Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Hậu phương” của những nhà báo­ tác nghiệp tâm dịch COVID-19

GiadinhNet - Như những chiến sĩ ở tuyến đầu chống dịch, PV của Báo Gia đình & Xã hội cũng đã có những ngày tháng sống và làm việc xuyên đêm ở tâm dịch để cập nhật tình hình dịch bệnh kịp thời, chân thực và chính xác nhất. Phía sau họ là những người vợ, người mẹ, con thơ... cũng lặng lẽ hy sinh cuộc sống riêng tư vì tiền tuyến lớn.

Trong cuộc chiến chống đại dịch COVID- 19, nhiều PV Báo Gia đình & Xã hội đã lao vào tâm dịch, nhất là phóng viên mảng Thời sự - Xã hội, Y tế. Ngoài việc chấp nhận đối mặt với nguy hiểm của loại dịch bệnh COVID-19, họ còn phải chịu những thách thức trên mặt trận thông tin, để có góc nhìn riêng, độc đáo trong những tác phẩm báo chí của mình.

“Hậu phương” của những nhà báo­ tác nghiệp tâm dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Gia đình nhà báo Lê Bảo. Ảnh: NVCC

Con giận vì cả tháng Bố chẳng về nhà

Chị Vũ Kim Linh (vợ nhà báo Lê Bảo - PV Phòng Đời sống Xã hội) chia sẻ, khi nhận được tin nhắn của chồng ngay trong buổi chiều hôm đó anh vào tâm dịch Đà Nẵng công tác, do chưa chuẩn bị tâm lý, chị đã khóc ngay tại bàn làm việc. Chị Linh tâm sự: "Có thể do có con gái mới hơn 3 tuổi hay nhõng nhẽo, lại đang mang bầu tháng thứ 5 nên em đã nhạy cảm và xúc động như vậy. Em sợ chồng vào đó tác nghiệp sẽ nguy hiểm, không lường trước được những diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Bản thân em cũng làm nghề báo nên hiểu, thông cảm và cũng tự hào vì chồng cũng góp phần nhỏ bé vào công cuộc chống dịch của cả nước, song vẫn không khỏi tủi thân khi nghĩ đến thời gian sắp tới sẽ chỉ có 3 mẹ con ở nhà với nhau. Lúc vợ chồng cùng sắp xếp đồ, anh ấy chỉ nói đi 1-2 tuần và thêm 14 ngáy cách ly sẽ về nhưng thời gian thực tế tới gần 2 tháng".

Chia tay chồng, lòng dạ ngổn ngang với những lo lắng vẩn vơ nhưng chị Linh cố gắng kìm nén để không bật khóc. Chị nhắn cô giáo của con gái cho bố con gặp nhau một lát nhưng không xuống cùng vì sợ 2 mẹ con sẽ cùng khóc. "Trường con gái học ngay dưới sân chung cư và từ cửa sổ phòng khách có thể quan sát được rất rõ nên khi anh qua trường ôm con rồi vội vàng đi, lúc đó em tự nhiên bật khóc như đứa trẻ".

Chị Linh chia sẻ, đây cũng là khoảng thời gian vợ chồng xa nhau nhiều nhất, vất vả nhất từ trước tới nay. Bé Sâu - con gái anh chị đặc biệt quấn bố nên không có bố nằm cạnh rất khó ngủ. Tối đến, mẹ phải phải lấy áo, lấy gối của bố cho con ôm lấy hơi, con mới ngủ được. Để dỗ con ngủ, trong tuần đầu, Bảo đều gọi điện qua Facebook nói với con rằng: "Con ngủ đi, mai bố về với con". Nhưng chỉ vài ngày sau bé Sâu không tin nữa, con bắt đầu dỗi bố, cứ thấy bố gọi điện là tắt máy và nói: "Hồm nào bố cũng nói mai về nhưng mà con chẳng thấy bố đâu"...

Những lần đi khám thai chỉ có một mình, cảm giác ngậm ngùi, tủi thân lại đến nhưng chị Linh lại nhanh chóng gạt đi để tâm trạng không ảnh hưởng tới con. Suốt thời gian chồng ở Đà Nẵng, chị luôn theo dõi tin tức cập nhật tình hình dịch bệnh tại đó trên báo điện tử Gia đình & Xã hội (www.giadinhnet.net.vn). Không một bài báo nào của chồng và đồng nghiệp mà chị bỏ sót.

Chị chia sẻ: "Khi tình hình dịch bệnh tại Đà Nẵng có những tín hiệu tích cực, nhận tin chồng được trở về và cách ly tại Hà Nội, em mới thở phào nhẹ nhõm. Hết thời gian cách ly cùng đoàn, chồng em tự nguyện cách ly tại nhà thêm 1 tuần mới gặp vợ con. Hôm anh về nhà, em qua trường đón con sang bên ông bà ngoại ở tạm, báo để chồng ra cửa sổ nhìn về lớp học của con mà em chỉ muốn chạy ngay lên nhà. Em vẫn không dám nói với con là bố đã về vì sợ con đòi lên gặp bố ngay".

Khi cả nhà được đoàn tụ, khi đó chị không khóc mà chỉ cười vì thấy quãng thời gian đó cả nhà đều rất cố gắng và biết cách thông cảm, chia sẻ, động viên nhau. Bây giờ chỉ cần nghe bố nói đến chữ "đi công tác" là bé Sâu oà khóc, nhưng với các bạn của mình, bé vẫn tự hào khoe: "Bố Chim Sâu cùng các bác sĩ tiêu diệt được cô-vít đấy!".

Gặp bố nhưng bố lại vội vã bỏ đi

“Hậu phương” của những nhà báo­ tác nghiệp tâm dịch COVID-19 - Ảnh 2.

Gia đình nhà báo Minh Thùy. Ảnh: NVCC

Có chồng (Minh Thùy, Trưởng đại diện Văn phòng miền Trung của Báo) cùng vào tâm dịch Đà Nẵng cùng PV Lê Bảo, chị Đoàn Thị Mỹ Loan bồi hồi nhớ lại bữa cơm cùng chồng trước chuyến công tác. "Hôm đó, vừa ngồi xuống bàn ăn cơm trưa thì chồng có điện thoại. Anh ra ngoài nghe một lúc rồi vào nhà vui vẻ ăn tiếp như bao cuộc điện thoại công việc thông thường khác. Xong bữa, anh bảo hai vợ chồng ra bàn uống nước rồi nhẹ nhàng: "Mai bố đi công tác Đà Nẵng chống dịch cùng với đoàn Bộ Y tế". Tôi tưởng anh đùa vì Đà Nẵng đang là "điểm tránh" của mọi người. Lúc đó mẹ con tôi rất buồn vì không quen cảnh bố đi xa. Bản thân tôi là cán bộ công tác tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Tĩnh cũng hiểu được sự nguy hiểm của chuyến đi nếu chẳng may sơ suất bị lây nhiễm. Tôi chuẩn bị tất cả các tư trang cần thiết cho chồng vào vùng dịch như: Khẩu trang, sát khuẩn tay, quần áo bảo hộ…".

Là cán bộ thuộc CDC Hà Tĩnh, chị Loan vẫn thường cùng các đồng nghiệp trực tiếp đến các khu cách ly y tế, các cơ sở khám chữa bệnh với bao nguy hiểm của dịch bệnh… Dù không muốn xa chồng trong hoàn cảnh này nhưng lúc đó chị đã tự trấn an mình rằng, nghề nào cũng sẽ phải vất vả hy sinh.

"Rất may lúc bố đi, hai con nhỏ còn say giấc. Mẹ con ngóng tin từng ngày, mỗi lần nhắn tin chưa thấy anh trả lời là lo lắng lại dâng lên với vô vàn câu hỏi. Mỗi tối, sau khi hoàn thành xong bài tập, cả nhà lại được gặp nhau qua điện thoại. Hai bạn nhỏ ríu rít tranh nhau kể cho bố nghe thành tích học tập hay mách tội lẫn nhau nhờ bố xử lý vì chị/em đã làm mình khóc", chị Loan chia sẻ.

Chuyến đi của Minh Thùy lâu hơn dự kiến ban đầu nên mỗi lần điện thoại là các công chúa nhỏ lại dồn dập những câu hỏi lặp đi lặp lại: "Khi nào bố mới về?", "Tuần sau là tuần nào?"… Mỗi lần thoáng nghe tiếng xe gần ngõ, hai con lại chạy ra ngó nghiêng vì cứ ngỡ bố về. Ba mẹ con chưa bao giờ thèm bữa cơm đoàn viên cùng bố đến như vậy. Nhất là mỗi lần Minh Thùy có kết quả xét nghiệm âm tính, cả nhà lại vui mừng khôn xiết và niềm hy vọng bố sớm được trở về lại được nhen nhóm.

"Kết thúc chuyến công tác gần 1 tháng tại Đà Nẵng, anh ấy phải tiếp tục chuyến hành trình đi cách ly tại Hà Nội 14 ngày. Xe chở anh đến điểm cách ly y tế có đi qua con đường gần nhà. Thoáng thấy bóng, hai bạn nhỏ toan chạy lại để được bố ôm và vỗ về sau gần 1 tháng xa cách nhưng bị bố ra dấu hiệu dừng lại, thậm chí bố chạy đi để giữ khoảng cách an toàn với con. Ấm ức và tủi thân, cả quãng đường trở về nhà cô em cứ vậy vừa đi, vừa khóc, không hiểu lý do vì sao mình không được bố ôm, cô chị đã lớn hiểu chuyện, chỉ im lặng với vẻ mặt buồn thiu", chị Loan nhớ lại.

Cuộc sống ngổn ngang vẫn luôn nói "em và con đều ổn"

“Hậu phương” của những nhà báo­ tác nghiệp tâm dịch COVID-19 - Ảnh 3.

Vợ và con gái nhà báo Đức Tùy. Ảnh: NVCC

Chị Phạm Thị Chọn (vợ nhà báo Đức Tùy - PV thường trú Báo Gia đình & Xã hội tại Văn phòng Đông Bắc) chia sẻ: "Chỗ trống anh để lại trong những ngày xa nhau đặc biệt, em không sao khỏa lấp được, cảm giác cuộc sống lệch nhịp đến ngổn ngang nhưng khi nào nói chuyện với chồng cũng bảo em và con ổn". Ngày chồng vào tâm dịch tác nghiệp là khoảng cách không chỉ tính bằng ngày tháng, mà còn là quãng thử thách thật sự của mọi lo lắng, niềm thương và nỗi nhớ khó có thể nguôi ngoai, ngày nào vẫn còn chưa thấy chồng bình an trở về đoàn tụ.

Ở thời điểm đó, nỗi lo lớn nhất của chị Chọn không gì ngoài việc chồng bình an và các bản tin về những ca dương tính phát sinh trong vùng dịch. Cũng vì thế, mà mỗi tối gọi điện cho nhau không bao giờ chị quên nhắc chồng phải tự bảo vệ mình, bởi đó cũng là cách duy nhất để anh Tùy có thể bình an trở về, để gia đình sớm đoàn tụ bên nhau.

Chị Chọn vẫn nhớ như in ngày chồng nhận được quyết định của cơ quan cử vào tâm dịch với tin nhắn của chồng: "Mẹ con phải sắp xếp về quê lánh dịch vì bố phải vào tâm dịch tác nghiệp. Cả nhà cùng ở với nhau lúc này vô cùng nguy hiểm, bố dễ gây họa cho hai mẹ con".

Đó là khi dịch xuất hiện ở xã Thanh Giang (huyện Thanh Miện, Hải Dương), tiếp đến là TP Hải Dương với điểm dịch tại số 36 Ngô Quyền. Chị Chọn nhớ lại: "Thời điểm này, TP Hải Dương tiến hành cách ly xã hội, khuyến cáo người dân không ra đường, các tuyến đường ra vào thành phố được lập các chốt kiểm soát thì lượng công việc của anh ấy tăng lên, khó khăn hơn. Mẹ con buộc phải rời nhà về quê lấy chỗ cho bố yên tâm tác nghiệp.

Con gái thường quấn bố nên khi xa thì nhớ bố lắm nhưng công việc không thể khác được. Nhiều hôm con cũng hỏi bố đi đâu mà lâu về thế mẹ? Em chỉ nói rằng, hôm nào bố cũng về nhưng về muộn con đã ngủ rồi, mai bố lại đi sớm, con chưa dậy nên không biết. Tối nào bố cũng thơm má con đấy.

Làm vợ nhà báo với công việc phải di chuyển nhiều, bao năm, em cũng hiểu công việc vất vả, vô cùng áp lực. Lần này áp lực nhân đôi. Áp lực từ sự an toàn, áp lực về việc cạnh tranh thông tin với các báo khác. Anh ấy dù không trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân nhưng chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng có thể bị nhiễm bệnh khi vào vùng dịch.

Mỗi tối nói chuyện, anh vẫn kể cho hai mẹ con nghe về lịch trình công việc hằng ngày của mình. Anh vẫn vậy, dù câu chuyện như nào cũng không giấu được nỗi thương vợ, nhớ con. Nhưng em rất vui bởi ánh lên trong những câu chuyện anh kể, em thấy anh ấy buộc phải chu đáo với bản thân, nấu ăn lo cho mình để có sức khỏe tốt nhất để phòng dịch và làm việc".

Dịch COVID-19 gây ra nhiều phiền toái và hệ lụy lớn, nhất là với những gia đình có người thân phải vào tâm dịch nhưng đây cũng là thời gian họ đo cảm xúc trong nhau. Họ thấy cần nhau nhiều hơn, quan tâm nhau nhiều hơn, yêu thương nhiều hơn và thấu hiểu nhau nhiều hơn nữa.

Mai Hạnh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nhận 'bồi thường' từ nhân tình của vợ, chồng bị kiện tội tống tiền

Nhận 'bồi thường' từ nhân tình của vợ, chồng bị kiện tội tống tiền

Chuyện vợ chồng - 1 giờ trước

Sau khi bắt quả tang vợ ngoại tình và nhận tiền ''bồi thường'', một người đàn ông ở Trung Quốc phải ngồi tù vì bị nhân tình của vợ kiện tội tống tiền.

Người đàn ông cầu hôn bạn gái kém 30 tuổi sau 24 giờ gặp mặt

Người đàn ông cầu hôn bạn gái kém 30 tuổi sau 24 giờ gặp mặt

Chuyện vợ chồng - 14 giờ trước

Người đàn ông 59 tuổi cầu hôn bạn gái chỉ sau 24 giờ họ gặp nhau lần đầu. Với ông, đó đích thực là tình yêu từ cái nhìn đầu tiên.

4 con giáp 'lắm mối tối nằm không'

4 con giáp 'lắm mối tối nằm không'

Gia đình - 15 giờ trước

GĐXH - Những con giáp này là tuýp người đi tới đâu vận đào hoa nở tới đó nhưng họ lại rất khó tìm được nửa kia cho mình.

Áp dụng quy tắc 3 phút sẽ rút ngắn con đường đến thành công của bạn

Áp dụng quy tắc 3 phút sẽ rút ngắn con đường đến thành công của bạn

Gia đình - 19 giờ trước

GĐXH - Có thể đối với nhiều người không có sự khác biệt giữa việc tận dụng 3 phút và lãng phí 3 phút. Thế nhưng, theo thời gian có một khoảng cách lớn giữa 2 sự lựa chọn này.

Bà nội dúi chiếc hộp đỏ vào tay mẹ, tôi đứng ngoài chứng kiến mà rơi nước mắt

Bà nội dúi chiếc hộp đỏ vào tay mẹ, tôi đứng ngoài chứng kiến mà rơi nước mắt

Gia đình - 20 giờ trước

Mỗi khi nghĩ lại, tôi vẫn nhớ hình ảnh bà nội và mẹ: Một người từng kiên cường nhưng rồi nhận ra sự yếu đuối của mình, một người dù thầm lặng nhưng lại mạnh mẽ và kiên trì hơn bao giờ hết.

4 cung hoàng đạo có lối sống chuẩn mực

4 cung hoàng đạo có lối sống chuẩn mực

Gia đình - 22 giờ trước

GĐXH - Hành xử chuẩn mực trong cuộc sống giúp những cung hoàng đạo này tạo nên giá trị đặc biệt cho bản thân.

Chồng 50 tuổi ngoại tình với bà cụ 80 tuổi: Cảm thấy có lỗi với vợ nhưng không thể thoát ra

Chồng 50 tuổi ngoại tình với bà cụ 80 tuổi: Cảm thấy có lỗi với vợ nhưng không thể thoát ra

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Anh biết phản bội vợ là sai trái nhưng anh không thể cưỡng lại sự cám dỗ.

Người EQ thấp thường hay thể hiện 7 điều mà người EQ cao không bao giờ làm

Người EQ thấp thường hay thể hiện 7 điều mà người EQ cao không bao giờ làm

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Trí tuệ cảm xúc (EQ) thấp đề cập đến việc không có khả năng nhận thức cảm xúc (của cả bản thân và người khác). Thậm chí, người EQ thấp liên tục làm hoặc nói những điều sai trái, không đúng lúc.

Chồng ngoại tình còn tỏ ra yếu đuối: 'Em muốn đi hay ở cũng được...'

Chồng ngoại tình còn tỏ ra yếu đuối: 'Em muốn đi hay ở cũng được...'

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Có một kiểu đàn ông ngoại tình bị phát hiện bỗng nhiên trở thành kẻ yếu đuối: “Em muốn đi hay ở cũng được, nhưng đừng để anh chọn".

Vợ 30 tuổi sững sờ khi nhận được cuộc gọi từ tiểu tam U60, tìm đến tận nhà thì phát hiện sự thật động trời

Vợ 30 tuổi sững sờ khi nhận được cuộc gọi từ tiểu tam U60, tìm đến tận nhà thì phát hiện sự thật động trời

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Chồng của người phụ nữ 30 tuổi này trong 2 tháng đã gọi 80 cuộc điện thoại, liên tục chuyển tiền vào số máy của người tự xưng là tiểu tam.

Top