Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội cấm xe máy chạy xăng vào Vành đai 1 từ 1/7/2026: Các tuyến phố nào sẽ bị cấm?

Chủ nhật, 15:18 13/07/2025 | Thời sự

GĐXH - Từ ngày 1/7/2026, Hà Nội sẽ cấm xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch (xe máy chạy xăng) hoạt động trong khu vực Vành đai 1. Đây là một bước đi quyết liệt nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí và ùn tắc giao thông, hướng tới một thủ đô xanh và văn minh hơn.

Theo Chỉ thị 20 ban hành ngày 12/7 về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt nhằm ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Hà Nội triển khai các giải pháp để tổ chức, cá nhân chuyển đổi phương tiện, bảo đảm đến ngày 1/7/2026 không còn môtô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong khu vực Vành đai 1.

Hà Nội cấm xe máy chạy xăng vào Vành đai 1 từ 1/7/2026: Các tuyến phố nào sẽ bị cấm?- Ảnh 1.

Đường vành đai 1 khi khép kín bao quanh khu vực vùng lõi thủ đô Hà Nội.

Quyết định này là một phần trong lộ trình thực hiện Đề án phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Mục tiêu cuối cùng là xây dựng một hệ thống giao thông đô thị xanh, văn minh, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường sống.

Khu vực bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm được xác định là toàn bộ vùng nội đô lịch sử, được bao bọc bởi tuyến Vành đai 1. Tuyến đường này được xem là vành đai khép kín khu vực trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa của thành phố.

Hà Nội cấm xe máy chạy xăng vào Vành đai 1 từ 1/7/2026: Các tuyến phố nào sẽ bị cấm?- Ảnh 2.

Đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục dài hơn 2,2 km hiện vẫn chưa hoàn thiện.

Cụ thể, phạm vi vành đai được tạo thành bởi một chuỗi các tuyến phố huyết mạch: Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt - Xã Đàn - Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu - Đê La Thành - Cầu Giấy - đường Bưởi - Lạc Long Quân - Âu Cơ - Nghi Tàm - Yên Phụ - Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải - Trần Khánh Dư và Nguyễn Khoái.

Theo ghi nhận của Gia đình và Xã hội, một thách thức lớn hiện nay là tuyến đường Vành đai 1 vẫn chưa được "khép kín" hoàn toàn. Đoạn tuyến Hoàng Cầu – Voi Phục dài hơn 2,2 km hiện vẫn đang trong giai đoạn thi công với nhiều vướng mắc về giải phóng mặt bằng.

Hà Nội cấm xe máy chạy xăng vào Vành đai 1 từ 1/7/2026: Các tuyến phố nào sẽ bị cấm?- Ảnh 3.

Phần lớn mặt bằng trên tuyến vẫn chưa được giải phóng mặt bằng.

Đến thời điểm hiện tại, nhiều căn nhà trên đường Đê La Thành vẫn chưa được tháo dỡ để bàn giao mặt bằng cho dự án. Tuyến đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục hiện chỉ rộng 7-8m, 2 làn xe, thường xuyên ùn tắc, đặc biệt vào giờ cao điểm.

Việc hoàn thiện đồng bộ vành đai này trước thời điểm lệnh cấm có hiệu lực là nhiệm vụ cấp bách để đảm bảo tính khả thi của chính sách.

Theo kế hoạch, lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân sẽ không dừng lại ở Vành đai 1 mà sẽ tiếp tục được mở rộng. Từ ngày 1/1/2028 không có xe mô tô, xe gắn máy, hạn chế xe ô tô cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong đường Vành đai 1, Vành đai 2; từ năm 2030 tiếp tục mở rộng thực hiện trong đường Vành đai 3.

Hà Nội cấm xe máy chạy xăng vào Vành đai 1 từ 1/7/2026: Các tuyến phố nào sẽ bị cấm?- Ảnh 4.

Công trường dự án đường Vành đai 4 đang thi công qua địa bàn TP Hà Nội.

Theo quy hoạch, Hà Nội hiện có 7 đường vành đai, trong đó Vành đai 4 đang thi công và Vành đai 5 chưa hình thành. Trong 5 tuyến vành đai còn lại (Vành đai 1; 2; 2,5; 3; 3,5), có Vành đai 3 đã hoàn thiện, còn lại đều đang xây dựng hoặc chờ dự án.

Bên cạnh đó, để lộ trình này thành công, giới chuyên gia cho rằng việc phát triển mạng lưới giao thông công cộng, đặc biệt là các tuyến đường sắt đô thị và xe buýt kết nối, phải được đẩy nhanh và đi trước một bước.

Hà Nội cấm xe máy chạy xăng vào Vành đai 1 từ 1/7/2026: Các tuyến phố nào sẽ bị cấm?- Ảnh 5.

Nút giao Voi Phục đường Vành đai 1.

Thành phố cũng cần sớm ban hành các chính sách hỗ trợ cụ thể để khuyến khích người dân chuyển đổi sang các phương tiện sạch như xe điện, cũng như đảm bảo việc đi lại của người dân sinh sống và làm việc trong khu vực bị ảnh hưởng không bị xáo trộn lớn.

Việc cấm, hạn chế các phương tiện cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch tại khu vực trung tâm Thủ đô là một quyết sách táo bạo nhưng cần thiết, qua đó định hình lại bộ mặt giao thông và cải thiện chất lượng không khí cho Hà Nội trong dài hạn. Tuy nhiên, hiệu quả của nó sẽ phụ thuộc rất lớn vào sự chuẩn bị đồng bộ về hạ tầng và các chính sách hỗ trợ an sinh đi kèm.

Hiện trạng tuyến đường "đắt nhất hành tinh" chuẩn bị được thi công trở lại sau nhiều năm trì trệHiện trạng tuyến đường 'đắt nhất hành tinh' chuẩn bị được thi công trở lại sau nhiều năm trì trệ

GĐXH - Thời gian qua, nhiều hộ dân sinh sống tại quận Đống Đa và Ba Đình (TP Hà Nội) đang khẩn trương phá dỡ nhà cửa, chuẩn bị bàn giao mặt bằng để dự án xây dựng đường vành đai 1 Hoàng Cầu - Voi Phục sớm được triển khai trở lại sau nhiều năm trì trệ...

Theo thống kê của Sở GTVT Hà Nội, tính đến hết tháng 4, thành phố có hơn 8 triệu phương tiện, trong đó trên 1,1 triệu ô tô và hơn 6,9 triệu xe máy với gần 73% xe đã sử dụng trên 10 năm.

Tại kỳ họp thứ 20 cuối năm 2024, HĐND TP.Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp trên địa bàn TP.Hà Nội.

Trong vùng phát thải thấp, cơ quan chức năng sẽ cho phép các phương tiện giao thông không phát sinh khí thải, xe cơ giới thân thiện môi trường, xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện môi trường, xe ưu tiên và phương tiện giao thông có giấy phép lưu thông của cơ quan có thẩm quyền được lưu thông.

Hà Nội sẽ cấm lưu thông các xe tải hạng nặng chạy bằng dầu diesel trong vùng phát thải thấp. Hạn chế hoặc cấm xe máy, xe mô tô không đáp ứng tiêu chuẩn mức 2 và ô tô không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mức 4 lưu thông vào vùng phát thải thấp theo khung giờ/thời điểm hoặc khu vực.

Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ đề xuất ban hành các loại phí và lệ phí đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có phát thải lưu thông trong vùng phát thải thấp.

Hà Nội cũng sẽ đề xuất chính sách hỗ trợ người dân sinh sống và làm việc trong vùng phát thải thấp, các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng sạch, phương tiện giao thông không phát thải.

Xem thêm video được quan tâm:

Hiện trạng dự án mở rộng đường QL6 hơn 8.000 tỷ ở Hà Nội

Trung Sơn
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội xem xét tăng phí trước bạ, phí biển số xe chạy xăng, dầu từ quý III/2025

Hà Nội xem xét tăng phí trước bạ, phí biển số xe chạy xăng, dầu từ quý III/2025

Thời sự - 2 giờ trước

Hà Nội được yêu cầu nghiên cứu tăng lệ phí trước bạ, phí đăng ký, biển số xe chạy xăng, dầu và lộ trình tăng giá giữ xe trung tâm từ quý III/2025.

Gần 20 năm để xây dựng, Trường Đại học Hoa Lư ở Ninh Bình hiện ra sao?

Gần 20 năm để xây dựng, Trường Đại học Hoa Lư ở Ninh Bình hiện ra sao?

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Sau gần 20 năm triển khai xây dựng, dự án Trường Đại học Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình đang dần hoàn thiện, dự kiến sẽ đưa vào sử dụng trong năm 2025.

Cận cảnh dùng xe cẩu giải cứu du khách lao xe máy xuống vực ở Vườn Quốc gia Ba Vì

Cận cảnh dùng xe cẩu giải cứu du khách lao xe máy xuống vực ở Vườn Quốc gia Ba Vì

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Chạy xe máy lên Vườn Quốc gia Ba Vì, hai người bị rơi xuống vực sâu 25m được lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, Công an TP Hà Nội giải cứu thành công.

Miền Bắc sắp đón nắng nóng diện rộng

Miền Bắc sắp đón nắng nóng diện rộng

Thời sự - 15 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, từ hôm nay mưa dông ở miền Bắc giảm. Từ ngày 15/7, khu vực này lại xảy ra đợt nắng nóng diện rộng.

Thâm nhập bên trong ký túc xá bỏ hoang sắp trở thành nhà ở công vụ mới của Ninh Bình

Thâm nhập bên trong ký túc xá bỏ hoang sắp trở thành nhà ở công vụ mới của Ninh Bình

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Tỉnh Ninh Bình cải tạo ký túc xá sinh viên tập trung thành khu nhà ở công vụ để phục vụ cán bộ, công chức... làm việc tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh này sau sáp nhập.

Tin sáng 12/7: Nắng nóng diện rộng hoành hành ở khu vực nào những ngày tới?; Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 7,2% từ 1/1/2026

Tin sáng 12/7: Nắng nóng diện rộng hoành hành ở khu vực nào những ngày tới?; Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 7,2% từ 1/1/2026

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Những ngày tới, miền Bắc nhiều ngày hứng mưa dông, trong khi đó miền Trung khả năng đón nắng nóng diện rộng trở lại; Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã họp và thống nhất đề xuất tăng lương tối thiểu vùng ở mức 7,2%, tương đương 250.000-350.000 đồng/tháng tùy khu vực...

Giải cứu tài xế mắc kẹt trong cabin sau vụ va chạm trên cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt

Giải cứu tài xế mắc kẹt trong cabin sau vụ va chạm trên cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt

Thời sự - 2 ngày trước

GĐXH - Cabin xe tải biến dạng sau cú va chạm mạnh khiến tài xế bị kẹt cứng, lực lượng cứu nạn, cứu hộ đã phải sử dụng thiết bị chuyên dụng, căng mình, nỗ lực đưa tài xế ra ngoài an toàn.

Cháy chung cư Độc Lập, 8 người chết: Chập điện từ máy sấy, tủ lạnh gây hỏa hoạn

Cháy chung cư Độc Lập, 8 người chết: Chập điện từ máy sấy, tủ lạnh gây hỏa hoạn

Thời sự - 2 ngày trước

Nguyên nhân ban đầu vụ cháy khiến 8 người thiệt mạng ở chung cư Độc Lập được xác định do chập điện dẫn ra máy sấy quần áo và tủ lạnh để ở khu vực bị che chắn.

Hai đợt mưa lớn ở Miền Bắc bao giờ kết thúc?

Hai đợt mưa lớn ở Miền Bắc bao giờ kết thúc?

Thời sự - 2 ngày trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, nhiều nơi ở Bắc Bộ có mưa to, có nơi mưa rất to. Nguy cơ gây ra ngập úng, sạt lở đất và lũ quét. Dự báo đến ngày 13/7, mưa lớn giảm dần.

Tin mới nhất về đợt mưa lớn sắp trút xuống miền Bắc, nơi nào mưa to nhất hôm nay?

Tin mới nhất về đợt mưa lớn sắp trút xuống miền Bắc, nơi nào mưa to nhất hôm nay?

Thời sự - 3 ngày trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, từ đêm nay, vùng mưa mở rộng ra toàn miền Bắc, tổng lượng mưa có nơi lên tới trên 300mm.

Top