Hà Nội sẽ trồng cây gì khi di dời, chặt hạ 1.300 cây xanh?
GiadinhNet - Liên quan đến việc di dời, chặt hạ 1.300 cây xanh trên tuyến đường Phạm Văn Đồng, các chuyên gia cho rằng, phải cân nhắc kỹ lưỡng việc chặt cây, “cứu” cây và trồng cây mới. Đây không chỉ là vấn đề quản lý mà còn ảnh hưởng đến đời sống người dân, do vậy phải làm “thật có tâm”.

Mới chỉ là đề xuất
Liên quan đến việc dịch chuyển, giải tỏa cây xanh phục vụ thi công mở rộng đường Phạm Văn Đồng thuộc Vành đai 3 (đoạn Mai Dịch đến cầu Thăng Long), tại cuộc giao ban thông tin báo chí Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chiều 6/6, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, việc thi công mở rộng tuyến đường huyết mạch này là yêu cầu cấp thiết và tất yếu của Thành phố, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Để triển khai dự án, chủ đầu tư đã phải tiến hành giải phóng mặt bằng, giải tỏa 884 hộ dân, 57 cơ quan đơn vị.
Ngoài việc giải tỏa công trình nhà, công trình hạ tầng dọc tuyến thì trên tuyến đường này có một số lượng cây xanh đáng kể cần phải tính toán, xử lý phục vụ công tác triển khai làm đường. Theo phương án mà đơn vị TEDI tư vấn, Hà Nội thống nhất dịch chuyển, giải tỏa và cắt tỉa cây xanh trên tuyến với tổng số 1.315 cây, trong đó: Giữ nguyên vị trí 142 cây (các chủng loại xà cừ, sấu, phượng, hoa sữa, bằng lăng); dịch chuyển 158 cây (gồm các chủng loại: Xà cừ, sấu, hoa sữa, bằng lăng, phượng, muồng, đa, lộc vừng, chẹo, si, lát, sưa, xoài, móng bò); Cây xanh phải giải tỏa, chặt hạ bất khả kháng là 1.015 cây (xà cừ, bàng, cau vua, keo, trứng cá, xoan, bạch đàn, vông gai, cau ta, nhãn, sung, dướng, muỗm).
Ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng nêu quan điểm xử lý vấn đề cây xanh phục vụ dự án: Ưu tiên tối đa cho việc giữ lại, dịch chuyển cây; trồng thay thế gấp nhiều lần số cây phải giải tỏa. Theo đó, nhu cầu, số liệu dịch chuyển, giải tỏa cây xanh trên tuyến đường đến nay mới là theo phương án đề xuất của đơn vị tư vấn và chủ đầu tư dự án đưa ra. “Đề xuất thì mới chỉ là đề xuất của chủ đầu tư. Sở Xây dựng có trách nhiệm xem xét đề xuất đó và sau này tham mưu cho Thành phố những phương án tối ưu nhất nếu phải chặt hạ, chúng tôi khẳng định chỉ là những cây bất khả kháng: phía dưới vướng công trình ngầm…”, vị Giám đốc Sở Xây dựng cho biết.
“Chúng tôi sẽ ưu tiên đánh chuyển những cây tái sử dụng được thân thẳng, tán đẹp di chuyển về nuôi dưỡng. Không có chuyện thành phố quyết chặt hạ cả nghìn cây xanh mà Sở Xây dựng cùng các Sở, ngành và các chuyên gia khi chặt hạ một cây phải xem xét hết sức kỹ. Những cây đẹp sẽ được đánh bốc đưa về khu 6,5ha Vành đai 3 và công viên Yên Sở sau đó tái sử dụng”, ông Dục thông tin thêm.
Ông Dục cũng cho biết, trong dự án này, Thành phố yêu cầu Dự án xây dựng đường vành đai 3 đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long được thiết kế hệ thống cây xanh theo mô hình tuyến đường Võ Chí Công. Cụ thể, tầng cây cao tổng số: 1.547 cây, gồm các loại như Giáng hương; bàng Đài Loan; cọ dầu; ban hoàng hậu; Tầng cây bụi 4.649 cây các loại: Đại sứ; tường vi; ngọc bút; dâm bụt, hoa giấy; Tầng thảm cỏ, cây thảm lá màu: 60.772 m2 các loại, gồm dương xỉ, ngọc trai, muống nhật; lan dẻ quạt...
Tránh làm ồ ạt

Chiều 7/6, trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, TS. Nguyễn Tiến Hiệp - Trung tâm Bảo tồn thực vật Việt Nam cho biết: “Phương án bảo tồn một phần cây xanh ở đường Phạm Văn Đồng bằng cách đánh bốc đưa về khu 6,5ha Vành đai 3 và công viên Yên Sở sau đó tái sử dụng tôi cho rằng chưa ổn. Với cây xà cừ từ 5-7 tuổi thì sau khi đào lên đưa đi nơi khác còn trồng được, còn những cây xà cừ thân thẳng, tán đẹp có tuổi đời hàng chục năm sẽ rất khó thích nghi được ở nơi khác. Đơn cử như 109 cây xanh trên tuyến phố Kim Mã phải cần đến hơn 90 kỹ sư, thợ kỹ thuật di chuyển về vườn ươm chăm sóc. Hàng ngày 15-20 kỹ sư, công nhân của công ty thường xuyên theo dõi, chăm sóc vườn ươm để đảm bảo cây đạt tỷ lệ sống cao nhất. Dù vậy, theo quan sát của tôi những cây này vẫn chưa phát triển trở lại”.
“Cần xem quy hoạch thế nào, nếu đúng thì chặt thôi nhưng phải chọn lựa cây, cây nào đáng cứu được thì cứu. Đừng có mắc lại những sai lầm trước đây. Bứng cây đi trồng lại rồi đợi xem sau đó nó có sinh trưởng, phát triển được không, tốn kém tiền mà nếu không hiệu quả thì có đáng làm không?. Quan điểm của tôi là phải khảo sát, cái gì giữ được thì giữ. Giữ được cây nào là quý cây đó”, TS Hiệp nhấn mạnh.
Về công nghệ, kỹ thuật di chuyển cây cổ thụ, TS. Hiệp cho rằng vẫn còn khá lạ lẫm ở Việt Nam. Ông cũng chỉ ra một số hạn chế khi di chuyển và trồng lại cây xà cừ kích thước lớn. “Xà cừ trên đường phố Hà Nội có bộ rễ khá nông, bứng bầu không mấy khó khăn. Khi bứng sẽ phải chặt bớt một số rễ, trồng lại dễ phục hồi nhưng phải rất lâu sau bộ rễ mới có thể đỡ được thân cây đồ sộ. Hy vọng công nghệ cho ra rễ nhanh sẽ khắc phục được điều này”, TS Hiệp phân tích, đồng thời tỏ ra lo ngại về kinh phí di chuyển những cây cổ thụ này sẽ rất lớn.
Theo TS Hiệp, cây xà cừ trồng trên tuyến đường Phạm Văn Đồng có nguồn gốc từ châu Phi, tuổi đời từ 20-30 năm. Đặc biệt, cây xà cừ rễ không bám được sâu nên khi gặp thời tiết xấu ngọn và cành dễ đổ, gây tốn kém nhiều. Tuy nhiên điều vị chuyên gia lưu ý, đó là Hà Nội cần thận trọng, tránh chặt cây, di dời một cách ồ ạt như thời gian trước, gây nên sự bức xúc trong dư luận.
Tiếp tục tham vấn chuyên gia
Đại diện Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội cho biết, đơn vị này cùng các cơ quan hữu quan tiến hành khảo sát, đánh giá dãy cây xanh trên tuyến đường Phạm Văn Đồng. Theo đó, việc di chuyển, chặt hạ cây xanh là bắt buộc. Về phương án chặt hạ, bứng chuyển cây xanh, thời gian thực hiện, Sở Xây dựng sẽ tiếp tục tham vấn các chuyên gia.
Trả lời PV Báo Gia đình & Xã hội về phương án trồng cây thay thế, TS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội cho biết, việc Hà Nội đề xuất trồng cây 3 tầng để thay thế như ở đường Võ Chí Công là những loại cây nằm trong danh mục “cây khuyến cáo được trồng”. Tuy nhiên, phải nghiên cứu thêm về hiện tượng đảo nhiệt, ví dụ trồng cây nào để giảm nhiệt độ vì đó là đường cao tốc. Rồi phải có thí nghiệm sau đó tổng kết và họp bàn kỹ lưỡng. “Việc thay thế cây xà cừ bằng cây gì thì Hà Nội cần phải khảo sát cụ thể, phân loại rõ các cây sâu mục, già cỗi, nguy cơ mất an toàn. Đây là lĩnh vực chuyên sâu không chỉ là vấn đề quản lý mà còn liên quan đến đời sống của người dân”, TS Đào Ngọc Nghiêm chia sẻ.
Cao Tuân

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả
Thời sự - 6 giờ trướcGĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk
Pháp luật - 9 giờ trướcCông an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội
Giáo dục - 9 giờ trướcDự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?
Thời sự - 10 giờ trướcGĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH – Bước sang tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tháng về sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần có những thay đổi bất ngờ.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?
Giáo dục - 11 giờ trướcMức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trong 5 năm qua (2020 - 2024) không có quá nhiều biến động, tăng giảm chỉ trong khoảng 0,5 - 1 điểm.

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng
Pháp luật - 12 giờ trướcGĐXH - Đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của con trai chị A. để tạo lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025
Thời sự - 14 giờ trướcGĐXH - Hành trình “Thanh niên sống đẹp” năm 2025 chính thức khởi động, dự kiến vinh danh 20 gương mặt tiêu biểu với những hành động đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Dự án đường sắt tốc độ cao qua bao nhiêu xã, phường của Thanh Hóa?
Xã hộiGĐXH - Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam qua địa phận 18 xã, phường với chiều dài khoảng 95,33km tại tỉnh Thanh Hóa.