Hàng loạt người mất mạng vì sinh vật ăn não ở suối nước nóng, chúng là 'quái vật' gì mà gớm ghiếc đến thế?
Sinh vật đơn bào Naegleria fowleri, thường được gọi là “amip ăn não” đã được tìm thấy trong các suối nước nóng ở Mỹ.
Những ngày gần đây, các nhà chức trách quản lý khu vực Hồ Mead ở bang Nevada (Mỹ) đã lên tiếng cảnh báo du khách nên thận trọng khi tham gia các hoạt động dưới nước trong khu vực này vì một loại amip ăn não cực nguy hiểm có tên Naegleria fowleri.

Hình ảnh Hồ Mead. Các quan chức đang cảnh báo những người bơi lội không tham gia các hoạt động có thể khiến nước tràn vào mũi.
Tỷ lệ tử vong tới 97%
Naegleria fowleri, hay N. fowleri, có thể được tìm thấy ở các vùng nước ngọt ấm, bao gồm hồ, sông hoặc suối nước nóng. Nó là sinh vật đơn bào có thể gây ra căn bệnh được gọi là viêm não màng não do amip nguyên phát (PAM), dẫn đến tổn thương não nghiêm trọng. Tình trạng nhiễm trùng thường gây tử vong.

Amip ăn não xâm nhập qua mũi và có thể gây tử vong do nhiễm trùng.
Các quan chức của Khu Giải trí Quốc gia Hồ Mead cảnh báo du khách rằng amip đã được tìm thấy trong các suối nước nóng. Nó xâm nhập qua mũi và sau đó gây nhiễm bệnh và tử vong với các triệu chứng như đau đầu dữ dội, sốt và nôn mửa.
Vào tháng 7/2023, Morgan Ebenroth, một thiếu nữ 17 tuổi đến từ bang Georgia (Mỹ), đã chết sau khi đi chơi trên hồ với bạn bè và bị nhiễm bệnh.
Vào tháng 2/2023, một người đàn ông ở bang Florida đã chết vì rửa mặt với nước nhiễm amip.
Theo dữ liệu của Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), đã có ít nhất 4 trường hợp tử vong được báo cáo trong năm 2023 do nhiễm bênh. Trong số 157 người bị nhiễm bệnh ở Mỹ từ năm 1962 đến năm 2022, chỉ có 4 người sống sót. Điều này chứng tỏ tỷ lệ tử vong do nhiễm bệnh lên tới 97%.
Biến đổi khí hậu có thể là thủ phạm
Theo NBC News, Naegleria fowleri sống trong nước và đất. Năm 2022, các nhà khoa học đã tiến hành cuộc thử nghiệm để xác nhận sự hiện diện của nó ở Hồ Ba Lửa (Lake of Three Fires), với sự trợ giúp của Sở Y tế Công cộng bang Iowa và CDC.
Theo một nghiên cứu của CDC công bố năm 2020, phân tích các trường hợp nhiễm amip ăn não người ở Mỹ từ năm 1978 đến năm 2018, trong số 6 trường hợp nhiễm amip ăn não người được tìm thấy ở khu vực Trung Tây nước Mỹ kể từ năm 1978, có 5 trường hợp xảy ra trong hoặc sau năm 2010.

Ảnh minh họa.
Nghiên cứu cho biết: “Sự gia tăng các ca bệnh ở khu vực Trung Tây nước Mỹ sau năm 2010 và sự mợ rộng phạm vi vị trí của các ca phơi nhiễm amip ăn não người cho thấy chúng càng ngày càng 'tấn công' về phía Bắc nước này”.
Theo Julia Haston, nhà dịch tễ học y tế của CDC, biến đổi khí hậu có thể là thủ phạm.
“Đó là loài amip rất thích điều kiện ấm áp, rất thích nước ngọt ấm”, bà nói. “Đó là điều đáng lo ngại, biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ không khí tăng cao hơn”.
Nghiên cứu của CDC đã điều tra mối liên hệ tiềm tàng của các ca nhiễm bệnh với khí hậu và nhận thấy “nhiệt độ không khí tăng lên trong 2 tuần trước khi có phát hiện ca bệnh”.
Điều đó khiến các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng "nhiệt độ tăng cao và hậu quả là việc tăng cường sử dụng nước để giảm nhiệt, chẳng hạn như bơi lội và các môn thể thao dưới nước, tăng nguy cơ nhiễm bệnh".

Ảnh minh họa.
Nói cách khác, thời tiết ấm hơn vừa tạo điều kiện tốt hơn cho amip ở vùng biển phía Bắc, vừa khiến nhiều người bơi thường xuyên hơn ở các hồ, suối, ao... nơi có thể tìm thấy amip ăn não người.
Tương tự, biến đổi khí hậu cũng bị nghi ngờ là nguyên nhân gây ra sự mở rộng địa lý của một loại vi khuẩn nguy hiểm, Vibrio vulnificus, có thể gây nhiễm trùng được gọi là viêm cân mạc hoại tử.
Tuy nhiên, CDC đã không quan sát thấy sự gia tăng tổng thể về số lượng ca phơi nhiễm N. fowleri theo thời gian.
Bà Julia Haston cho biết trong năm 2019, 2020 và 2021, có 3 trường hợp được báo cáo mỗi năm, đây là mức trung bình. Nhưng một trong những trường hợp vào năm 2021 là ở Bắc California.
Bà Julia Haston cho biết: “Căn bệnh này diễn ra rất hung hãn và diễn ra rất nhanh, vì vậy một khi amip xâm nhập vào mũi, nó có thể di chuyển nhanh tới não. Nó sẽ nhanh chóng gây viêm, sưng tấy trong não và phá hủy mô não. Vào thời điểm bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng và bắt đầu dùng thuốc, hầu hết đều đã quá muộn để khắc phục tổn thương đó".
Đối với những người lo lắng về việc tiếp xúc với Naegleria fowleri, bà Julia Haston cho biết có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh nhiễm trùng và không nhất thiết phải tránh bơi trong nước ngọt suốt mùa hè.
Bà nói: “Khi bạn tham gia bơi lội hoặc các hoạt động giải trí dưới nước ở hồ hoặc ao, hãy cố gắng tránh để nước vào mũi. Tránh nhảy, lặn và té nước. Nếu bạn định bơi, hãy đeo kẹp mũi".
Bà nói thêm, mặc dù tình trạng nhiễm trùng cực kỳ hiếm gặp nhưng amip ăn não người có thể được tìm thấy ở nhiều địa điểm khác nhau.
Bà Julia Haston nói: “Bất kỳ nguồn nước ngọt nào, chúng ta nên cho rằng có Naegleria fowleri trong đó để phòng tránh”.
Nguồn: The Independent, NBC News

5 chú mèo thành 'idol mạng', có hàng triệu người hâm mộ khắp thế giới
Chuyện đó đây - 21 giờ trướcNàng mèo Thái sang chảnh, chú mèo "ngầu" Trung Quốc hay chú mèo lướt sóng Hawaii... là những ngôi sao mạng có vô số người hâm mộ trên khắp thế giới.

Loài chim quý hiếm bậc nhất thế giới, chuyên ăn thịt sư tử con
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcVũ khí lợi hại bậc nhất của loài chim này là bộ móng nhọn và sắc như dao. Bộ vuốt sắc nhọn kết hợp với những cú bổ nhào đạt vận tốc lên tới 250 km/h có thể giết chết các con mồi cỡ nhỏ như cáo, thỏ, lợn rừng, thậm chí cả chó sói hay sư tử con.

Viên kim cương đen dính phải 'lời nguyền' huyền bí, hiện ở đâu?
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcĐây là một trong những viên kim cương nổi tiếng nhất trên thế giới.

Nhà hàng đặc biệt nơi "Wi-Fi chỉ là lời đồn" và hàng nghìn tờ tiền được dán phủ kín tường
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcMột nhà hàng đặc biệt xuất hiện tại Florida của Mỹ.

Dắt chó đi dạo, người đàn ông phát hiện 'kho báu' trên bãi biển
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcTrong khi dắt chó đi dạo trên bãi biển gần bến tàu Margate ở New Jersey, Mỹ vào tháng trước, người đàn ông đã vô tình phát hiện ra một kho rượu whisky cổ.

Phóng to 10 lần bức tranh cổ từ thế kỷ trước, hậu thế phát hiện chi tiết sốc: Chuyên gia càng giải mã càng rùng mình
Chuyện đó đây - 3 ngày trướcBức tranh được vẽ năm 1937 đã khiến cư dân mạng hoang mang, không thể lý giải.

Loài cây quái dị bậc nhất thế giới: Có thể "sinh con" như động vật, tại Việt Nam cũng xuất hiện
Chuyện đó đây - 3 ngày trướcĐây được coi là loài cây điển hình cho sự kỳ lạ.

Tiết lộ mới gây sốc về hình dáng và kích thước thực sự của cá mập Megalodon
Chuyện đó đây - 4 ngày trướcCác nhà khoa học vừa công bố một nghiên cứu đột phá, hé lộ kích thước đáng kinh ngạc và hình dạng thực sự của loài cá mập tiền sử khổng lồ Megalodon.

Trái Đất suýt không có sự sống vì một hành tinh khác
Chuyện đó đây - 5 ngày trướcHệ Mặt Trời suýt có hành tinh thứ 9. Nếu điều đó xảy ra, chúng ta có thể không hiện diện trên Trái Đất.

Bức ảnh khiến hàng triệu người nhìn vào đều phải khóc thét và đồng lòng nói 1 câu duy nhất
Chuyện đó đây - 6 ngày trướcCộng đồng mạng không tranh cãi mà đều có chung nhận định dưới bài đăng này.

Trái Đất suýt không có sự sống vì một hành tinh khác
Chuyện đó đâyHệ Mặt Trời suýt có hành tinh thứ 9. Nếu điều đó xảy ra, chúng ta có thể không hiện diện trên Trái Đất.