Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội lại muốn giảm ùn tắc bằng đổi giờ học, giờ làm

Thứ năm, 11:00 13/07/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Đây là lần thứ 2 thành phố Hà Nội xây dựng phương án thay đổi giờ học, giờ làm để giảm ùn tắc giao thông.

Sau hơn 4 năm đổi giờ học, giờ làm, thành phố Hà Nội tiếp tục ra phương án rà soát để điều chỉnh. Ảnh: PV
Sau hơn 4 năm đổi giờ học, giờ làm, thành phố Hà Nội tiếp tục ra phương án rà soát để điều chỉnh. Ảnh: PV

Trên 70% người dân ủng hộ

Tại cuộc họp HĐND TP Hà Nội mới đây, đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030” tiếp tục nhận được sự quan tâm của các đại biểu và dư luận xã hội. Theo đó, ngoài phương án dừng hoạt động xe máy thì Hà Nội cũng tính đến việc điều chỉnh giờ học, giờ làm nhằm giảm mật độ phương tiện tham gia giao thông giờ cao điểm.

Theo tờ trình, Công an Hà Nội đã phát hơn 15.000 phiếu khảo sát đến từng hộ gia đình trong phạm vi 30 quận, huyện. Trong phần trả lời về đổi giờ học, giờ làm, hơn 71% ủng hộ việc điều chỉnh giờ học, giờ làm. Trong đó, người dân khu vực vành đai 3 có số người lấy ý kiến ủng hộ hơn 67%.

Lãnh đạo UBND Hà Nội khẳng định sự gia tăng của phương tiện giao thông đã ở mức báo động. Nếu không có biện pháp quản lý kịp thời, trong tương lai, tình trạng ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường sẽ trở nên nghiêm trọng.

Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho rằng, không phải bây giờ chúng ta mới đổi giờ làm, giờ học mà từ năm 2012 Hà Nội và TP.HCM cũng đã thực hiện thay đổi giờ học, giờ làm... Lần này, chúng ta tiếp tục rà soát có thể qui định giờ học giờ làm cho từng nhóm đối tượng tốt hơn để giảm mật độ giao thông trong thực tiễn. Chúng ta đi sớm 15 phút đã khác và chậm 15 phút đã khác.

Nói về việc phải chăng trước đây đã có thất bại khi thực hiện việc này, ông Viện cho rằng, lần trước không phải thất bại mà là chúng ta đã phân được giờ làm việc cho các cơ quan Trung ương, các cơ quan ở Hà Nội, các nhóm đối tượng kinh doanh thương mại. Tuy nhiên, các nhóm đối tượng này thời gian thực hiện chưa dài. Hơn nữa việc thay đổi giờ học, giờ làm là việc liên quan đến toàn xã hội nên phải nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng vừa đảm bảo khoa học, thực tiễn và khả thi. Nội dung đề án lần này thành phố sẽ chỉ đạo chặt chẽ hơn, đảm bảo tính khả thi hơn.

“Khi có đề án, chúng tôi sẽ lấy ý kiến rộng rãi các đối tượng để cùng thống nhất lựa chọn phương án tốt nhất. Mọi phương án này Hà Nội đều nhằm phục vụ người dân tốt hơn, đảm bảo lợi ích số đông của người dân. Có thể nói, phương án dù có ảnh hưởng đến 1 bộ phận nhưng mang lại lợi ích chung cho xã hội”, ông Viện cho biết thêm.

Cần thay đổi cho phù hợp xu thế phát triển

Ông Lê Đỗ Mười - Phó Viện trưởng viện Chiến lược và Phát triển GTVT.
Ông Lê Đỗ Mười - Phó Viện trưởng viện Chiến lược và Phát triển GTVT.

Ở góc nhìn chuyên gia, Đại tá Trần Sơn - nguyên Phó Trưởng Phòng Hướng dẫn luật, điều tra, xử lý tai nạn giao thông (Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an) chia sẻ: Mọi cái không phải là bất biến nên cần thay đổi sao cho phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Mục tiêu của việc điều chỉnh giờ học, giờ làm lần này là chống ùn tắc giao thông và đảm bảo an toàn giao thông.

Cụ thể như hiện nay, quy định mọi người đang đi làm lúc 8 giờ sáng. Nhưng làm sao phải đảm bảo làm việc đủ 8 tiếng theo quy định. Như vậy, buổi trưa sẽ nghỉ thời gian ngắn hơn. Mọi người không đổ ra đường cùng một lúc. Ở nước ngoài, công chức bắt đầu làm việc từ lúc 9 giờ sáng và để thực hiện điều đó họ cũng đã phải có cả quá trình nghiên cứu về tâm sinh lý, nhu cầu phân chia thời gian chăm sóc gia đình. Việc thay đổi giờ học, giờ làm giữa các cơ quan trung ương với cơ quan của Hà Nội, giữa các trường học là hợp lý.

“Cần chú trọng đến sự thay đổi thời tiết của mùa đông và mùa hè. Mùa đông thì hơn 7 giờ sáng trời vẫn còn tối; mùa hè, mùa thu, mùa xuân thì lại khác. Do vậy, tôi thấy một năm nên thay đổi 2 lần mỗi mùa 6 tháng. Để có được sự hài hòa nhất nên cần sự đóng góp từ dân. Cùng với việc lệch giờ làm, giờ học thì cũng cần có sự đồng bộ với các giải pháp khác. Một là, tăng cường vận tải hành khách công cộng, lịch trình hợp lý. Hai là, giờ cao điểm thì có thể cấm một số loại ô tô và việc này đã và đang thực hiện; tăng cường thêm sự điều tiết của lực lượng giao thông”, Đại tá Trần Sơn chia sẻ.

Nhiều chuyên gia cho rằng, để giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội phải có tầm nhìn xa, cách làm khoa học và đưa ra phương án giải quyết tận gốc vấn đề. Đơn cử như việc di dời các trường Đại học ra ngoại thành là phương án tối ưu nhất. Sau những kỳ nghỉ khi các sinh viên về quê, Hà Nội đã giảm được đáng kể số lượng người tham gia giao thông. Một phần rất quan trọng là phát triển hệ thống giao thông công cộng, giảm bớt phương tiện cá nhân và cũng để tránh tình trạng bỏ học giữa giờ của sinh viên hiện nay.

Năm 2012, Hà Nội đã thực hiện việc điều chỉnh giờ học, giờ làm để giảm ùn tắc giao thông ở 10 quận nội thành và 2 huyện là Từ Liêm, Thanh Trì sẽ điều chỉnh giờ học, làm việc theo 3 nhóm.

Theo đó, nhóm 1, gồm sinh viên, học viên các trường ĐH, CĐ, trung học nghề và học sinh THPT. Buổi sáng, sinh viên, học viên vào học từ trước 7h và kết thúc sau 7h tối. Nhóm 2 gồm học sinh các trường mầm non, Tiểu học, THCS: Sáng vào học từ 8h, chiều kết thúc vào 5h, riêng các trường bố trí giáo viên nhận cháu từ 7h30 sáng và trả đến 5h30; với cán bộ, viên chức (cả Trung ương và Hà Nội) sáng bắt đầu làm việc từ 8h và kết thúc vào 5h chiều. Nhóm 3 gồm trung tâm thương mại, dịch vụ (trừ ngân hàng, tài chính) sáng bắt đầu làm việc từ 9h và kết thúc vào 7h tối. Với các nhóm đối tượng khác thời gian làm việc vẫn giữ nguyên.

Không thể nói trước đây thất bại vì chưa có ai đánh giá

Xung quanh vấn đề trên, ông Lê Đỗ Mười - Phó Viện trưởng viện Chiến lược và Phát triển GTVT (Sở GTVT Hà Nội) cho biết: “Đề án thay đổi giờ làm, giờ học để giảm ùn tắc giao thông mới được HĐND TP.Hà Nội thông qua phê duyệt và bắt đầu đề xuất nghiên cứu triển khai. Hiện nay, Hà Nội đang giao cho sở GTVT và các đơn vị nghiên cứu lập phương án cụ thể thì mới thực hiện được vì đây là vấn đề nhạy cảm ảnh hưởng tới đời sông xã hội. Trước đây, Hà Nội đã từng áp dụng việc thay đổi giờ làm, giờ học rồi và chưa thể nói đề án này bị thất bại được vì chưa có ai đánh giá được hiệu quả, hay không hiệu quả, nên vẫn cần phải rà soát nghiên cứu.

Cao Tuân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tìm thấy thi thể cuối cùng vụ cháy ở Hưng Yên, thông tin về nhân thân gây xót xa

Tìm thấy thi thể cuối cùng vụ cháy ở Hưng Yên, thông tin về nhân thân gây xót xa

Thời sự - 1 giờ trước

Nạn nhân cuối cùng trong vụ cháy xưởng tái chế phế liệu ở Hưng Yên vừa được lực lượng chức năng tìm thấy.

Triệu tập những kẻ hành hung cô gái tại công viên ở Bắc Ninh

Triệu tập những kẻ hành hung cô gái tại công viên ở Bắc Ninh

Pháp luật - 2 giờ trước

Công an phường Nam Sơn, Bắc Ninh đã triệu tập những người liên quan vụ hành hung một cô gái ở công viên Lãm Làng ngày 28/6.

Thực hiện theo trình tự này, hàng triệu người dân dễ dàng xem quê quán, địa chỉ mới trên VNeID sau sáp nhập

Thực hiện theo trình tự này, hàng triệu người dân dễ dàng xem quê quán, địa chỉ mới trên VNeID sau sáp nhập

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Ngay sau khi việc sáp nhập đơn vị hành chính trên cả nước hoàn tất, ứng dụng định danh điện tử VNeID cũng đã cập nhật lại thông tin cá nhân của từng công dân.

Đang đi cấy lúa, hai vợ chồng ở Hà Nội bị sét đánh ngã quỵ

Đang đi cấy lúa, hai vợ chồng ở Hà Nội bị sét đánh ngã quỵ

Thời sự - 4 giờ trước

Người chồng cho biết khi ông đang cấy lúa, bỗng cảm nhận có nguồn điện mạnh từ tia sét đánh xuống ngay bên cạnh nên choáng váng ngã quỵ xuống ruộng. Một lúc sau định thần lại được, người chồng nhìn sang vợ cũng thấy bà ngã quỵ.

Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên 'đưa chính quyền 2 cấp vào hoạt động ngay'

Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên 'đưa chính quyền 2 cấp vào hoạt động ngay'

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Sáng ngày 1/7, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức kỳ họp thứ Nhất HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền theo quy định. Đây là kỳ họp đầu tiên của HĐND tỉnh Thái Nguyên mới sau khi thực hiện chủ trương hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn theo Nghị quyết của Quốc hội.

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH, dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2025, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày.

Người dân Hà Nội làm thủ tục thuận tiện trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp

Người dân Hà Nội làm thủ tục thuận tiện trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - Từ sáng sớm, nhiều người dân ở Hà Nội đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai, xác nhận nơi cư trú, đăng ký xe.

Bắt cặp vợ chồng cầm đầu đường dây sản xuất 70.000 chai dầu gió giả ở TP.HCM

Bắt cặp vợ chồng cầm đầu đường dây sản xuất 70.000 chai dầu gió giả ở TP.HCM

Pháp luật - 8 giờ trước

Cặp vợ chồng chỉ đạo nhân viên sản xuất các sản phẩm giả thương hiệu nước ngoài như: dầu gió con Ó, kem dưỡng ẩm Thái Lan, dầu ông già Thái Lan, dầu lăn Hàn Quốc...

Nhiều chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2025

Nhiều chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2025

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Thêm nhiều trường hợp phải đóng BHXH, bỏ 8 tội danh có khung hình phạt tử hình, mở rộng đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng… là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 7/2025.

Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?

Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?

Thời sự - 10 giờ trước

GĐXH - Ngày 1/7, các xã, phường ở TP Hà Nội chính thức hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Từ sáng sớm, nhiều người dân đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai...

Top