Hà Nội: Tranh cãi quanh đề xuất xây dựng hồ điều tiết ngầm
GiadinhNet - Dư luận cho rằng, việc xây dựng hồ điều tiết ngầm tại khu vực chợ Hàng Da, Hà Nội không phải là giải pháp xử lý từ gốc rễ, thay vào đó là nên nạo vét hồ, kênh và mở rộng các cống thoát nước hẹp. Trong khi đó các chuyên gia lại cho rằng, đây là giải pháp tình thế có thể áp dụng.
Đề xuất xây dựng hồ điều tiết ngầm chứa 2.000m3 nước mưa “vấp” phải ý kiến dư luận. Ảnh: PV
2.000m3 nước có đáng để xây hồ?
Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội (Công ty Thoát nước Hà Nội) vừa đề xuất thí điểm xây hồ ngầm có sức chứa 2.000m3 nước mưa để chống ngập ở khu vực Đường Thành, chợ Hàng Da, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Theo thông tin từ Công ty Thoát nước Hà Nội, hồ điều tiết ngầm có công nghệ từ Nhật Bản, được tạo nên từ các mô-đun Cross-Wave xếp chồng lên nhau, độ bền cao và khả năng chịu tải thẳng đứng khoảng 25 tấn. Việc ứng dụng vật liệu chế tạo từ Polypropylene để xây hồ điều tiết được cho là rất thích hợp với những đô thị lớn, năng động và quỹ đất không còn nhiều như TP HCM và TP Hà Nội. Đặc biệt là giải quyết tình trạng ngập úng tại nội đô như hiện nay. Tuy nhiên, ngay sau đề xuất, đã vấp phải ý kiến trái chiều từ dư luận, đa phần các ý kiến đều bày tỏ lo ngại về công dụng, sức chứa cũng như sử dụng nguồn chi phí lớn cho việc xây dựng hồ điều tiết ngầm.
Chia sẻ với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Ngô Sơn (47 tuổi, ở Đại La, Hà Nội) cho biết: “Tôi cho rằng việc xây dựng hồ điều tiết ngầm là lãng phí và không khả thi. 2.000m3 nước thì được bao nhiêu? Một hồ nước mà không có điểm thoát thì chỉ cần một trận mưa nhỏ là có thể đầy nước, thậm chí là gây ngập úng cục bộ”. Anh Hoàng Anh (30 tuổi, ở Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội) cho rằng: “Việc chống ngập này không khác gì các giải pháp chống kẹt xe, giảm tải tắc đường, nhưng trên thực tế, thực trạng vẫn cứ diễn ra triền miên mà không có dấu hiệu giảm. Tôi cho rằng, đây không phải là giải pháp xử lý từ gốc rễ, mà chỉ là giải pháp tạm thời, mang tính cục bộ và không hiệu quả. Thay vào đó, cần tính đến giải pháp mang tính thời gian như tôn tạo hệ thống thuỷ lợi nội đô, khơi thông cống rãnh, nạo vét và mở rộng hệ thống cống thoát nước, các hồ điều hoà ở khu vực trung tâm Hà Nội”.
Cũng theo anh Hoàng Anh, bản chất ngập là do cốt đường thấp, nên việc đào đường, xây hồ ngầm khiến nước ở mọi nơi cùng đổ về. Việc này sẽ dễ gây ra hiện tượng ngập cục bộ. Ông Nguyễn Xuân Trường (56 tuổi, ở phố Hàng Bông, Hà Nội) gay gắt: “2.000m3 sẽ chẳng đáng là bao với một trận mưa lớn và mưa lớn liên tục trong vài ngày thì hồ điều tiết ngầm gần như vô dụng. Hơn nữa, cứ sau mỗi trận mưa mà vẫn phải dùng máy bơm để hút cạn bể, thì tôi thấy đề xuất xây hồ điều tiết ngầm gần như không có cơ sở thuyết phục”.
Giải pháp tình thế cần thiết
Theo ông Bùi Ngọc Uyên, Phó trưởng phòng Đối ngoại - Truyền thông, Công ty Thoát nước Hà Nội, hồ điều tiết ngầm có ưu điểm là có thể lưu trữ tới 90% thể tích nước mưa trong hồ. Trong khi đó, thời gian thi công rất ngắn, sau khi trải thảm bê tông, nhựa, các phương tiện vẫn đi lại bình thường. Nếu được xây dựng thì đây sẽ là giải pháp thoát ngập cho khu vực phố cổ. Đồng thời, nước chứa trong hồ ngầm có thể sử dụng cho công tác cứu hoả, tưới cây hoặc rửa đường khi cần thiết. Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, TS Phạm Sỹ Liêm, Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết: “Nếu đây là giải pháp thoát ngập thì phải đặt câu hỏi ngược lại là tại sao Thủ đô Hà Nội lại xảy ra tình trạng ngập cục bộ như hiện nay? Phải phân tích, đánh giá toàn bộ và chỉ rõ nguyên nhân thường xuyên xảy ra ngập, từ đó, đưa ra lộ trình, giải pháp mang tính toàn diện để giải quyết tình trạng ngập cục bộ tại nội đô. Tuy nhiên, trước khi có giải pháp căn cơ mang tính toàn diện thì việc xây dựng hồ điều tiết ngầm trong khu vực trung tâm thành phố được coi là giải pháp tình thế khá cần thiết trong việc giải quyết tình trạng ngập như hiện nay”.
Cũng theo TS Phạm Sỹ Liêm, những công trình ngầm xây mới phải tính được bài toán tránh chặn dòng chảy ngầm, độ cốt nền bắt buộc phải thấp hơn độ cốt nền hiện tại, để tránh việc chặn dòng chảy ngầm. TS Phạm Sỹ Liêm nhấn mạnh, Hà Nội là vùng đồng bằng, địa hình phẳng, cho nên nước mưa khó thoát. Chính vì vậy, từ trước tới nay, nước mưa chủ yếu được thải xuống hồ, nước dưới hồ thì cứ theo độ dốc mà chảy ra ngoài. Hồ Gươm, hồ Trúc Bạch, hồ Tây, hồ Hoàng Cầu… đều đóng vai trò điều hoà khu vực. Chính vì vậy, những khu vực không có hồ điều hoà, đặc biệt là khu vực trung tâm phố cổ như Đường Thành, Tạ Hiện, Hàng Ngang, Hàng Đào… rất cần những hồ điều tiết ngầm. Đây cũng là giải pháp khi có hoả hoạn xảy ra. Mô hình này cũng được ứng dụng tại một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
Bảo Loan
Cảnh độc đáo của ngôi đình thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam ở Nam Định
Đời sống - 24 phút trướcGĐXH - Có tuổi đời hàng trăm năm, hàng cây duối khổng lồ vẫn sừng sững bao quanh nơi thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam ở xã Yên Nghĩa, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Thành tích học tập cực đỉnh của hoa khôi trường Kinh tế
Giáo dục - 1 giờ trướcNgoài vẻ ngoài duyên dáng, nụ cười khả ái, Huyền Trang (trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội) khiến nhiều người ấn tượng với thành tích học ấn tượng.
Danh tính bốn người cùng nhà tử vong trong vụ tai nạn ở Chương Mỹ
Thời sự - 1 giờ trướcCơ quan chức năng huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đang khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn khiến 4 người trong cùng một gia đình tử vong dưới mương nước tại xã Đồng Lạc tối 24/11.
Những người chưa thi chứng chỉ ngoại ngữ sẽ mừng thầm khi biết điều này
Giáo dục - 1 giờ trướcGĐXH - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Hàng chục con trâu bò chết bất thường ở xã vùng cao Kỳ Sơn
Xã hội - 1 giờ trướcGĐXH - UBND xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đã huy động lực lượng và nguồn hóa chất để tiêu độc, khử trùng các khu vực trại chăn nuôi có trâu, bò chết hoặc mắc bệnh ung khí thán nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Hà Nội: Hơn 300 bộ hài cốt đã được phát hiện khi thi công hệ thống thoát nước trên phố Tây Sơn
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Tính đến 25/11, trong quá trình thi công hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Tây Sơn, quận Đống Đa (TP Hà Nội), công nhân đã phát hiện hơn 300 bộ hài cốt.
Nam thanh niên bị xe tải cán trọng thương khi đang ngồi trước cửa kho hàng
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Chiếc xe tải trong lúc di chuyển ra khỏi kho hàng thì bất ngờ cán trúng một nam thanh niên đang ngồi trước cửa kho. Vụ tai nạn khiến nạn nhân bị thương nặng, phải nhập viện cấp cứu.
Mê mẩn vườn hồng cổ đỏ rực, du khách khắp nơi đổ xô về săn những bức ảnh triệu view
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Mùa hồng chín ở núi Đại Huệ, xã Nam Anh (huyện Nam Đàn, Nghệ An) bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm. Vì vậy, đến núi Đại Huệ những ngày này, du khách sẽ được ngắm nhìn những vườn hồng rực rỡ ngút ngàn.
3 con giáp vận đỏ vây quanh, cơ hội tiến xa hơn trong sự nghiệp những ngày cuối năm
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH – Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, trong tuần cuối cùng của tháng 11 này, đây là 3 con giáp vận đỏ vây quanh, cơ hội tiến xa hơn trong sự nghiệp.
Người bị rối loạn nhận biết 3 màu này có thể không được lái xe từ 1/1/2025
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Theo Thông tư 36/2024/TT-BYT quy định về sức khỏe đối với lái xe trong đó có lưu ý các bệnh về mắt. Những người có vấn đề về mắt cần lưu ý điều gì?
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luậtGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.