eMagazine

Ngày 23/1/2021, tròn một năm kể từ khi Việt Nam chính thức thông tin về hai ca bệnh COVID-19 đầu tiên là hai bố con người Vũ Hán (Trung Quốc) - nơi được cho là ổ dịch COVID-19 đầu tiên trên thế giới. Tròn 1 năm chống đại dịch kinh hoàng nhất thế giới, Việt Nam được quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia khống chế COVID-19 thành công nhất trong năm 2020.

Tính đến sáng 23/1/2021, Việt Nam ghi nhận 1.548 ca bệnh, 1.411 người đã bình phục, 35 người tử vong đều là những người cao tuổi, có nhiều bệnh lý nền rất nặng. Việt Nam là nước có tỷ lệ số ca/1 triệu dân thuộc loại thấp nhất thế giới.

Hành trình tới quyết định khó khăn nhất cuộc đời làm y tế của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn - Ảnh 1.

Chia sẻ về quá trình chống dịch COVID-19 tại nước ta, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho hay ngành y tế Việt Nam luôn trong tâm thế là nước nhiệt đới, phải đối phó dịch. Do đó, với tất cả tình trạng dịch bệnh, nước ta đều xây dựng y tế dự phòng, hệ thống cảnh báo, theo dõi về tình hình nhiễm các bệnh lý thông qua sự phối hợp với các tổ chức y tế trên thế giới.

Giữa tháng 12/2019, khi Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đang phụ trách, điều hành công tác Y tế, Bộ Y tế đã tiếp nhận thông tin về ca bệnh ở Vũ Hán (Trung Quốc). Nhận thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nước bạn ban đầu công bố bệnh không có khả năng lây lan, nhưng theo thông tin khẳng định của WHO thì virus này lại có khả năng lây lan. Dưới sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ Y tế đã kích hoạt hệ thống y tế trong công tác theo dõi tình hình dịch bệnh và xây dựng biện pháp phòng chống, đồng thời xây dựng biện pháp ngăn chặn, chuẩn bị tâm thế tiếp nhận điều trị bệnh nhân.

Đến ngày 16/1, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn điều trị COVID-19. Một tuần sau, ngày 23/1, tiếp nhận bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM). "Chúng ta chủ động điều trị dù lúc đó, bản chất virus, đường lây lan và biện pháp điều trị còn nghèo nàn" – Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nói.

Nhiều lần khẳng định Việt Nam "không có thông tin gì thêm ngoài những thông tin chính thức của Tổ chức Y tế Thế giới và cơ quan y tế của các nước", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay có nhiều người đặt ra câu hỏi "Việt Nam nhận được thông tin sớm về bệnh COVID-19" nhưng sự thật là "chúng ta rất chủ động".

Cuối tháng 11/2019, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam được giao phụ trách toàn diện Bộ Y tế, lúc đó, vị trí Cục trưởng Cục Y tế dự phòng đang "khuyết". "Tôi cũng đã theo dõi chống dịch nhiều năm và hiểu nhiều khi "nuôi quân ba năm hoặc nhiều năm hơn nhưng chỉ dùng một giờ". Tôi rất lo", Phó Thủ tướng nói.

Đầu tháng 12/2019, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có cuộc họp giao ban Bộ Y tế đầu tiên và yêu cầu lập đội chuyên gia giúp Bộ trưởng chống dịch. Ông dành thời gian hỏi mọi người nghỉ hưu và người trực tiếp chống dịch SARS để học hỏi kinh nghiệm. Nhờ đó, đến khi có dịch, ông nói "đã bớt sự bất ngờ, bớt bỡ ngỡ đi nhiều".

Hành trình tới quyết định khó khăn nhất cuộc đời làm y tế của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn - Ảnh 2.

Đầu tháng 1/2020, Trung Quốc và WHO chính thức thông báo về virus nCoV. Việt Nam đã chủ động bàn bạc các phương án chống dịch. Đến 13/1, quốc gia đầu tiên ngoài Trung Quốc có ca nhiễm là Thái Lan, sau đó đến Nhật Bản và Hàn Quốc ngày 20/1. "Tôi nghĩ 3 nước đó mà có thì chắc chắn Việt Nam hoặc đang có hoặc sẽ có ca bệnh", Phó Thủ tướng nhớ lại.

Hành trình tới quyết định khó khăn nhất cuộc đời làm y tế của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn - Ảnh 3.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm trưởng đoàn đi kiểm tra bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, sáng 22/1/2020

Ngày 21/1 (ngày 27 Tết), Bộ Y tế có cuộc họp đầu tiên về phòng, chống dịch COVID-19. Sáng 22/1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm trưởng đoàn đi kiểm tra bệnh viện là "khâu cuối cùng". 16h ngày 23/1, Phó Thủ tướng nhận tin báo về 2 ca (là hai bố con người Vũ Hán) đang trong Bệnh viện Chợ Rẫy, mẫu xét nghiệm thực hiện tại Viện Pasteur TP HCM. Kết quả có thể được trả sau đó 2 giờ đồng hồ, nghĩa là khoảng 18h.

Việt Nam lúc đó chưa có "mồi chuẩn" xét nghiệm COVID-19. Sau khi tham khảo ý kiến tư vấn, nhiều người cho rằng Việt Nam chưa công bố được bởi "nguyên tắc" lúc đó, hoặc phải đợi "mồi mẫu" gửi từ nước ngoài về Việt Nam để xét nghiệm (mất khoảng vài ngày hoặc một tuần), hoặc gửi mẫu đó ra nước ngoài để đợi họ khẳng định.

"Thời điểm đó sát Tết, tôi phản xạ nhanh trong đầu rằng nếu không may có ca dương tính mà để trong cả dịp Tết sẽ rất nguy hiểm" - Phó Thủ tướng nhớ lại. Ông bàn bạc với Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn - người vừa về tới Việt Nam sau chuyến công tác nước ngoài - đi kiểm tra Bệnh viện Chợ Rẫy ngay, cân nhắc và mời các nhà báo đi theo nếu có ca dương tính sẽ công bố.

Hành trình tới quyết định khó khăn nhất cuộc đời làm y tế của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn - Ảnh 4.

Đúng 18 giờ ngày 23/1 (29 Tết Canh Tý 2020), Việt Nam công bố ca mắc đầu tiên. "Đây là quyết định đầu tiên công bố đầy khó khăn nhưng hoàn toàn đúng đắn" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn là người công bố ca nhiễm COVID-19 đầu tiên ở Việt Nam. Một năm sau lần công bố đó, ông vẫn nói đó là "Quyết định rất khó khăn, gần như là khó khăn lớn nhất cuộc đời tôi suốt cuộc đời làm y tế". Bởi khi chúng ta công bố có ca bệnh, tất cả biện pháp y tế dự phòng, giám sát dịch phải kích hoạt, đặc biệt đời sống sinh hoạt của người dân khi cận Tết rất ảnh hưởng.

Hành trình tới quyết định khó khăn nhất cuộc đời làm y tế của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn - Ảnh 5.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn tới Bệnh viện Chợ Rẫy ngay sau chuyến đi công tác nước ngoài, để kiểm tra hai trường hợp đang xét nghiệm nCov, ngày 23/1/2020 (4h chiều 29 Tết Canh Tý). 2h sau đó ông công bố hai ca này dương tính.

Sau khi công tác nước ngoài về, chiều 23/1, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhận được điện thoại của Phó Thủ tướng về việc vào xem hai ca đó như thế nào thì tôi vào luôn cùng anh em bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy. "Đúng là tình trạng nhiễm virus rồi. Lúc đó, người bố thì đã bắt đầu nặng lên, phải thở không xâm lấn, hỗ trợ hô hấp. Sau khi thăm bệnh nhân xong, tôi gọi điện cho lãnh đạo Viện Pasteur TP HCM, cho kết quả bệnh nhân đã dương tính lần 2" - Thứ trưởng nhớ lại.

Quy trình lúc đó, phải gửi mẫu ra nước ngoài, xác định lại bởi phòng lab được WHO công nhận, rồi mới công bố. Còn trong nước, lúc đó giao cho một bộ phận là Cục Y tế dự phòng có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo Bộ để công bố.

Hành trình tới quyết định khó khăn nhất cuộc đời làm y tế của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn - Ảnh 6.

"Tuy nhiên, thời điểm đó nhạy cảm, tôi xin ý kiến và nhận sự đồng thuận của Phó Thủ tướng và tôi đã công bố hai ca dương tính đầu tiên" - Thứ trưởng nhớ lại. Ngay sau khi công bố, chúng ta kích hoạt hệ thống phòng dịch. Sau đó một thời gian ngắn, Việt Nam phát hiện trường hợp tiếp viên khách sạn ở Khánh Hoà tiếp xúc bệnh nhân COVID-19 đã nhận kết quả dương tính.

"Đó là quyết định khó khăn, nhưng chúng tôi không hối hận với quyết định công bố đó" - Thứ trưởng khẳng định.

Hành trình tới quyết định khó khăn nhất cuộc đời làm y tế của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn - Ảnh 7.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ thêm, chiều tối 29 Tết Việt Nam công bố 2 ca đầu tiên, ngày 30 Tết, Bộ Y tế tiếp tục họp với sự tham gia của WHO.

Tại cuộc họp đó vẫn có ý kiến cho rằng việc Việt Nam công bố như vậy là "chưa đúng". Nhưng lãnh đạo Bộ Y tế kiên trì thuyết phục và đưa ra ngay các biện pháp kiểm soát người qua biên giới, đặc biệt là biện pháp bắt buộc khai báo y tế với những người đến từ Trung Quốc. Dù WHO lúc đó họ không khuyến khích đi lại và giao thương, chưa có nước nào khai báo y tế bắt buộc. Tuy nhiên, Việt Nam – quốc gia có đường biên giới dài và trình độ phát triển còn hạn chế hơn các nước bạn - nên Việt Nam lựa chọn biện pháp chống dịch sớm hơn một bước, cao hơn một mức, điều này cũng góp phần cùng với các nước bạn và thế giới chống dịch.

Hành trình tới quyết định khó khăn nhất cuộc đời làm y tế của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn - Ảnh 8.

Hai bệnh nhân nhiễm chủng mới của virus corona đầu tiên phát hiện ở Việt Nam đã được điều trị khỏi, tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Chiến lược "đi trước một bước, cao hơn một mức" vẫn được kiên trì cho đến sau này trong suốt quá trình chống dịch ở Việt Nam.

Võ Thu

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 23 giờ trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 4 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top