Hà Giang: Chất lượng dân số không ngừng được nâng cao để đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế địa bàn tỉnh
GiadinhNet - Thời gian qua, tỉnh Hà Giang chú trọng triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về công tác dân số trong tình hình mới theo Nghị quyết số 21 của BCH Trung ương Đảng với trọng tâm chuyển từ chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) sang Dân số và Phát triển.
Hà Giang luôn xác định, công tác dân số là nhiệm vụ chiến lược quan trọng hàng đầu trong phát triển KT-XH. Để nâng cao chất lượng dân số phù hợp với tình hình của địa phương, các cấp, ngành đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu về quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số và phân bố dân cư.
Chính quyền các cấp tỉnh Hà Giang đã thực hiện việc đưa quy hoạch, kế hoạch phát triển dân số vào quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH phù hợp với mỗi địa phương trong tỉnh. Thường xuyên triển khai tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ làm công tác dân số các cấp, đặc biệt là đội ngũ tuyến xã, thôn. Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào trong hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ và xây dựng hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành dân số KHHGĐ ở các cấp. Triển khai thí điểm hoạt động xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và sức khỏe sinh sản nhằm tăng tính bền vững cho chương trình công tác dân số KHHGĐ của tỉnh.
Hiện nay, các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ được cung cấp bởi cả 2 hệ thống y tế nhà nước và các cơ sở y tế tư nhân, đáp ứng được cơ bản nhu cầu của nhân dân trong tỉnh.
Đáng chú ý, công tác tuyên truyền, vận động dân số đã có nhiều đổi mới về nội dung, hình thức. Theo Chi cục DS-KHHGĐ, thời gian qua, hoạt động truyền thông, giáo dục được thực hiện hài hòa giữa DS-KHHGĐ với dân số và phát triển. Tập trung tuyên truyền cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đảm bảo chế độ dinh dưỡng, vận động giảm sinh, đảm bảo quyền, trách nhiệm trong nuôi, dạy con.
Để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, ngành Dân số tỉnh Hà Giang tăng cường phối hợp với các hội, đoàn thể nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Đặc biệt, tập trung bổ sung kiến thức, kỹ năng sống cho thanh niên, trẻ vị thành niên về chăm sóc sức khỏe sinh sản, hôn nhân và gia đình. Cùng với đó, duy trì thực hiện các mô hình dân số hiệu quả tại cơ sở, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, thay đổi hành vi. Tiếp tục củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, cộng tác viên dân số từ tỉnh đến cơ sở để họ yên tâm công tác và cống hiến.

Cán bộ chuyên trách dân số xã Cao Mã Pờ (huyện Quản Bạ) tuyên truyền trực tiếp cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ về các biện pháp tranh thai ngay tại cánh đồng. Ảnh: Báo Hà Giang
Bên cạnh đó, mạng lưới, chất lượng dịch vụ về dân số không ngừng được nâng cao. Chú trọng xây dựng cơ sở vật chất, các trang thiết bị, dụng cụ được quan tâm đầu tư, đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời. Tạo điều kiện thuận lợi để người dân vùng sâu, vùng xa có điều kiện tiếp cận và sử dụng những dịch vụ có chất lượng. Đẩy mạnh các dịch vụ KHHGĐ, phát triển các dịch vụ tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh, sơ sinh, tư vấn kiểm tra sức khỏe sinh sản trước hôn nhân.
Qua đó, nâng cao tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai, tầm soát, phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh ở thai nhi, tiêm chủng đảm bảo sức khỏe trong giai đoạn đầu đời. Cùng với đó, nâng cao chất lượng các cơ sở bảo trợ xã hội, hình thành một số cơ sở ngoài công lập, đẩy mạnh xã hội hóa, tạo lập môi trường sống an toàn, hòa nhập giữa các nhóm đối tượng và với xã hội. Ưu tiên nguồn lực Nhà nước và nguồn lực xã hội phát triển các dịch vụ xã hội cơ bản cho từng nhóm dân số đặc thù, như: Trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi, đảm bảo bình đẳng trong thụ hưởng thành quả phát triển.
Kết quả, đã có 473.683 lượt người thực hiện các biện pháp tránh thai mới, nâng tỷ lệ số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại tăng từ 57% năm 2003 lên 69% năm 2020.
Với việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, những năm gần đây, chất lượng dân số của tỉnh được cải thiện về nhiều mặt. Tốc độ gia tăng dân số được kiềm chế, tuổi thọ bình quân của người dân được nâng lên từ 65,4 tuổi năm 2013 lên 67,9 tuổi năm 2019. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi được cải thiện và giảm mạnh, suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi giảm còn 18%, suy dinh dưỡng thấp còi giảm còn 32,8% (năm 2020). Tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe đạt 60,07%, có khoảng 90% người cao tuổi được cấp thẻ Bảo hiểm y tế.
Những kết quả đó là tiền đề quan trọng để tỉnh Hà Giang tập trung mọi nguồn lực, đẩy mạnh phát triển KT – XH, thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.
H.N

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!
Dân số và phát triển - 18 giờ trướcKhông chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai
Dân số và phát triển - 1 ngày trước14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcCứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNgày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcViêm âm đạo là vấn đề sức khỏe quen thuộc ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, đặc biệt chị em trong độ tuổi sinh sản. Việc trang bị kiến thức để nhận diện sớm các tín hiệu bất thường và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa giúp bảo vệ sức khỏe phụ khoa.

Ra máu âm đạo bất thường có phải là dấu hiệu mắc ung thư cổ tử cung?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcRa máu âm đạo bất thường là tình trạng chảy máu xảy ra ngoài chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ. Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy có thể có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

5 loại thực phẩm giúp lão hóa khỏe mạnh và minh mẫn hơn
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcCó một tuổi già khỏe mạnh và trí óc còn minh mẫn là ước muốn của mọi người. Lối sống và dinh dưỡng là yếu tố góp phần quan trọng giúp chúng ta đạt được điều đó. Các nhà khoa học đã phát hiện ra một số loại thực phẩm có lợi cho quá trình lão hóa khỏe mạnh ở con người.

4 dấu hiệu cảnh báo ung thư vú phụ nữ không nên bỏ qua
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMặc dù không phải tất cả những bất thường ở vú đều là ung thư nhưng việc nhận biết sớm các dấu hiệu nghi ngờ là rất quan trọng, điều này góp phần vào khả năng điều trị thành công và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.