Hành trình phi thường của bệnh nhân đầu tiên được ghép gan ở Việt Nam
Ước mơ của Nguyễn Thị Diệp còn dang dở nhưng hành trình chiến đấu chống lại bệnh tật đã truyền cảm hứng và gây xúc động với nhiều người.
Sáng 29/11, tài khoản Facebook Nguyễn Diệp - bệnh nhân đầu tiên được ghép gan tại Việt Nam - phủ một màu đen. Tên thay thế của tài khoản này cũng được ghi "tưởng nhớ", khiến không ít người bàng hoàng vì sự ra đi của cô gái 25 tuổi ở Nam Định.
Người thân và bạn bè của Diệp gửi lời chia buồn, tạm biệt tới chiến binh dũng cảm. "Vậy là kỳ tích đã không đến với gia đình mình một lần nữa! Em yên nghỉ nhé!", một người thân viết trên trang cá nhân.
Sau 17 năm sống cùng lá gan của người cha, phép màu đã không tới với Nguyễn Thị Diệp. Cô ra đi vào rạng sáng 29/11, ít ngày trước khi bước vào đợt điều trị tiếp theo, chờ được ghép tạng lần hai.
Một trong những hình ảnh cuối cùng của Nguyễn Thị Diệp. Ảnh: Facebook nhân vật.
16 giờ cân não cho ca phẫu thuật lịch sử
Vừa chào đời, Diệp đã bị teo đường mật bẩm sinh. Cô bé phải trải qua ca phẫu thuật nối đường mật với ruột (Kazai) vào năm 3 tuổi. Lên 9 tuổi, bệnh tình của em chuyển biến xấu. Diệp buộc phải dừng việc học, lên Hà Nội điều trị. Cha mẹ Diệp không có thu nhập ổn định, khó khăn chồng chất. Họ làm mọi việc để kiếm tiền trang trải và lo viện phí cho con gái.
Ban đầu, em được nhận gan từ một trong hai người cho là ông nội hoặc cha. Cuối cùng, lá gan phù hợp là của cha. Để tiến hành ca phẫu thuật, các y bác sĩ của Học viện Quân y 103 đã phải chuẩn bị trong 5 năm. Nhiều chuyên gia được cử đi nước ngoài học về kỹ thuật ghép gan, miễn dịch, huyết học... Nhiều bệnh viện trong nước cử y, bác sĩ ra nước ngoài học hỏi, theo dõi, quan sát ca ghép gan lịch sử.
Sáng 31/1/2004, ca ghép gan đầu tiên của Việt Nam cho bệnh nhi Nguyễn Thị Diệp được tiến hành tại khoa Phẫu thuật tạo hình, Học viện Quân y 103. Ca phẫu thuật được sự giúp đỡ của bác sĩ người Nhật Masatoshi Makuuchi cùng ê-kíp 12-14 chuyên gia đầu ngành của Việt Nam tại Học viện Quân y, Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai.
Sau 16 giờ cân não, Nguyễn Thị Diệp đã được hồi sinh. Chi phí của ca ghép gan này là 2,6 tỷ đồng. Người chỉ huy kíp mổ lịch sử năm đó là GS.TS Lê Thế Trung.
Nhiều năm đã qua, giáo sư, tiến sĩ thầy thuốc nhân dân Đỗ Tất Cường - nguyên Giám đốc Bệnh viện Quân y 103 - vẫn không quên giây phút bước vào ca phẫu thuật lịch sử. Để chuẩn bị cho ngày mổ, toàn bộ ê-kíp đã sẵn sàng từ 5h. Các y, bác sĩ thức trọn 24 giờ, đến sáng hôm sau mới hoàn thành ca ghép tạng. Không ngơi nghỉ dù chỉ một phút, họ lại tiếp tục túc trực suốt đêm như vậy vào ngày hôm sau.
"Nếu mệt quá, chúng tôi chia nhau tựa lưng vào ghế tranh thủ chợp mắt một lúc. Ghép gan không giống thận. Chúng tôi không được sử dụng máy hỗ trợ. Vì vậy, chúng tôi liên tục túc trực để đảm bảo ổn định cho người cho - nhận. Gần như không ai dám ngủ và đều bị áp lực tâm lý cực kỳ lớn", GS.TS Đỗ Tất Cường nhớ lại.
Từ sau ca ghép gan thành công năm 2004, sức khỏe của Diệp dần ổn định. Tuy nhiên, nữ bệnh nhân phải sử dụng thuốc chống thải ghép. Cô tốt nghiệp Trung cấp Quân y và được chính nơi đã hồi sinh mình nhận vào làm việc. Hàng ngày, cô phụ trách bốc, cân và phân loại thuốc. Vì sức khỏe, Diệp được ưu tiên không phải trực đêm. Bệnh viện Quân y 103 trở thành ngôi nhà thứ hai. Cô gái nhỏ năm nào dần chững chạc trong chiếc áo blouse trắng.
Nguyễn Thị Diệp và bố sau ca ghép gan cách đây gần 17 năm.
Từng hy vọng phép màu đến lần nữa
Một năm trở lại đây, sức khỏe của Nguyễn Thị Diệp có chuyển biến xấu. Ban đầu, cơ thể Diệp mệt mỏi kèm đi ngoài nhiều nhưng cô không nghĩ bệnh trở nặng. Chỉ đến khi bụng chướng to, không ăn uống được, cô mới đi kiểm tra và kết quả chẩn đoán bị men gan tăng cao, xơ gan.
Cô phải nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Quân y 103 vì xơ hóa toàn bộ gan. Diệp gầy rộc, chỉ nặng 38 kg. Ở trên giường bệnh, toàn thân cô gái nhuốm màu vàng, xanh xao, tay chi chít gạc và kim tiêm. Thời điểm đó, Diệp bộc bạch: "Sinh mạng mình phụ thuộc hoàn toàn vào đợt ghép tạng chưa có ngày cụ thể".
Nữ bệnh nhân đã được điều trị nhưng dấu hiệu không thuyên giảm. Để đảm bảo sức khỏe, cô gái 25 tuổi phải truyền huyết tương, đạm 2 lọ/ngày và một chai Abumin cách ngày. Cấu trúc giải phẫu phần gan lấy để ghép của Diệp đã có những biến đổi về mạch máu, tổ chức nên chức năng tạng bước vào giai đoạn xấu. Các bác sĩ đã tính đến chuyện ghép gan, hy vọng một lần nữa hồi sinh bệnh nhân này.
Bà Phạm Thị Thoa, mẹ của bệnh nhân, bỏ hết công việc để chăm sóc con. Để tiết kiệm tiền, bà ngủ ngoài hành lang. Bố của Diệp - ông Nguyễn Văn Phòng - từng đề nghị hai vợ chồng thuê nhà tại Hà Nội để cùng chăm con. Tuy nhiên, ở quê, họ còn một mẹ già 74 tuổi bị liệt.
Bệnh nhân Nguyễn Thị Diệp khi chờ ghép tạng lần hai. Ảnh: Báo Lao động.
Năm 2004, lá gan hồi sinh Diệp là do cha hiến tặng. Tuy nhiên, theo lời Diệp kể, sau đó, sức khỏe của ông, nay đã bước sang tuổi 48, yếu đi nhiều. Bà Thoa trở thành trụ cột chính trong gia đình. "Nếu mẹ hiến gan nữa, cả nhà chẳng còn nổi một người khỏe mạnh", Diệp rơi nước mắt.Cuộc sống của cô gái lại một lần nữa gắn với chiếc giường bệnh và hàng chục vết kim tiêm, truyền thuốc. Bà Thoa kể gần đây con gái thường xuyên lên cơn động kinh. Người mẹ không dám rời con nửa bước. "Ước nguyện lớn nhất của tôi là có thể hiến gan cứu con thêm lần nữa", bà Thoa nói, đôi mắt đỏ hoe, nước mắt chực chờ rơi.
Theo Phó giáo sư Bùi Văn Mạnh, Giám đốc Trung tâm Hồi sức cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Quân y 103, Nguyễn Thị Diệp là trường hợp ghép gan có thể sống lâu nhất tại Việt Nam từ trước đến nay. "Bệnh nhân đã sống với lá gan ghép trong 17 năm. Song, gan ghép cũng có tuổi thọ, tình trạng của Diệp cũng là điều tất yếu", ông nói.
Ghép gan là thủ thuật phức tạp. Tại Việt Nam, chỉ một số cơ sở y tế lớn như Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội), Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) từng thực hiện. Bác sĩ sẽ phải cắt bỏ lá gan bệnh, thay toàn bộ hoặc một phần từ tạng mới từ người hiến chết não hoặc tình nguyện viên còn sống.
Trong lần tái ghép, bệnh nhân sẽ phải đối mặt nhiều vấn đề phức tạp, nguy hiểm hơn so với ca phẫu thuật đầu tiên. Diệp mắc thêm bệnh động kinh, hệ miễn dịch suy giảm, thách thức với các bác sĩ là quản lý bệnh nhân và phòng tránh các biến chứng. "Tôi hy vọng có đủ tài chính và nguồn gan ghép để tái sinh cho Diệp lần hai", Phó giáo sư Mạnh nói thêm.
Ngoài thách thức chưa tìm được nguồn ghép gan phù hợp, Diệp và gia đình còn phải đối mặt gánh nặng chi phí cho phẫu thuật. Mỗi ngày, cô gái luôn nung nấu niềm mong mỏi và khao khát sống mãnh liệt.
Theo chia sẻ từ người nhà bệnh nhân, cách đây khoảng một tuần, Diệp được các bác sĩ tại Bệnh viện Quân y 103 chỉ định về nhà nghỉ ngơi để cơ sở y tế này chuẩn bị trang thiết bị máy móc cho đợt điều trị tiếp theo. Tuy nhiên, mong ước của Diệp đã không thành hiện thực.
Ước mơ của cô vẫn dang dở nhưng hành trình mà Diệp, gia đình và các bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật lịch sử năm nào là dấu mốc quan trọng của nền y học Việt Nam và khiến nhiều người xúc động.
Theo Zing
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 1 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 2 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tế - 4 ngày trướcSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.
Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội đeo hậu môn nhân tạo suốt 9 năm do thói quen nhiều người hay mắc phải
Y tếGĐXH - Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đau bụng cơn vùng hố chậu phải, bí trung đại tiện, khối vùng hậu môn nhân tạo loét sùi, có mùi hôi, chảy dịch.