Hai lời khuyên của cha giúp tôi không rơi vào cảnh 'viêm màng túi' sau 10 năm đi làm
Khi kiếm được tiền trong tay, tôi đã háo hức muốn mua chiếc xe hơi mới. Tuy nhiên, cuộc trò chuyện với cha đã thay đổi hoàn toàn kế hoạch chi tiêu của tôi, giúp tôi xây dựng nền tảng tài chính vững chắc suốt 10 năm qua.

Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi may mắn tìm được công việc đầu tiên. Cũng như bao sinh viên mới ra trường khác, tôi thấy mức lương khá hấp dẫn. Do không nợ nần nhiều sau khi học, tôi đã lên kế hoạch thuê một căn hộ thật đẹp và sắm một chiếc xe mới.
Nhưng rồi, một cuộc trò chuyện với cha đã khiến tôi suy nghĩ lại về những dự định đó. Cha tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiết kiệm phòng khi có trường hợp khẩn cấp. Ông cũng nói rằng tôi đã đến lúc không thể đưa ra quyết định chi tiêu theo cảm tính nữa.
Kể từ thời điểm này, mọi quyết định tài chính đều quan trọng. Hai lời khuyên của ông đã giúp tôi không sống trong cảnh "viêm màng túi" suốt 10 năm qua.
Lời khuyên đầu tiên cha tôi đưa ra là tiết kiệm ít nhất 20% thu nhập
Đây là một lời khuyên đúng đắn bởi khi còn trẻ, tôi chưa có nhiều nợ nần hay trách nhiệm. Việc tận dụng thời điểm này để tiết kiệm càng nhiều tiền càng tốt là điều hợp lý. Hơn một thập kỷ sau, tôi vẫn luôn ưu tiên việc tiết kiệm, tập trung xây dựng quỹ khẩn cấp và tích lũy hưu trí cá nhân. Việc lơ là lời khuyên này chính là nguyên nhân khiến nhiều người rơi vào cảnh sống paycheck to paycheck (sống dựa vào từng kỳ lương).
Thành thật mà nói, viễn cảnh đó thực sự đáng sợ. Đa số người Mỹ không có đủ tiền tiết kiệm để chi trả cho trường hợp khẩn cấp 500 USD. Điều này đồng nghĩa với việc khi gặp phải tình huống bất ngờ, họ có thể không có khoản dự phòng tài chính nào, dẫn đến việc phải vay nợ lãi suất cao để giải quyết vấn đề.
Dù là mới bắt đầu sự nghiệp hay đã đi làm lâu năm, việc tiết kiệm 20% thu nhập có thể là một thử thách, nhưng hãy tập thói quen gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm lãi suất cao. Bạn sẽ không bao giờ tiết kiệm được quá nhiều tiền bởi các khoản chi phát sinh bất ngờ có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Một khoản dự phòng tài chính chắc chắn sẽ giúp bạn dễ dàng đối phó với những tình huống này.

Ảnh minh họa
Lời khuyên thứ hai của cha là phân biệt giữa nhu cầu và mong muốn
Đây là điều mà tôi vẫn còn phải học hỏi. Cha tôi đã dành nhiều thời gian để nói chuyện với tôi về vấn đề này. Biết phân biệt giữa nhu cầu và mong muốn chính là quyết định bạn sẽ có tiền hay sẽ gặp khó khăn về tài chính.
Nhu cầu tài chính là những chi phí thiết yếu cho cuộc sống và công việc, chẳng hạn như nhà ở, phương tiện đi lại và thực phẩm.
Còn mong muốn là những khoản chi giúp bạn sống thoải mái hơn hoặc hướng đến lối sống mà bạn mong cầu, chẳng hạn như du lịch, giải trí, quần áo, giày dép hàng hiệu hoặc ăn uống bên ngoài.
Việc nhận thức được sự khác biệt này và hiểu rõ nó ảnh hưởng đến ngân sách của bạn như thế nào là rất quan trọng. Bạn có thể tiêu quá nhiều tiền cho những thứ mình muốn mà sau khi lo xong các nhu cầu thiết yếu thì chẳng còn lại đồng nào.
Khi nghe người ta nói "tôi hết tiền trước khi hết tháng", đó chính là điều đang xảy ra. Việc ra ngoài ăn uống, đi du lịch hay sở hữu một vài món đồ hàng hiệu không có gì là sai. Nhưng khi bạn làm những việc này quá thường xuyên, nó có thể gây nguy hiểm cho sự ổn định tài chính của bạn.
Bài học tôi rút ra từ cuộc trò chuyện với cha là tập trung xây dựng quỹ khẩn cấp, lập và tuân thủ ngân sách trước khi vung tiền, và tôi vẫn đang làm điều đó.

5 năm ở rể, tôi được bố vợ cho mảnh đất, nhưng tối đó mẹ vợ lại lén nhét vào tay tôi một tờ giấy khiến tôi lặng người
Tâm sự - 4 giờ trướcTôi chết lặng, không phải vì xúc động, mà vì… lạ lẫm.

Nghe cách cô gái nói về mẹ kế, tôi đã được biết thế nào là 'bánh đúc có xương'
Tâm sự - 4 giờ trướcGĐXH - "Mấy đời bánh đúc có xương mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng…", tự dưng tôi lại nghĩ đến câu này. Có lẽ bạn gái tôi may mắn lắm, mới gặp được một người mẹ như vậy.

Người đàn bà không có máu mủ từng vì tôi mà ở vậy mấy chục năm, giờ lại khiến tôi tan nát cõi lòng
Tâm sự - 17 giờ trướcTôi đã từng nghĩ mẹ kế là người thương tôi nhất nhưng...

Hết lòng chăm sóc mẹ chồng tai biến, đến khi đọc bản di chúc, con dâu nghẹn ngào không nói nên lời
Tâm sự - 18 giờ trướcGĐXH – Chứng kiến mọi chuyện và nghe chị tâm sự, tôi thương chị rất nhiều. Rồi bất giác, tôi nghĩ đến hoàn cảnh của mình, sợ rằng bản thân sẽ bị đối xử giống chị…

'Đu' trend quay lại quá khứ về thăm nhà cũ qua Google Maps, tôi chết sững khi thấy bằng chứng vợ ngoại tình
Tâm sự - 23 giờ trướcChuyến "du hành thời gian" đầy hoài niệm qua Google Maps bỗng trở thành một cuộc khai quật nấm mồ chôn giấu sự thật đau đớn.

Sợ hãi khi người yêu luôn bắt trả lời những câu hỏi 'khó đỡ'
Tâm sự - 1 ngày trướcGĐXH - Khi tôi đi đá bóng, người yêu ngồi ngoài cổ vũ. Lúc hai đứa đi về, cô ấy hỏi: "Nếu em biến thành quả bóng thì anh có ĐÁ em không?".

Lái xe hơn 3 tiếng về quê để nghe bố mẹ chia tài sản, không ngờ tôi nhận được toàn những điều gây sốc
Tâm sự - 1 ngày trướcTôi nhìn trần nhà loang lổ, nghe tiếng dế kêu ngoài vườn mà trong lòng trống hoác.

Chồng đi làm ăn xa, tôi khổ sở nuôi 2 con trong quan niệm 'quái lạ' của mẹ chồng
Tâm sự - 1 ngày trướcGĐXH - Chiều muốn cho bé đi dạo thì bị bảo "chỗ này có ma, chỗ kia có mà", không cho đi. Hôm nào lỡ đi rồi thì về phải trả lời hàng loạt câu hỏi: "Đi đâu? Làm gì? Gặp ai? Nói gì?"

Chị dâu chi 20 triệu đồng cho con đi trại hè, em chồng mỉa mai, chê thừa tiền
Tâm sự - 1 ngày trướcChị dâu chi 20 triệu đồng cho con trai đi trại hè, mong con được rèn giũa trong môi trường tập thể. Nào ngờ, cô em chồng nhắn tin mai mỉa anh chị thừa tiền, trưởng giả học làm sang.

Tôi sốc khi phát hiện bản thân là 'thủ phạm' khiến gia đình đồng nghiệp tan vỡ
Tâm sự - 1 ngày trướcGĐXH – Nghe xong, tôi rụng rời chân tay. Dù không nghe ai quy kết thẳng thừng nhưng trong mắt đồng nghiệp, tôi đã trở thành kẻ phá hoại gia đình người khác.

Lái xe hơn 3 tiếng về quê để nghe bố mẹ chia tài sản, không ngờ tôi nhận được toàn những điều gây sốc
Tâm sựTôi nhìn trần nhà loang lổ, nghe tiếng dế kêu ngoài vườn mà trong lòng trống hoác.