Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội dự kiến tăng tiền chăm sóc dịch vụ bán trú học sinh từ 150.000 đồng lên 235.000 đồng/tháng

Thứ sáu, 06:16 15/03/2024 | Giáo dục

Dự thảo quy định danh mục các khoản thu dịch vụ hỗ trợ như tiền chăm sóc bán trú và học hai buổi/ngày của học sinh tại cơ sở mầm non, phổ thông công lập của TP Hà Nội có thể tăng lên 235.000 đồng/học sinh/tháng, cao gấp 1,7 lần so với mức thu hiện hành (150.000 đồng/học sinh/tháng).

Tại Hội nghị phản biện xã hội của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội tổ chức hôm qua (13/3), ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội trình bày Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về danh mục và mức trần các dịch vụ hỗ trợ giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập của thành phố.

Theo ông Cương, dịch vụ chăm sóc bán trú quy định mức trần là 235.000 đồng/học sinh/tháng áp dụng cho tất cả các trường công lập. Mức thu hiện nay là 150.000 đồng/học sinh/ tháng.

Hà Nội dự kiến tăng tiền chăm sóc dịch vụ bán trú học sinh từ 150.000 đồng lên 235.000 đồng/tháng - Ảnh 1.

Hà Nội dự kiến tăng tiền chăm sóc dịch vụ bán trú học sinh từ 150.000 đồng lên 235.000 đồng/tháng.

Mức thu tiền ăn của học sinh là 35.000 đồng/ngày đối với bữa trưa, 20.000 đồng/ngày đối với bữa sáng. Mức thu trang thiết bị bán trú 200.000 đồng/học sinh mầm non/năm; 133.000 đồng/học sinh tiểu học và THCS/năm (tăng 1,3 lần); nước uống 16.000 đồng/học sinh/tháng.

Hà Nội dự kiến tăng tiền chăm sóc dịch vụ bán trú học sinh từ 150.000 đồng lên 235.000 đồng/tháng - Ảnh 2.

Danh mục các khoản thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục dự kiến.

Ngoài ra, Dự thảo cũng quy định các khoản thu dịch vụ giáo dục ngoài giờ. Trong đó, chăm sóc trước và sau giờ học là 12.000 đồng/học sinh/giờ; trông giữ trong ngày nghỉ là 96.000 đồng/học sinh/ngày; dịch vụ đưa đón trẻ, học sinh 10.000 đồng/học sinh/km; tiền ở của học sinh nội trú tại một số trường có khu nội trú là 400.000 đồng/tháng.

Căn cứ mức trần, (mức cao nhất), các nhà trường xây dựng mức thu cụ thể và được thoả thuận bằng văn bản với phụ huynh học sinh trên tinh thần tự nguyện.

Ông Cương cho biết thêm, các khoản thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục trong các trường công lập hiện thực hiện theo Quyết định 51/2013/QĐ-UBND từ năm 2013, đến nay đã hơn 10 năm. Trong khi đó, Nhà nước đã điều chỉnh mức lương cơ sở cũng như tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng năm 2023 so với năm gốc 2013 của thành phố là 33,44%.

“Do vậy, việc mức thu các khoản thu khác (dịch vụ hỗ trợ giáo dục) của Hà Nội vẫn giữ nguyên khiến các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập gặp nhiều khó khăn trong thực hiện dịch vụ hỗ trợ giáo dục. Dự thảo mức thu các khoản thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục đang được lấy ý kiến”, ông Cương nói.

Tham gia góp ý tại hội nghị, các đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần làm rõ hơn tiền dịch vụ bán trú 235.000 đồng/tháng/học sinh sẽ được sử dụng như thế nào phù hợp mỗi cơ sở giáo dục.

Việc làm rõ hơn nhu cầu thực tế để quy định mức thu hợp lý vì tất cả khoản thu này đều đặt lên vai của phụ huynh. Ví dụ, mỗi người phục vụ ăn bán trú, trông nom học sinh bán trú… phục vụ được bao nhiêu học sinh? Từ đó, sẽ tính ra mức thu đối với mỗi cơ sở giáo dục có đủ chi hay không.

Ngoài ra, các đại biểu cũng đề nghị, việc xây dựng các mức thu phải bảo đảm hài hòa danh mục và phù hợp khả năng chi trả của phụ huynh học sinh trong điều kiện kinh tế - xã hội, đời sống người dân còn khó khăn. Trong đó, phải tính đến cả yếu tố vùng nội thành, ngoại thành khác nhau.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dự kiến nâng chuẩn đầu vào ngành Y Dược và Sư phạm từ 2025

Dự kiến nâng chuẩn đầu vào ngành Y Dược và Sư phạm từ 2025

Giáo dục - 5 giờ trước

Từ năm 2025, dự kiến, thí sinh đăng ký xét tuyển vào Sư phạm và Y Dược phải có điểm học bạ 3 năm THPT từ loại tốt trở lên.

Thí sinh thi THPT 2025 cần lưu ý điều này nếu muốn đón tin vui sớm

Thí sinh thi THPT 2025 cần lưu ý điều này nếu muốn đón tin vui sớm

Giáo dục - 23 giờ trước

GĐXH - Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.

Phát động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên

Phát động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Cuộc thi là cơ hội khai phá những ý tưởng mới, sáng tạo, đột phá trong sinh viên và trở thành vườn ươm, bệ phóng cho thế hệ doanh nhân trí thức tương lai.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 2 ngày trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 2 ngày trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Giáo dục - 2 ngày trước

Nhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.

Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm

Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm

Giáo dục - 3 ngày trước

Cùng điểm qua những thầy cô từng gây bão mạng xã hội thời gian vừa qua nhé!

Cô giáo cắm bản kể kỷ niệm tế nhị khiến học sinh bật cười

Cô giáo cắm bản kể kỷ niệm tế nhị khiến học sinh bật cười

Giáo dục - 3 ngày trước

Thấy học sinh đùa nghịch đuổi nhau, sợ có em bị ngã, cô giáo Ngọc Linh khuyên 'cẩn thận kẻo té', không ngờ đó lại là từ về vấn đề tế nhị trong tiếng Bahnar khiến học trò cười ồ lên. Sau lần đó, cô nhờ học sinh dạy tiếng Bahnar để gần hơn với các em.

Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11

Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11

Giáo dục - 3 ngày trước

GĐXH - Sáng 20/11/2024, tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, Công an tỉnh Bắc Kạn khánh thành và bàn giao Nhà ở công vụ tặng cán bộ, giáo viên Trường THCS&THPT Bình Trung nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).

Top