theo dõi riêng, ông ghi chép tỉ mỉ. Hiện ông còn giữ 30 cuốn sổ khám bệnh ghi chép như vậy. Có nhiều người khám với ông cách đây 3-4 năm, nay khám lại với ông, ông vẫn tìm được những lần khám trước. Ông bảo: Có thể nói là các tờ theo dõi bệnh nhân viêm gan virut và các quyển sổ khám bệnh là di sản quý nhất của đời tôi trong những năm cuối nghề.

GS.TS.BS Nguyễn Khánh Trạch (thứ 2 bên phải) cùng những người bạn. Ảnh: T.L
GS.TS.BS Nguyễn Khánh Trạch (thứ 2 bên phải) cùng những người bạn. Ảnh: T.L

Có thể nói, sự tỉ mỉ trong công việc của GS.TS.BS Nguyễn Khánh Trách lại có liên quan đến câu chuyện diễn ra cách đây khoảng 68 năm về trước. Đó là vào những năm 1948 – 1949, trong một cuộc thi viết thư cho Bác Hồ nhân dịp sinh nhật Người, cậu bé Nguyễn Khánh Trạch khi đó mới chỉ là học sinh lớp Đệ Lục (tương đương lớp 6 bây giờ), tuy chưa một lần được gặp Bác, nhưng với tất cả niềm ngưỡng mộ Bác, cậu bé chưa đầy 13 tuổi khi ấy đã viết một bức thư đầy tâm huyết với lời hứa son sắt sẽ cố gắng học tập và lao động để sau này trở thành người tốt, được cống hiến hết sức cho đất nước mình, nhân dân mình. Bức thư năm đó được giải Nhì của nhà trường và trở thành một trong những kỉ niệm đẹp đẽ không bao giờ phai trong kí ức của Giáo sư Nguyễn Khánh Trạch với Bác.

Để phát triển hoạt động của Hội Nội khoa, hiện ông đang cố gắng đề xuất với Bộ Y tế cho thành lập Khoa Nội tổng quát ở tất cả các bệnh viện trong toàn quốc. Ngoài ra ông sẽ tổng kết tình hình bệnh tật về tiêu hóa gan mật trong mấy năm vừa qua. Tổng kết kết quả điều trị và theo dõi các bệnh nhân viêm gan Virut.

GS.TS.BS Nguyễn Khánh Trách cho biết, y học của ta hiện nay có những bước tiến bộ rất nhiều so với trước. Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu của người dân cũng tăng cao hơn rất nhiều, trong khi ngành y tế chưa đáp ứng hết được nên vẫn cần phải tiếp tục không ngừng nâng cao chất lượng.

Nếu có một lời khuyên cho các thế hệ đi sau, GS.TS.BS Nguyễn Khánh Trạch cho rằng, hãy trau dồi thật tốt về kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, ít lo về con đường quan chức hay kinh tế hơn. Bởi quan điểm sống của ông là “Đã dấn thân vào nghề y là phải hy sinh, hy sinh về chức tước địa vị, cả về kinh tế tiền tài nhưng để lại “tiếng thơm” trong lòng người bệnh”. Và ông liền kể, có nhiều khi vào hàng ăn xong bát phở, đứng dậy trả tiền, nhưng đã có người trả rồi, lúc bấy giờ họ mới nói họ chính từng là bệnh nhân của ông. Ông rất hạnh phúc. Hạnh phúc từ những việc nhỏ như vậy.

Hỏi về bí quyết để ông có nhiều sức khỏe và cống hiến được như hiện nay là gì, GS.TS.BS Nguyễn Khánh Trạch bảo: Tôi không có bí quyết gì to lớn cả. Đơn giản chỉ là sống vô tư, không tranh giành, không mưu mô. Đặc biệt là: Ăn, uống, ngủ, nghỉ điều độ và sắp xếp công việc khoa học.

Nhìn lại những thành quả ngày nay mà ông cống hiến cho lĩnh vực y học, GS.TS.BS Nguyễn Khánh Trạch tỏ ra rất tâm đắc về các kỹ thuật tiêu hóa được ông mang ở nước ngoài về và thực hiện đầu tiên tại Việt Nam. Đặc biệt là các dấu ấn về lâm sàng khi ông còn là Chủ nhiệm bộ môn Nội trường Đại học Y Hà Nội, Trưởng Khoa tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai cũng như việc ông để lại một số công trình khoa học cho đến hiện nay vẫn còn áp dụng.

Phong Văn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sáng 10/10/2024, Bệnh viện E chính thức được công nhận là một trong số ít bệnh viện công lập đạt được Chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý ISO 15189:2022.

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế” của tác giả Thomas Lindsay Jackson được biên dịch và xuất bản nhân dịp Ngày An toàn người bệnh thế giới với mong muốn góp phần xây dựng tủ sách về quản lý y tế, tạo nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà quản lý y tế cũng như thúc đẩy văn hóa an toàn người bệnh tại Việt Nam.

Báo động đỏ toàn viện cứu sống bệnh nhân vỡ tim nguy kịch

Báo động đỏ toàn viện cứu sống bệnh nhân vỡ tim nguy kịch

Y tế - 2 ngày trước

Sau khi tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng vỡ tim, nguy kịch, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 kích hoạt quy trình báo động đỏ toàn viện để cứu sống bệnh nhân.

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Y tế - 4 ngày trước

Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện hai ca ghép tuỷ đồng loại ở bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được thực hiện thành công tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.

Thiếu niên 15 tuổi suýt mất 'của quý' vì sự tò mò tuổi mới lớn

Thiếu niên 15 tuổi suýt mất 'của quý' vì sự tò mò tuổi mới lớn

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Thiếu niên 15 tuổi (ở Nam Định) nhập viện trong tình trạng bao quy đầu bị sưng nề, thắt nghẹt và hoại tử kéo dài 3 ngày.

Bộc bạch cuối đời của bệnh nhân khiến nữ y tá bối rối

Bộc bạch cuối đời của bệnh nhân khiến nữ y tá bối rối

Y tế - 6 ngày trước

Một số bệnh nhân nói rằng họ sẽ chết tại thời điểm nào đó và thực tế điều đó đã diễn ra.

Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị hiệu quả

Sống khỏe - 1 tuần trước

GĐXH - Bệnh trĩ gặp ở mọi lứa tuổi bao gồm nhiều thể loại như trĩ nội, trị ngoại, trĩ hỗn hợp và trĩ vòng và ở các mức độ khác nhau. Từ trước tới nay có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả. Vì vậy, cần phải xem xét để lựa chọn những phương pháp hiệu quả và phù hợp nhất đối với mỗi người bệnh.

Bé gái bị thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập

Bé gái bị thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập

Y tế - 1 tuần trước

Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, bệnh viện vừa phối hợp với chuyên gia Bệnh viện Nhi Trung ương phẫu thuật thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập cho bé gái 9 tháng tuổi.

Người đàn ông ở Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn, suýt nguy hiểm tính mạng nếu không kịp làm ngay điều này

Người đàn ông ở Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn, suýt nguy hiểm tính mạng nếu không kịp làm ngay điều này

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Một người đàn ông ở huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn may mắn được các bác sĩ xử trí kịp thời.

Thanh niên bị TNGT chết não hiến đa tạng hồi sinh nhiều cuộc đời

Thanh niên bị TNGT chết não hiến đa tạng hồi sinh nhiều cuộc đời

Y tế - 1 tuần trước

Các bác sĩ Bệnh viện HNĐK Nghệ An triển khai lấy đa tạng (thận, gan, tim, giác mạc) từ thanh niên bị chết não. Sau đó, tiến hành ghép thận cho 2 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang điều trị chạy thận nhân tạo chu kỳ.

Top