Hà Nội dự trù oxy y tế tình huống có 2.000 và 8.000 bệnh nhân mức độ vừa, nặng, nguy kịch
GiadinhNet - Hiện Hà Nội đã giao 32 bệnh viện sẵn sàng điều trị bệnh nhân COVID-19. Sở Y tế đã khảo sát nhanh lượng oxy cần dự trù trong giai đoạn 1 có 10.000 người mắc.
Sáng 26/8, Sở Y tế Hà Nội cho biết 12 giờ qua TP chưa ghi nhận thêm ca mắc mới. Trong đợt dịch thứ 4, đến nay Hà Nội ghi nhận 2.770 ca COVID-19, trong đó có 1.425 ca cộng đồng.
Hà Nội sẽ có chiến lược ứng phó mới khi có nguy cơ phát sinh dịch nơi ''ngõ nhỏ, phố nhỏ"
Phó Giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn nhấn mạnh, do chưa thể bóc tách được hết F0 tại cộng đồng, do đó, nguy cơ vẫn còn tiềm ẩn các chùm ca bệnh tại cộng đồng như chùm ca ở phường Thanh Xuân Trung (Thanh Xuân). Nếu người dân phối hợp, khai báo thông tin tốt với cơ quan chức năng thì vẫn có thể phát hiện được từ sớm.

Ảnh minh hoạ
Về các biện pháp phòng, chống dịch tại khu vực nội thành Hà Nội - nơi có nhiều ngõ nhỏ, phố nhỏ với mật độ dân cư đông, ông Tuấn cho biết cơ quan chức năng đang xem xét và xây dựng kế hoạch, chiến lược mới của thành phố trong phòng, chống dịch. Kế hoạch này sẽ sớm được đưa ra.
Trước tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, ông Tuấn cho rằng, cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp phòng chống. Đặc biệt, cần thực hiện tốt công tác xét nghiệm tại cộng đồng. Thành phố sẽ tập trung lấy mẫu tại các địa bàn, các xã, phường tiếp giáp với các ổ dịch phức tạp; khu tập thể cũ tập trung đông người, chật hẹp (mật độ dân số cao, nhà, ngõ chật hẹp, giao lưu đi lại nhiều)...
Dự trù oxy y tế tình huống có 2.000 và 8.000 bệnh nhân vừa, nặng, nguy kịch điều trị tầng 2, 3
Hiện TP đang điều trị cho 1.073 bệnh nhân COVID-19, trong đó Bệnh viện Đức Giang có 148 bệnh nhân; Bệnh viện Thanh Nhàn (101), Bệnh viện Bắc Thăng Long (120), Bệnh viện Hà Đông (62), Bệnh viện Gia Lâm (50), Bệnh viện Mê Linh (52), Cơ sở cách ly, điều trị Đền Lừ III (346) và Cơ sở điều trị KTX Phenikaa (194 trường hợp).
Hà Nội đã lên phương án đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện cấp cứu và đặc biệt là oxy y tế đáp ứng tình huống có 40.000 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 8.000 giường bệnh điều trị người bệnh mức độ vừa, nặng và nguy kịch.
Hiện TP đã giao 32 bệnh viện sẵn sàng điều trị bệnh nhân COVID-19. Sở Y tế đã khảo sát nhanh lượng oxy cần dự trù trong giai đoạn 1 (có 10.000 người mắc). Trong đó, trường hợp tầng 2 và 3 có 2.000 bệnh nhân thì cần khoảng 16 tấn oxy lỏng/ngày; trường hợp có 8.000 bệnh nhân điều trị ở tầng 2 và 3 thì cần 64 tấn oxy lỏng/ngày.

Đoàn công tác của Bộ Y tế kiểm tra thực tế tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn.
Đến nay, cơ bản các bệnh viện đã triển khai ký hợp đồng nguyên tắc với các công ty cung cấp khí y tế. Các công ty cung cấp khí y tế cũng đã cam kết cung cấp đủ khí y tế trong trường hợp Hà Nội có 40.000 người mắc.
Đối với hệ thống khí y tế, Sở Y tế đã tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng của 32 bệnh viện. Hiện có 19/32 bệnh viện có hệ thống khí oxy lỏng trung tâm, trong đó có 1.587 ổ oxy, cần bổ sung thêm bồn chứa, họng oxy, nén, hút và các thiết bị phụ trợ khác cho hệ thống khí y tế để đáp ứng 8.000 trường hợp mắc.
Qua rà soát đến nay còn 10 bệnh viện của giai đoạn 3 chưa có hệ thống họng oxy. Tuy nhiên các đơn vị đều khẳng định đến ngày 5/9 sẽ đảm bảo đầy đủ các giường bệnh có họng oxy.
Cần chủ động theo dõi điều hành, điều phối oxy y tế trong các đơn vị điều trị COVID-19
Tại buổi kiểm tra ngày 25/8, ông Nguyễn Minh Tuấn - Vụ trưởng Vụ trang thiết bị và Công trình y tế (Bộ Y tế)- nhấn mạnh Hà Nội phải luôn đi sớm một bước, đi trước một bước và cao hơn một mức để không bị động.
Ông đề nghị Sở Y tế cần chỉ đạo, rà soát, hướng dẫn các bệnh viện chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng đáp ứng điều trị COVID-19 theo các tầng điều trị bệnh nhân mức độ vừa, nặng, nguy kịch. Cần chủ động theo dõi điều hành, điều phối sử dụng oxy y tế trong các đơn vị thực hiện nhiệm vụ điều trị.
Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và công trình y tế cũng lưu ý các bệnh viện đã được phân công nhiệm vụ chuẩn bị cho điều trị COVID-19 phải đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ trong vận chuyển, sử dụng oxy y tế nói chung và trong phòng chống dịch nói riêng.
Võ Thu

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật
Y tế - 5 ngày trướcMáy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm
Y tế - 5 ngày trướcKhi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi
Sống khỏe - 6 ngày trướcBố mẹ đều đi làm, trẻ ở nhà chơi một mình nên không ai biết cháu đã nuốt phải dị vật từ lúc nào.

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép
Sống khỏe - 6 ngày trướcSau 19 năm thực hiện, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác, Việt Nam đã thực hiện hơn 9.500 ca ghép tạng, phát triển mạng lưới gồm 27 cơ sở đủ năng lực kỹ thuật, từng bước làm chủ nhiều kỹ thuật ghép phức tạp như ghép tim – gan đồng thời, khí quản, phổi…

Người đàn ông 43 tuổi bị chém rách mông do làm điều này khi điều khiển fly-cram phun thuốc trừ sâu
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Mới đây, các bác sĩ khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện E đã tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp người bệnh nam (43 tuổi, ở Hà Nội) bị mất máu nhiều do bị chém rách sâu vùng mông.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.