Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội xuất hiện liên tục các chuỗi lây nhiễm, nguy cơ có các ổ dịch phức tạp

GiadinhNet - Theo chuyên gia y tế dự phòng, việc Hà Nội ghi nhận các chùm ca bệnh cộng đồng mới những ngày qua là vấn đề đã nằm trong dự báo.

Biểu đồ dịch ở Hà Nội "dựng đứng"

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính từ ngày 11/10 đến ngày 4/11, TP ghi nhận 675 ca mắc (trung bình 29,4 ca/ngày), trong đó có 195 ca tại cộng đồng (chiếm tỷ lệ 28,9%), 385 ca tại khu cách ly (chiếm tỷ lệ 57%), 74 ca tại khu phong tỏa (chiếm 11%), 21 ca nhập cảnh (chiếm 3,1%).

hà nội  - Ảnh 1.

Từ ngày 28/10 đến 4/11, số ca mắc tăng cao từ 33 đến 104 ca/ngày và liên tục xảy ra các chuỗi lây nhiễm phức tạp.

Cao điểm ngày 4/11, Hà Nội ghi nhận thêm 3 chùm ca bệnh mới, đó là chùm ca bệnh tại đường Bưởi, phường Cống Vị, quận Ba Đình với 16 ca mắc; chùm ca bệnh tại Thủ Lệ, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình có 6 ca và chùm ca bệnh tại phường Phú La, quận Hà Đông có 9 ca.

Hà Nội: 104 ca COVID-19 mới, với 64 ca cộng đồng tại 14 quận/huyện, thêm 3 ổ dịch mới Hà Nội: 104 ca COVID-19 mới, với 64 ca cộng đồng tại 14 quận/huyện, thêm 3 ổ dịch mới

GiadinhNet - Trong ngày 4/11, Hà Nội phát hiện 104 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 64 ca cộng đồng.

Trước đó, thành phố cũng đã có 7 chùm ca bệnh, ổ dịch phức tạp như ổ dịch tại huyện Quốc Oai với 141 ca (từ 24/10); tại thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh đã ghi nhận 122 ca (từ 27/10); chùm ca bệnh tại Trần Quang Diệu (phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa) 38 ca; chùm ca bệnh tại phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai 23 ca (từ 30/10); chùm ca bệnh tại đường Lê Đức Thọ, quận Nam Từ Liêm 7 ca (từ 31/10); chùm ca bệnh tại xã An Khánh, huyện Hoài Đức 14 ca (từ 31/10); chùm ca bệnh tại xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm 30 ca.

Bên cạnh đó, thành phố đã ghi nhận 75 ca dương tính là người trở về từ vùng ghi nhận nhiều ca mắc ở phía Nam (như TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương...) với 32 ca lây nhiễm thứ phát. Ngoài ra, Hà Nội còn ghi nhận một số ca mắc đến từ các tỉnh khác (như Hà Giang, Nam Định, Hà Nam...).

Xét về tổng thể, Hà Nội đang cơ bản kiểm soát được dịch trên toàn thành phố. Tuy nhiên, theo bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, nhận định Thủ đô vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, có thể xuất hiện nhiều chùm ca bệnh mới khi không ít người về từ vùng dịch chưa thực hiện nghiêm việc theo dõi sức khỏe tại nhà. Thậm chí, còn có hiện tượng giao lưu, tiếp xúc nhiều nên đã có những ca lây nhiễm thứ phát.  

Nhìn nhận mầm bệnh vẫn luôn tồn tại trong cộng đồng, nhiều ca dương tính còn lẩn khuất mà chưa được phát hiện, ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, cho biết đã có sự chủ quan của một bộ phận người dân không thực hiện tốt 5K (đặc biệt người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine), đa số hoạt động kinh tế- xã hội trở về trạng thái bình thường mới...

Nguy cơ tiếp tục phát sinh ổ dịch phức tạp luôn có thể xảy ra

Trong tiến trình thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dich COVID-19 theo Nghị quyết 128, theo chuyên gia y tế dự phòng, việc Hà Nội ghi nhận các chùm ca bệnh trong cộng đồng những ngày qua là vấn đề đã nằm trong dự báo. Tới đây, nguy cơ phát sinh các ổ dịch lây nhiễm phức tạp, các ca bệnh không rõ nguồn lây vẫn luôn có thể xảy ra. 

Trên tinh thần "dĩ bất biến, ứng vạn biến", chiến lược chống dịch của Hà Nội trong tình hình mới hiện nay là không phong tỏa trên diện rộng mà thu hẹp nhất ở mức có thể để bảo đảm và duy trì các hoạt động kinh tế, xã hội. 

Đẩy mạnh công tác truy vết, xét nghiệm để khoanh vùng, cách ly nhanh nhất các ổ dịch, Hà Nội liên tục phát đi khuyến cáo quan trọng về ý thức của mỗi người dân trong việc tuân thủ nguyên tắc "5K". Điều này vừa bảo vệ bản thân họ, vừa bảo vệ những đối tượng chưa được tiêm chủng, trong đó có một số người mắc bệnh nền nặng, trẻ em và người mới được tiêm phòng 1 mũi.

Ông Khổng Minh Tuấn cho rằng, cùng với nguyên tắc "5K", người dân vẫn nên hạn chế tối đa đến những nơi đông người. Khi phải đi đến trung tâm thương mại, siêu thị, bến xe, bến tàu, nơi công sở..., người dân cần thực hiện quét mã QR theo đúng khuyến cáo, thực hiện khai báo y tế để thuận tiện cho việc truy vết khi phát hiện F0.

Còn theo bà Nhị Hà, các quận, huyện, thị xã cần chủ động xây dựng kịch bản, tổ chức diễn tập, nâng cao năng lực điều tra dịch tễ, sẵn sàng chủ động ứng phó với các tình huống diễn biến dịch COVID-19 trên địa bàn. Cùng với đó, tăng cường năng lực y tế các cấp, nhất là năng lực điều trị ở cấp cơ sở. 

Theo yêu cầu của Giám đốc Sở Y tế, các địa phương cần tăng cường quản lý giám sát và lấy mẫu người về từ các địa phương khác, đặc biệt có yếu tố dịch tễ liên quan và từ các tỉnh có dịch trở về. Những người này cần thực hiện nghiêm việc tự giám sát, theo dõi sức khỏe tại nhà... 

Bên cạnh đó, thành phố tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vaccine COVID-19; hướng dẫn các biện pháp thích ứng an toàn, nâng cao nhận thức của người dân để thích ứng trong tình hình mới.

Tới ngày 5/11, có hơn 6 triệu người ở Hà Nội đã tiêm vaccine COVID-19, trong đó hơn 4 triệu người đã tiêm đủ 2 mũi.

Người ở Hà Nội tới 12 chợ, quán ăn, cafe địa điểm tại 7 quận có ca COVID-19 cần liên hệ y tế ngayNgười ở Hà Nội tới 12 chợ, quán ăn, cafe địa điểm tại 7 quận có ca COVID-19 cần liên hệ y tế ngay

GiadinhNet - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội trưa 5/11 phát đi thông báo tìm người trên địa bàn thành phố có đến 12 địa điểm.



T.Nguyên
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 7 giờ trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 7 giờ trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 18 giờ trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 1 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Dịch sởi liên tục có những diễn biến phức tạp cùng với sự gia tăng số ca bệnh trên cả nước. Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc, chỉ đạo khẩn tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi.

Top