"Hạn chế một cốc rượu, bia để con mình có thêm cốc sữa"
GiadinhNet - TS Quý cho rằng, thay vì chi nhiều tiền cho những cốc rượu, bia thì các bậc phụ huynh hãy hạn chế để các con hàng ngày có thêm một cốc sữa cho sự phát triển…
Sẵn sàng chi tiền rượu bia, nhưng lại chi ly khi mua sữa cho con
Theo thống kê, lượng tiêu thụ rượu bia của Việt Nam qua mỗi năm đều liên tục gia tăng.
Trong năm 2012 mức tiêu thụ bia của cả nước là lừ 2,8 tỉ lít thì đến năm 2013 mức tiêu thụ bia đã là hơn 3 tỉ lít. Số bia sản xuất trong nước là 2,9 tỉ lít không đủ cung cấp cho nhu cầu uống bia của người Việt.
Tương tự, tình hình tiêu thụ rượu cũng ngày càng tăng lên với 63.000 lít năm 2012 đã tăng đến gần 68.000 lít năm 2013.
Với tỷ lệ tiêu thụ hơn 3 tỉ lít bia trong năm 2013, Việt Nam là nước tiêu thụ bia cao thứ 3 tại châu Á chỉ sau Nhật Bản và Trung Quốc.
Xung quanh câu chuyện này, TS Nguyễn Thị Kim Quý, Hội giáo dục tâm lý Việt Nam cho rằng, những con số này thực sự đã khiến cho chúng ta rất đáng suy nghĩ.
"Thực tế, Việt Nam không hề khuyến khích rượu bia và liên tục trong thời gian qua, chúng ta đã có những tuyên truyền, vận động để người dân hạn chế rượu bia để tránh những tác hại đối với sức khỏe khi dùng quá nhiều.
Tuy nhiên, một bộ phận lớn người dân vẫn đang chi rất nhiều tiền cho việc sử dụng rượu, bia.
Các con số thống kê đã cho thấy, lượng tiêu thụ của chúng ta lên tới hàng tỉ lít mỗi năm và xếp hạng vị trí rất cao cũng đứng ở vị trí rất cao. Đi kèm với đó là tỷ lệ tai nạn giao thông, các bệnh tật do rượu bia gây ra cũng ngày càng nhiều.
Đây là những điều hết sức đáng buồn và cần phải có những biện pháp cụ thể, thiết thực để hạn chế dần việc lạm dụng rượu, bia…" - TS Quý nói.

"Chúng tôi đi nhiều nơi và thấy các quán nhậu mọc lên rất nhiều, đặc biệt ở các thành phố lớn. Nhiều nơi, họ uống rượu, bia từ tối đến khuya và ngay buổi trưa, đi qua các quán bia, rượu vẫn thấy rất đông.
Uống rượu, bia nhiều nhưng không ít bố mẹ lại có phần chi li, căn ke trong việc cho con có một cốc sữa hàng ngày để đủ dinh dưỡng, giúp tăng cường sự phát triển.
Đặc biệt, nhiều vùng nông thôn, các bậc phụ huynh còn cho rằng, vì sữa đắt nên họ không có tiền mua, trong khi, rượu, bia với bạn bè, với người thân thì họ lại không ngần ngại chi tiền. Thực tế này hết sức đáng buồn lòng” - TS Quý chia sẻ.
Cũng theo TS Quý, thực trạng này, trước hết là ở nhận thức của các bậc phụ huynh
“Ở đây, ngoài các chế tài thì việc tuyên truyền vẫn là quan trọng hơn cả để làm sao thay đổi quan niệm, chi tiêu của các gia đình.
Khi nhìn thấy các con của mình gầy, thấp, bé thì các bậc phụ huynh hãy suy nghĩ lại, hạn chế một cốc rượu, cốc bia để cho các con có thêm một cốc sữa uống hàng ngày.
Ngoài ra, cũng cần tăng thuế đối với những mặt hàng rượu, bia, thuốc lá... để vừa chống việc lạm dụng và giúp nhà nước có thêm tiền dành cho các chương trình phòng chống suy dinh dưỡng hay sữa học đường... cho các em.
Trẻ em hôm nay chính là tương lai ngày mai nên các bậc phụ huynh hãy hạn chế những thứ không tốt để dành điều tốt nhất cho con em mình..." - TS Quý nhấn mạnh.
Bia rượu “thả phanh”, sữa “đắn đo”
Nêu quan điểm về vấn đề này, bà Ninh Thị Hồng, Ủy viên Thường trực Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cũng bày tỏ, mặc dù là nước tiêu thụ bia rượu xếp hàng đầu trong khu vực nhưng lượng tiêu thụ sữa của chúng ta lại quá thấp.

Thêm vào đó, trong khi một năm chúng ta tiêu thụ khoảng trên 3 tỉ lít rượu bia, đứng ở vị trí cao trong khu vực, trên thế giới thì lượng sữa tiêu thụ của người Việt lại quá thấp, thậm chí chỉ bằng khoảng 20 – 30% so với các nước.
Năm 2010, lượng sữa nước trên đầu người của một người dân Thái Lan là trên 30lít, Singapore dùng trên 45 lít, còn Ấn Độ là trên 46 lít mỗi năm. Trong khi ở Việt Nam là khoảng 15 lít và dự báo đến năm 2020 mới được khoảng 28 lít. So sánh các con số bia rượu với sữa này thấy thực sự là đáng suy ngẫm.
Các ông bố, bà mẹ hãy nên hạn chế rượu bia trong các bữa ăn, cuộc nhậu để dành số tiền cân đối lại chi tiêu đó vào việc mua sữa cho con thì rất tốt.
Các con ở độ tuổi mầm non, tiểu học được uống nhiều sữa hơn thì việc cải thiện chất lượng dinh dưỡng, chiều cao sẽ tốt hơn" - bà Ninh bày tỏ.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng đánh giá, rượu bia tuy không ảnh hưởng trực tiếp tới tầm vóc, giống nòi của người Việt nhưng uống nhiều rượu, bia có thể ảnh hưởng đến các bệnh mãn tính như: thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, suy chức năng gan…chưa kể tới việc có thể gây nên tai nạn chết người khi tham gia giao thông...
“Nếu bớt tiền mua rượu bia để dành tiền mua sữa cho con thì trẻ em sẽ được uống sữa nhiều hơn.
Bởi nếu không cho trẻ em uống sữa, cũng như không thực hiện các chương trình cải thiện dinh dưỡng, chương trình bữa ăn học đường, chương trình sữa học đường,… thì việc cải thiện chiều cao của người Việt Nam sẽ chậm trễ…” – bà Lâm nhận định.
PGS Lê Bạch Mai, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng khẳng định: “Việc sử dụng thực phẩm sữa như chương trình Sữa học đường là điều rất thích hợp, phù hợp với khẩu phần của trẻ em.
Thêm vào đó, thông qua chương trình Sữa học đường, sẽ khơi dậy sự thay đổi thói quen của người Việt Nam chúng ta trước đây là ít sử dụng sữa. Sữa học đường sẽ giúp các ông bố, bà mẹ và toàn xã hội quan tâm hơn đến bữa ăn của trẻ, đặc biệt là khẩu phần canxi”.
Box: Trong Lễ khởi động Chung tay vì tầm vóc Việt, sau khi góp 1 triệu ly sữa tươi sạch cho trẻ em nghèo, doanh nhân Thái Hương – Chủ tịch TH true MILK kêu gọi: Tất cả người Việt Nam đều mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con em mình. Hãy chung sức, chung lòng làm cho trẻ em mình một ly sữa tốt nhất, tươi sạch nhất với tấm lòng, trái tim của người mẹ. Chúng ta hãy cùng nhau chung tay cải thiện tầm vóc Việt ngay từ bây giờ."

Hoàng Đan – Tiểu Phương

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 19 phút trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 59 phút trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 8 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 9 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 12 giờ trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 21 giờ trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 21 giờ trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.