Hàng loạt bệnh lý nguy hiểm "chực chờ" từ thói quen ăn uống của nhiều người Việt
Các chuyên gia khuyến cáo việc ăn nhiều thức ăn dầu mỡ sẽ gây nguy cơ mắc các loại bệnh nguy hiểm.
Mới đây, Bệnh viện Nhi đồng TP HCM điều trị thành công cho bé trai 14 tuổi (quê Sóc Trăng) bị viêm tụy cấp. Bệnh nhi đã được điều trị tại bệnh viện 5 tháng qua. Trước đó, bé trai nhập viện cấp cứu trong tình trạng ói mật xanh, sốc nhiễm độc toàn thân nguy kịch. Bệnh nhi hay đau bụng, thỉnh thoảng bị nhiễm trùng đường ruột.
Bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, Khoa Hồi sức Tích cực Chống độc, cho biết sau khi cấp cứu, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm tụy cấp hoại tử, nguyên nhân từ những bữa ăn nhiều dầu mỡ vào dịp Tết.
Theo bác sĩ Vũ, trẻ bị viêm tụy cấp thường có biểu hiện đau bụng, đa số khởi phát sau bữa ăn nhiều dầu mỡ, như bé trai này. Phụ huynh cần lưu ý dấu hiệu trẻ bị đau quanh rốn hoặc đau ở vùng trên rốn, cơn đau tăng dần, đặc biệt là đau nhiều hơn sau khi ăn. Trẻ bị viêm tụy cấp có thể nôn nhiều, mệt, dấu hiệu mất nước rõ, ăn ít.
Viêm tụy cấp ở trẻ em do nhiều nguyên nhân như bệnh lý đường mật, sỏi túi mật, nhiễm trùng nhiễm độc, nhiễm siêu vi, do sử dụng thuốc, chấn thương, đột biến gen... hoặc đôi khi không rõ nguyên nhân. Bệnh không được chẩn đoán và điều trị kịp thời khiến trẻ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm.
Viêm tụy cấp ở trẻ em được điều trị bằng cách đặt ống vào dạ dày để rút dịch. Bệnh nhi sẽ phải nhịn ăn, nuôi ăn qua đường tĩnh mạch hoặc đặt ống xông qua dạ dày trong suốt thời gian điều trị. Sau đó, trẻ được bù dịch, có thể phải dùng kháng sinh nếu bệnh ở mức độ nặng. Thời gian nằm viện của trẻ rất lâu, có thể vài tháng.
Những nguy cơ của việc ăn quá nhiều chất béo
Theo bác sĩ CKI Đào Thị Yến Thủy – Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, trong 3 đại dưỡng chất sinh năng lượng cho cơ thể là bột đường, chất béo, chất đạm thì chất béo tạo ra nhiều năng lượng nhất. Chỉ cần 1 gam chất béo khi đốt cháy trong cơ thể sẽ tạo thành 9 Kcal (trong khi 1 gam chất đạm hay chất bột đường chỉ cho 4 Kcal).
Do đó, nếu tiêu thụ quá mức chất béo, cơ thể nạp nhiều năng lượng sẽ phải đối diện nguy cơ thừa cân, béo phì.

Việc sử dụng nhiều chất béo no làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm. Ảnh minh họa.
"Mỡ heo, mỡ bò, da vịt, da gà, nội tạng động vật,… chứa các acid béo bão hòa (chất béo no) và nhiều cholesterol. Nếu ăn nhiều và ăn thường xuyên các loại thức ăn này dễ làm tăng cholesterol máu, có thể gây rối loạn mỡ máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, không tốt cho tim mạch và sức khỏe, đặc biệt ở người bệnh đái tháo đường...", bác sĩ Thủy cho hay.
Ngoài ra, ăn nhiều chất béo no còn gây nguy cơ mắc các bệnh khác như:
Đầy hơi, đau dạ dày và tiêu chảy: Trong số các chất dinh dưỡng đa lượng, chất béo được tiêu hóa chậm nhất. Thực phẩm nhiều dầu mỡ chứa lượng chất béo cao, chất dinh dưỡng này làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày, có thể gây đầy hơi, buồn nôn và đau dạ dày.
Ở những người có bệnh lý về tiêu hóa, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích, viêm tụy mạn tính hoặc các bệnh về dạ dày, thực phẩm nhiều chất béo có thể gây đau dạ dày, chuột rút và tiêu chảy.
Suy yếu hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột: Thực phẩm nhiều dầu mỡ được biết là có thể gây hại cho lợi khuẩn sống trong ruột.
Sử dụng chất béo đúng cách
Thực phẩm dầu mỡ là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Dầu mỡ được xem là loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Ăn thức ăn nhiều dầu mỡ mặc dù ngon miệng, nhưng nếu ăn nhiều sẽ không tốt, và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm.
Tuy nhiên, nếu kiêng cữ quá mức, không "đụng" đến dầu mỡ trong tất cả món ăn thì cơ thể dễ suy kiệt bởi thiếu năng lượng, không hấp thu được các vitamin khác từ thức ăn và thiếu nguyên liệu sản xuất một số hormone quan trọng.
Chất béo tham gia cấu tạo màng các loại tế bào của các mô trong cơ thể, đặc biệt có nhiều trong tổ chức não, tủy sống, mô thần kinh,…
Chất béo thường được sử dụng là dầu thực vật, mỡ động vật, bơ, phomai, hạt nhiều dầu (như mè, đậu phộng),…Chất béo có hương vị thơm ngon tạo cảm giác ngon miệng.
Chất béo lành mạnh ngoài việc cung cấp năng lượng và dưỡng chất còn có thêm các lợi ích chống viêm và chống oxy hóa, giúp điều chỉnh sự trao đổi chất và phản ứng của cơ thể với insulin, ổn định lượng đường trong máu.
Những thực phẩm chứa chất béo lành mạnh gồm: dầu cá, dầu oliu, dầu mè, dầu đậu nành,…

Người phụ nữ 42 tuổi bất ngờ phải cắt gan điều trị sỏi từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân bị sỏi đường mật nhập viện trong tình trạng đau bụng vùng thượng vị, nôn ói và sốt lạnh run kéo dài 2 ngày.

Người phụ nữ 56 tuổi may mắn cắt bỏ ung thư đại trực tràng nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Trong lần kiểm tra sức khỏe định kỳ, bác sĩ cho biết tình trạng ung thư của người bệnh đang ở giai đoạn tiến triển nên cần phẫu thuật cắt bỏ càng sớm càng tốt.

Người phụ nữ 43 tuổi nuốt nghẹn, sụt cân, đi khám may mắn không phải ung thư mà do bệnh lý này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi đi khám vì triệu chứng nuốt nghẹn, đầy bụng và nôn ói dai dẳng, chị T. được phát hiện bị co thắt tâm vị - một bệnh lý rối loạn vận động thực quản, khiến thức ăn khó di chuyển xuống dạ dày.

Cô gái 23 tuổi suýt liệt chân vì điều trị thoát vị đĩa đệm sai cách
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Cô gái bị thoát vị đĩa đệm nhập viện trong tình trạng đau dữ dội, tê cứng vùng mông, đùi phải, mất cảm giác đi tiểu, phải rặn mới ra nước tiểu...

Nên ăn ớt chuông sống hay nấu chín để có lợi cho sức khỏe?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcỚt chuông sống hay được xào, nấu chín tốt hơn cho sức khỏe luôn là băn khoăn của nhiều người. Tìm hiểu ưu nhược điểm của cả hai cách ăn để chọn phương pháp ăn ớt chuông thông minh và hiệu quả nhất cho sức khỏe.

Lợi ích tuyệt vời khi bạn chọn uống sữa vào 1 trong 3 thời điểm này
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Bạn có thể uống sữa theo nhu cầu cơ thể, nhưng 3 thời điểm như: buổi sáng sau khi ăn, sau khi tập luyện, hoặc trước khi đi ngủ... là những thời điểm lý tưởng để uống sữa, tùy thuộc vào lợi ích mong muốn của bạn.

5 loại thực phẩm giúp kiểm soát mức cholesterol
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcViệc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học đóng vai trò rất quan trọng trong việc ổn định lượng cholesterol, tăng cường chất béo tốt cho cơ thể. Dưới đây là 5 loại thực phẩm nên ăn để giảm mức cholesterol trong cơ thể.

5 thay đổi sớm nhất của cơ thể khi gan “ngập mỡ”, rất dễ bị bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGan được mệnh danh là “cơ quan câm” vì không có dây thần kinh cảm giác đau và bệnh tật tiến triển âm thầm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cứu gan khỏi bệnh gan nhiễm mỡ nhờ 5 dấu hiệu này.

Đi khám định kỳ, người đàn ông 54 tuổi tình cờ phát hiện u tuyến nước bọt
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - U tuyến nước bọt thường không có triệu chứng rõ ràng. Một số bệnh nhân có thể thấy sưng nhẹ và sờ thấy khối u ở vùng trước tai, góc hàm, dưới hàm, vùng cổ, hoặc trong khoang miệng...

5 loại thực phẩm ‘thúc đẩy’ ung thư dạ dày
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcUng thư dạ dày là một bệnh lý phức tạp với nhiều yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng. Có nhiều loại thực phẩm tưởng như vô hại nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ 'thúc đẩy' ung thư dạ dày.

Thang máy bất ngờ rơi tự do, người phụ nữ 39 tuổi bị gãy cột sống và gãy 2 gót chân
Bệnh thường gặpGĐXH - Do hệ thống cáp thang máy bị đứt, buồng thang rơi thẳng từ độ cao khoảng 4 mét khiến bà bị chấn thương nghiêm trọng ở vùng ngực, thắt lưng và hai gót chân.