Hai mẹ con bị suy gan chỉ vì loại thực phẩm tưởng lành nhưng hóa ra rất độc
Tháng 8 năm nay có rất nhiều trận mưa, sau những ngày mưa, trên núi mọc vô số nấm hoang dã. Nhiều người nghĩ rằng đây là ân huệ trời ban, nhưng thực tế, nấm hoang dã có thể cướp đi mạng sống của con người.
Vào ngày 28/8, từ Bệnh viện Thành Kinh trực thuộc Đại học Y Trung Quốc cho biết, kể từ đầu mùa hè năm nay, khoa cấp cứu bệnh viện đã tiếp nhận 4 trường hợp bị ngộ độc do ăn nấm độc.
Ông Lương, 40 tuổi sống ở Liêu Ninh, người đang được điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện Thành Kinh nói: "Trước đây tôi thường lên núi hái nấm ăn, không có vấn đề gì, không ngờ lần này sao lại bị trúng độc?"

Ông Lương và mẹ đang nằm trong phòng cấp cứu vì bị ngộ độc nấm
Theo ông Lượng, vào sáng ngày 20/8, ông đã lên núi để hái nấm như thường lệ. Bởi vì sau nhiều ngày mưa, trên núi được bao phủ bởi rất nhiều loại nấm đẹp. Ông luôn cho rằng bản thân có thể phân biệt được nấm độc, do đó ông Lượng hái một giỏ nấm trắng về nhà. Cả buổi trưa và buổi tối, ông đều nấu canh súp để ông và mẹ ông ăn.
4 giờ sáng ngày hôm sau, mẹ ông Lượng đột nhiên bị nôn ói, sau nửa tiếng chăm sóc mẹ, đột nhiên ông Lượng cũng xuất hiện triệu chứng tương tự. Vì vậy, ông đã gọi điện cho cô em gái, em gái ông Lượng lập tức đưa 2 người vào bệnh viện địa phương.
Điều đáng lo ngại là sau 4 ngày điều trị trong bệnh viện địa phương, hiệu quả không rõ ràng. Sau đó 2 mẹ con ông Lượng được chuyển đến Bệnh viện Thành Kinh thuộc Đại học Y Trung Quốc. Sau khi bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng, phát hiện độc tố trong nấm độc đã ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, còn phát hiện 2 bệnh nhân đều bị tổn thương gan nghiêm trọng. Sau một loạt các phương pháp điều trị, các triệu chứng chóng mặt, nôn mửa và tiêu chảy về cơ bản đã giảm bớt và tình trạng dần ổn định.
Triệu Hồng Vũ, giáo sư Khoa cấp cứu của bệnh viện cho biết, giá trị transaminase của ông Lương cao hơn vài nghìn so với giới hạn trên, đây là một triệu chứng rõ ràng của suy gan. Đến bây giờ, ông Lương vẫn đang được điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt.

Ông Lương đưa bác sĩ xem hình ảnh loại nấm mà ông chụp lại trong điện thoại
Trong cuộc nói chuyện, bác sĩ phát hiện ra một chi tiết, ông Lương đã chụp lại những cây nấm mà ông đã hái về bằng điện thoại di động. Sau khi đến bệnh viện, ông đã đưa bức ảnh cho bác sĩ xem, chính việc làm này giúp các bác sĩ tiết kiệm thời gian để tìm ra loài nấm độc và giành được thời gian quý giá để cấp cứu. Ông Lương nghi ngờ hỏi: "Nhưng trước đây tôi đã từng sử dụng loại nấm này. Tại sao lại không bị ngộ độc?"
Bác sĩ Triệu Hồng Vũ giải thích rằng, hầu hết các loại nấm có màu trắng thuộc về các loài không độc hại, nhưng trong đó có pha lẫn lượng nhỏ nấm độc, 2 loại này có hình dáng và màu sắc rất giống nhau, nên rất khó để phân biệt chúng. Trường hợp, khi ăn phải nấm độc, chỉ cần 2 cây nấm cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Cách phân biệt nấm độc?

Nấm tán trắng, một trong những loại nấm cực độc
Bác sĩ Triệu Hồng Vũ nói rằng không có cách nào đơn giản và dễ dàng để xác định liệu nấm hoang dã có độc hay không. Ngay cả các chuyên gia sinh học có kinh nghiệm cao cũng cần sử dụng thiết bị chuyên nghiệp trong phòng thí nghiệm để nhận dạng. Cách cơ bản để ngăn ngừa ngộ độc nấm là không nên nấm hoang dại.
Nên làm gì nếu như ăn phải nấm độc?
1. Lập tức gọi xe cứu thương để đến bệnh viện.
2. Ngay lập tức gây nôn, có thể cho người bệnh uống nước muối ấm, 5-10 ml mỗi lần, sau đó sử dụng ngón tay của bạn (tốt nhất là dùng một miếng vải quấn quanh ngón tay) để kích thích hầu họng và thúc đẩy nôn ói.
3. Truyền dịch, điều trị hỗ trợ, điều trị triệu chứng.
4. Các loại nấm còn lại sau khi ăn nên được giữ lại để kiểm tra, từ đó chuyên gia y tế sẽ xác định được nguyên nhân gây ngộ độc một cách chính xác.
Theo Khám phá

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 20 phút trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 49 phút trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 19 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 19 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 1 ngày trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.