Hành trình sinh con của cặp vợ chồng chuyển giới người Ấn Độ: Khó khăn chồng chất từ gia đình đến điều kiện tài chính
Cặp đôi này đã tạm dừng quá trình phẫu thuật chuyển đổi giới tình vì mong muốn có được một gia đình hoàn chỉnh với bố mẹ và con cái.
Zahad, 23 tuổi, được sinh ra với giới tính sinh học là nữ, nhưng anh đã sớm xác định được bản dạng giới của mình là nam. Ngược lại, người bạn đời Ziya Pavel của anh xác định mình là phụ nữ dù sinh ra với cơ thể nam giới.
Cặp đôi gặp nhau lần đầu vào 3 năm trước, và cũng bắt đầu yêu nhau kể từ đó. Sau hai năm hẹn hò, cả hai đã quyết định chung sống với nhau và cùng tạo nên một gia đình nhỏ. Nhưng với một đôi vợ chồng chuyển giới, việc nhận con nuôi trở nên vô cùng khó khăn, chính vì thế mà cả hai quyết định tự sinh con.
Vào thời điểm đó, hai người đều đang trong quá trình thực hiện các cuộc phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Ngực của Zahad đã được cắt bỏ, cơ thể cũng được tiêm hormone để giúp giọng nói trầm ấm hơn, cơ bắp phát triển hơn, đồng thời kích thích mọc ria mép.
Cuộc phẫu thuật tiếp theo đáng lẽ sẽ được tiến hành để loại bỏ cơ quan sinh sản nữ trong cơ thể Zahad, nhưng mong muốn có con đã khiến anh phải tạm dừng quá trình điều trị để chuyển sang chuẩn bị cho việc mang thai.
Vì Zahad vẫn còn buồng trứng và tử cung, nên quá trình mang thai cũng không quá khó khăn. Sau khi được mẹ đồng ý, cả hai liền chuẩn bị mang thai, đồng thời ngừng sử dụng hormone để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của em bé.
Mọi chuyện diễn ra vô cùng thuận lợi, tất cả đều tin rằng cả hai sẽ trở thành cặp vợ chồng chuyển giới đầu tiên sinh em bé ở Ấn Độ.
Trong cuộc phỏng vấn với the This Week in Asia, Zahad chia sẻ: “Tôi cảm thấy cơ thể mình có những biến đổi kỳ lạ, bụng ngày càng trở nên to hơn. Nhưng chúng tôi biết rằng mình muốn có con, đó là cơ hội cho tôi có thể làm mẹ trước khi sinh, và trở thành cha của đứa bé sau khi quá trình chuyển đổi hoàn tất”.
Ngày dự sinh của Zahad được xác định rơi vào đầu tháng 3. Sau khi sinh ra, em bé sẽ được nuôi dưỡng nhờ vào ngân hàng sữa của bệnh viện, Zahad và Ziya sẽ tiếp tục cuộc hành trình chuyển giới của mình.
Thực tế, để có được ngày hôm nay, cả hai đã trải qua rất nhiều thử thách, đặc biệt là sự phản đối đến từ phía gia đình hai bên.
Zahad vốn xuất thân từ một gia đình Cơ Đốc giáo, sinh sống tại một làng chài thuộc thành phố Thiruvananthapuram và được đào tạo để trở thành kế toán. Sau khi công khai bản dạng giới của mình, gia đình đã phản đối gay gắt tới nỗi Zahad phải rời khỏi nhà.
Tuy nhiên, khi nghe Zahad nói về chuyện mang thai, gia đình đã dần chấp nhận và ủng hộ lựa chọn của anh, đồng thời giúp đỡ anh trong quá trình chăm sóc thai nhi. Hiện nay Zahad đang làm việc tại một siêu thị.
Thế nhưng, gia đình của Ziya lại không chấp nhận dễ dàng như vậy. Xuất thân từ một gia đình Hồi giáo, cha mẹ chưa bao giờ cho phép cô học khiêu vũ cổ điển, thậm chí, họ còn cắt phăng mái tóc dài của Ziya để cô không thể nhảy nữa.
Không thể chịu đựng được, Ziya rời khỏi nhà để tham dự một lễ hội của thanh niên và từ đó không bao giờ quay trở về nữa. Những ngày tháng sau đó, Ziya theo học khiêu vũ tại một cộng đồng người chuyển giới và trở thành vũ công chuyên nghiệp. Hiện tại cô đang dạy nhảy cho học sinh tại quận Kozhikode.
Hai vợ chồng nhận thức rõ những khó khăn phải đối mặt. Các lớp học khiêu vũ của Ziya không được trả lương cao, công việc tại siêu thị của Zahad cũng vậy. Để đứa trẻ có thể lớn lên đầy đủ, cả hai cần phải tìm thêm các công việc khác.
Bất chấp những thách thức, đôi vợ chồng vẫn kiên quyết và tự hào với lựa chọn của mình. Những hình ảnh “khoe bụng bầu" trên trang cá nhân của hai người cũng nhận được sự ủng hộ và yêu thích từ khắp nơi trên thế giới.
Ảnh màu cực hiếm Trung Quốc cuối thời nhà Thanh: Những gì thấy trên phim có đánh lừa chúng ta bao lâu nay?
Chuyện đó đây - 9 giờ trướcNhững bức ảnh này đã lột tả chân thực cuộc sống tại Trung Quốc vào 100 năm trước.
Bảo tàng Hà Lan công bố ảnh quý về Trung Quốc cách đây gần 100 năm: Điều bất ngờ xuất hiện trên đường phố
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcNhững bức ảnh do nữ nhiếp ảnh gia Ellen Thorbecke ghi lại, hé lộ cuộc sống thường nhật và xã hội Trung Quốc thời kỳ đầu thập niên 1930.
'Hành tinh tu hú' đầu tiên lộ diện: Khoa học có thể đã lạc lối?
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcHành tinh bí ẩn PDS 70 b đe dọa đánh đổ lý thuyết vũ trụ học lâu đời khi để lộ thành phần khác biệt so với đĩa tiền hành tinh của sao mẹ.
Đóng giả hoàng gia Dubai để bán đồ kém chất lượng, KOL Trung Quốc bị cấm
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcNhiều người có sức ảnh hưởng đóng giả làm "công chúa Trung Đông", có lối sống sang trọng đã bị cấm trên mạng xã hội Trung Quốc, vì tiếp thị sản phẩm kém chất lượng.
Khoan giếng trên khu đất của công ty, người đàn ông bị cơ quan chức năng phạt hơn 1 tỷ đồng, còn nhận bản án 'nặng không tưởng'
Chuyện đó đây - 3 ngày trướcHành vi của vị giám đốc Trung Quốc là vi phạm pháp luật và người này đã phải trả một cái giá rất đắt.
Lộ diện thứ lẽ ra không thể tồn tại giữa thiên hà chứa Trái Đất
Chuyện đó đây - 3 ngày trước(NLĐO) - Hai đài thiên văn đã cùng xác định được cặp vật thể khó tin ẩn mình gần "trái tim quái vật" của thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà).
Choáng ngợp trước khoảnh khắc 'nhật chiếu kim sơn' trên đỉnh núi tuyết 7.500 m
Chuyện đó đây - 4 ngày trước"Nhật chiếu kim sơn" là khoảnh khắc những tia nắng chiếu vào núi Cống Ca phủ tuyết, khiến những đỉnh núi tuyết trắng như được mạ vàng rực rỡ.
Nhà khoa học cho rằng hậu duệ tiếp quản Trái Đất từ con người đang nằm trong thực đơn nhà hàng hải sản
Chuyện đó đây - 4 ngày trướcBach tuộc đã đang sở hữu đủ khả năng xây dựng một nền văn minh mới.
Quả trứng 'siêu quý hiếm' được bán với giá 6 triệu đồng
Chuyện đó đây - 4 ngày trướcQuả trứng hình cầu siêu hiếm "tỷ quả có một" được một người đàn ông quyên góp cho tổ chức từ thiện đã được bán với giá 200 bảng Anh (hơn 6 triệu đồng).
Quốc gia này không có đèn giao thông, nhiều xe hơn dân số nhưng vẫn không bao giờ tắc đường
Chuyện đó đây - 5 ngày trướcKhi nghĩ đến giao thông đô thị, hầu hết chúng ta sẽ hình dung đến những con đường đông đúc, xe cộ chen chúc và đèn giao thông sáng chói tại mỗi ngã tư. Tuy nhiên, có một quốc gia châu Âu nhỏ bé đã đi ngược hoàn toàn lối tư duy này. Đó là San Marino, nơi không có bất kỳ đèn giao thông nào, nhưng giao thông vẫn luôn trôi chảy, không ùn tắc, và thậm chí tai nạn cũng rất hiếm.
Quốc gia này không có đèn giao thông, nhiều xe hơn dân số nhưng vẫn không bao giờ tắc đường
Chuyện đó đâyKhi nghĩ đến giao thông đô thị, hầu hết chúng ta sẽ hình dung đến những con đường đông đúc, xe cộ chen chúc và đèn giao thông sáng chói tại mỗi ngã tư. Tuy nhiên, có một quốc gia châu Âu nhỏ bé đã đi ngược hoàn toàn lối tư duy này. Đó là San Marino, nơi không có bất kỳ đèn giao thông nào, nhưng giao thông vẫn luôn trôi chảy, không ùn tắc, và thậm chí tai nạn cũng rất hiếm.