Hàng chục nghìn đơn vị sản phẩm phương tiện tránh thai được phân phối thông qua kênh xã hội hoá ở Vĩnh Long
GiadinhNet – Đến nay, sau 4 năm tổ chức thực hiện Đề án 818, có trên 19.258 đơn vị sản phẩm được phân phối, góp phần duy trì tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng biện pháp tránh thai hàng năm trên 65% đồng thời, giúp chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người dân trên địa bàn.
Đề án Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai (PTTT) và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản (KHHGĐ/SKSS) tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015-2020" (Đề án 818) được Bộ Y tế phê duyệt triển khai từ năm 2015 trên cả nước.
Tại Vĩnh Long, ngày 3/3/2017, UBND tỉnh đã có Quyết định phê duyệt Đề án xã hội hoá PTTT và dịch vụ KHHGĐ/SKSS đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh và thành lập Ban chỉ đạo Đề án 818, Sở Y tế đã ban hành Quyết định thành lập Ban quản lý Đề án 818.
Theo đó, thời gian qua, tỉnh Vĩnh Long đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản, kế hoạch hướng dẫn huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Đề án 818. Đồng thời tăng cường tuyên truyền, vận động đưa Đề án vào thực tiễn.
Cụ thể, tại tuyến tỉnh, Ban Quản lý Đề án 818 của tỉnh đã chủ động phối hợp với các ngành, đoàn thể của tỉnh lồng ghép tuyên truyền về sự cần thiết, lợi ích và hiệu quả của việc thực hiện Đề án xã hội hóa cung cấp PTTT. Theo đó, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức được 8 cuộc nói chuyện với 568 sinh viên, học sinh tham dự; phối hợp với Trường Chính trị Phạm Hùng tổ chức 2 cuộc với 215 cán bộ, đảng viên tham dự; Hội Nông dân tỉnh được 3 cuộc có 235 cán bộ hội tham dự; Hội Phụ nữ tỉnh được 4 cuộc có 312 cán phụ nữ, hội viên hội phụ nữ tham gia và Tỉnh Đoàn được 3 cuộc có 220 đoàn viên, thanh niên tham dự.
Tại tuyến huyện, các huyện, thị xã, thành phố tổ chức lồng ghép tuyên truyền vận động với nhiều hình thức thông qua các cuộc tập huấn, hội thảo của các đề án, mô hình nâng cao chất lượng dân số và của các ngành đoàn thể địa phương để cung cấp thông tin về xã hội hóa cung cấp PTTT, hàng hóa SKSS theo phân khúc thị trường và dịch vụ KHHGĐ/SKSS đến các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành của xã, CTV dân số và quần chúng nhân dân với tổng cộng 46 cuộc và 2.262 lượt người dự.
Bên cạnh đó, phối hợp với Đài Truyền thanh huyện, thị xã, thành phố đưa tin tuyên truyền về xã hội hóa cung cấp PTTT, đặc biệt là các sự kiện truyền thông nhằm tạo dư luận xã hội đồng tình, ủng hộ và thu hút người dân tham gia.
Một số sản phẩm được phân phối trong Đề án 818
Theo báo cáo tổng kết tình hình thực hiện Đề án giai đoạn 2017 - 2020 của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Vĩnh Long, đến nay, tỉnh đã triển khai hoạt động Đề án 818 cho 2 đơn vị công lập là Bệnh viện đa khoa tỉnh và Trung tâm kiểm soát bệnh tật của tỉnh; 8/8 Phòng Dân số và Khoa sản thuộc Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố tham gia phân phối sản phẩm của Đề án; 107/107 xã, phường, thị trấn đã triển khai phân phối sản phẩm theo 2 hình thức: Phân phối trực tiếp từ cán bộ dân số và phân phối qua mạng lưới CTV dân số.
Mạng lưới phân phối PTTT xã hội hóa trên địa bàn toàn tỉnh thực hiện phân phối 7 sản phẩm thuộc Đề án 818. Trong đó PTTT gồm: Thuốc viên tránh thai Anna, BCS Hello và HelloPlus. Hàng hóa SKSS gồm: Dung dịch GynoPro, dung dịch vệ sinh Vagis, bột Canxi và gel bôi trơ SensiLove.
Đến nay, sau 4 năm tổ chức thực hiện Đề án, có trên 19.258 đơn vị sản phẩm được phân phối, góp phần duy trì tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng biện pháp tránh thai hàng năm trên 65%.
Theo ông Huỳnh Minh Đức, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Vĩnh Long, thành công của Đề án 818 đã đóng góp một phần đáng kể để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, sự đa dạng về PTTT và các dịch vụ chăm sóc SKSS, tạo sự phát triển bền vững và đạt được mục tiêu của Kế hoạch Hành động thực hiện Chiến lược DS/SKSS Việt Nam tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016-2020.
Tuy nhiên, lãnh đạo ngành Dân số tỉnh Vĩnh Long cũng chỉ ra những hạn chế, tồn tại trong quá trình thực hiện Đề án 818 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, một số nơi các cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở kể cả lãnh đạo một số Trạm Y tế chưa nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của chủ trương xã hội hóa nên công tác chỉ đạo chưa tập trung, chưa kịp thời.
Nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số không có đầu tư cho hoạt động của Đề án mà chủ yếu là ngân sách địa phương. Tuy nhiên, ngân sách tỉnh đầu tư cho hoạt động của Đề án rất hạn chế (trung bình 80.000.000đ/năm), bên cạnh đó kính phí cấp huyện cũng không có hỗ trợ cho hoạt động của Đề án nên hiệu quả mang lại không cao.
Cùng với đó, nhu cầu và khả năng chấp nhận chi trả sử dụng các loại PTTT, sản phẩm, hàng hóa và các loại dịch vụ KHHGĐ lâm sàng, chăm sóc SKSS của Đề án của các nhóm dân cư có khả năng chi trả tại cộng đồng theo phân khúc thị trường còn chậm.
Ngoài ra, đa số người dân Vĩnh Long sống bằng nghề nông mà giá của các mặt hàng SKSS còn cao, cụ thể như: Dung dịch vệ sinh phụ nữ GynoPro, gel bôi trơn Sensilove, Bột canxi, Viên sắt,.... nên các mặt hàng này bán còn chậm. Mặt khác, một số mặt hàng mới triển khai đưa vào như Sản phẩm hỗ trợ sức khỏe Imuglucan; viên uống tăng cường nội tiết tố nữ Tố nữ hoàng sâm; viên đặt phụ khoa Gynogold giá thành cũng rất cao nên người dân tỉnh Vĩnh Long chưa chấp nhận. Do đó, Ban Quản lý Đề án tỉnh chưa nhận về để phân phối; còn tồn đọng nhiều sản phẩm ở cấp huyện, xã; hơn nữa một số đơn vị còn chậm thanh toán đối chiếu công nợ cũng như nộp tiền về tỉnh...

Phân biệt 4 loại rối loạn chức năng tình dục thông thường
Dân số và phát triển - 4 giờ trướcRối loạn chức năng tình dục là thuật ngữ bao gồm những vấn đề ảnh hưởng đến bất kỳ giai đoạn nào của phản ứng tình dục, ngăn cản một hoặc cả hai người đạt được sự thỏa mãn tình dục.

Nam thanh niên 24 tuổi ở Hà Nội mắc bệnh ở 'vùng kín' thừa nhận một sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Dân số và phát triển - 6 giờ trướcGĐXH - Khoảng 2 tuần nay, bệnh nhân xuất hiện các nốt bất thường ở bộ phận sinh dục. Bệnh nhân cho biết bản có nhân quan hệ tình dục không an toàn nhiều lần.

Nguy cơ suy tim ở phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcViệc cắt bỏ buồng trứng có thể khiến phụ nữ phải đối mặt với tình trạng suy tim khi về già. Đặc biệt có nguy cơ tăng lên đối với phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ.

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcXuất tinh ngược dòng là một nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới. Việc điều trị sớm, đúng cách sẽ mang lại cơ hội có con cho bệnh nhân.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcViệc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcNhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.