Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hãy để sinh con trai, con gái theo quy luật tự nhiên

Thứ ba, 16:00 10/07/2018 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Theo các nhà nhân khẩu học, nếu tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) không được cải thiện trong thời gian tới sẽ để lại hệ lụy rất lớn đối với xã hội. Đó là tình trạng thừa nam thiếu nữ, nam giới sẽ khó lấy vợ, hoặc không kết hôn. Điều này dẫn tới thay đổi cấu trúc dân số, tan vỡ cấu trúc gia đình, kéo theo hệ lụy về an ninh trật tự, tăng tệ nạn mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em, tăng bạo hành gia đình, tăng bất bình đẳng giới…


Hãy để sinh con trai con gái theo quy luật tự nhiên, vì sự phát triển của giống nòi và nâng cao bình đẳng giới. Ảnh: ai Anh

Hãy để sinh con trai con gái theo quy luật tự nhiên, vì sự phát triển của giống nòi và nâng cao bình đẳng giới. Ảnh: ai Anh

Vẫn nặng nề tư tưởng “thằng chống gậy”

TS Lê Cảnh Nhạc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cho biết, mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) là một vấn đề xã hội mới xuất hiện ở Việt Nam. Tuy xuất hiện sau các quốc gia trên thế giới khoảng 20 năm nhưng tốc độ diễn ra hết sức nhanh chóng. Từ năm 2001 đến nay, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ gia tăng tỷ số GTKS cao nhất. Nếu năm 2000, tỷ số GTKS ở nước ta vẫn ở mức cho phép, tức là từ 103 - 107 trẻ em trai /100 trẻ em gái, thì năm 2014, tỷ lệ này tăng lên là 112,2 trẻ em trai/100 trẻ em gái. Hiện nay tỷ số giới tính khi sinh ở nước ta vẫn đang ở mức 112,2 trẻ em trai/100 trẻ em gái.

Theo TS Lê Cảnh Nhạc, với nỗ lực của ngành Dân số và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tốc độ gia tăng tỷ số GTKS đã chậm lại, tuy nhiên kết quả chưa thực sự được như mong muốn. Theo số liệu thống kê hàng năm, trên 50% số tỉnh, thành phố có tỷ số GTKS của năm sau cao hơn năm trước. Riêng năm 2016, chỉ có 18 tỉnh, thành phố có tỷ số GTKS giảm, còn 45 tỉnh, thành phố có tỷ số GTKS tăng so với năm 2015. Các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, miền núi phía Bắc, tỷ số GTKS vẫn tăng hàng năm. Đáng chú ý, tỷ số GTKS cao ngay trong lần sinh đầu tiên và đặc biệt tăng cao trong lần sinh thứ 3.

Theo các nhà nhân khẩu học MCBGTKS sẽ gây ra nhiều hệ lụy xấu đối với xã hội. Đó là tình trạng thừa nam, thiếu nữ. Sự khan hiếm cô dâu có thể dẫn đến việc phụ nữ phải kết hôn sớm, tỷ lệ ly hôn và tái hôn của phụ nữ sẽ cao hơn cũng như gia tăng tình trạng tranh giành trong quá trình tìm kiếm bạn đời. Từ đó kéo theo hệ lụy về việc mua bán phụ nữ và trẻ em, đặc biệt dễ gia tăng tình trạng mại dâm, xâm hại tình dục…

Phát biểu tại Hội thảo 1 năm triển khai Đề án kiểm soát MCBGTKS do Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức năm 2017, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng MCBGTKS, trong đó, ở nhiều địa phương nhất là các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng vẫn còn tồn tại quan niệm “một trăm đứa khóc như ri không bằng một đứa nó đi giật lùi”. Điều này còn in đậm trong từng nếp nhà, nếp nghĩ của người dân. Họ cho rằng, con trai mới là người chăm sóc cha mẹ khi về già, do đó, nhiều người cố tìm mọi cách đẻ cho bằng được “thằng chống gậy” để nối dõi tông đường.

Thực tế, có nhiều bà vợ dù tuổi đã cao và có một đàn con nheo nhóc nhưng vẫn bị chồng ép sinh thêm con vì những đứa con trước đó toàn là con gái hay có những phụ nữ tối ngày bị chồng “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” vì bị coi là không biết đẻ con trai, để chồng không dám ngẩng đầu với anh em họ hàng. Vì vậy, dù muốn hay không, trước áp lực của gia đình, dòng họ, bản thân nhiều người phụ nữ đã phải tìm mọi cách để cố “nặn” cho bằng được một đứa con trai để yên cửa yên nhà.

Họ tìm đến các dịch vụ lựa chọn giới tính thai nhi trước khi mang thai như đi xem bói, tính ngày trứng rụng, uống thuốc hay đi siêu âm để phát hiện giới tính thai nhi. Đến khi không đạt được giới tính thai nhi như mong muốn, họ lại sẵn sàng “chối bỏ” quyền được sống của những thai nhi đó bằng các can thiệp của khoa học, kỹ thuật. Đây là một thực tế đáng buồn nhưng vẫn hiển hiện hàng ngày trong đời sống hiện nay và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng lựa chọn giới tính thai nhi trước và trong khi mang thai.

Nâng cao vai trò của phụ nữ và trẻ em gái

Nghị quyết Trung ương 6, khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới đã đặt ra mục tiêu: Giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - xã hội. Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên... Như vậy, giảm dần tình trạng MCBGTKS là việc làm cấp bách để đến năm 2030, tỷ số giới tính khi sinh ở mức dưới 109 bé trai/100 bé gái.

Theo bà Astrid Bant, Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam, nguyên nhân cốt lõi của vấn đề MCBGTKS là sự bất bình đẳng giữa nam và nữ. Tình trạng lựa chọn giới tính thai nhi trước khi sinh trở nên nghiêm trọng hơn do tâm lý thích sinh con trai hơn con gái của nhiều gia đình Việt. Do đó, giải pháp của vấn đề không phải là chỉ tập trung vào giải quyết hiện tượng, chẳng hạn như cấm siêu âm hay phá thai lựa chọn giới tính mà cần nhìn nhận vấn đề trong bối cảnh rộng lớn hơn khi con trai luôn được coi trọng hơn con gái.

Vì vậy, để nâng cao vai trò của người phụ nữ, việc đầu tiên là nâng cao vị thế của họ và quan tâm, chia sẻ, bình đẳng về mọi mặt giúp cho phụ nữ nâng cao hiểu biết về bình đẳng giới, xóa bỏ tâm lý tự ti, cam chịu, định kiến, giúp họ nâng cao trình độ văn hóa chuyên môn, cân đối giữa con người xã hội và con người gia đình, phê phán ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử với nữ giới. Mặt khác, đối với nam giới cũng cần học tập, nâng cao hiểu biết về bình đẳng giới, thay đổi quan niệm định kiến, dần dần xóa bỏ tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, tiến tới xã hội bình đẳng hơn.

Để góp phần nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái, cuối năm 2017, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) đã tổ chức lễ mít tinh phát động các hoạt động truyền thông về giảm thiểu MCBGTKS với chủ đề: “Hãy tạo mọi điều kiện thuận lợi để trẻ em gái tạo dựng và phát huy vị thế xứng đáng trong xã hội”. Tại đây, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế, Chi cục DS-KHHGĐ các tỉnh, thành phố tăng cường công tác phối hợp các ban, ngành liên quan, huy động sự vào cuộc của cả cộng đồng đẩy mạnh thực thi và giám sát nghiêm minh pháp luật về giải quyết MCBGTKS; tăng cường hiệu quả công tác truyền thông, thay đổi nhận thức của mỗi người dân, quan tâm hơn nữa đến công tác bình đẳng giới..., phấn đấu đạt mục tiêu về tỷ số giới tính khi sinh vào năm 2030.

Thực tế thời gian vừa qua, những biện pháp nhằm giảm tỷ lệ MCBGTKS chưa đáp ứng được yêu cầu, bởi phần lớn mới chú trọng về kỹ thuật, cấm siêu âm, chẩn đoán giới tính, cấm phá thai lựa chọn giới tính... Theo ông Tạ Duy Quy, Trưởng phòng Thanh tra DS-KHHGĐ (Thanh tra Bộ Y tế), một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng MCBGTKS là sự tuân thủ pháp luật của một số cơ quan, cá nhân chưa nghiêm túc; công tác thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực này chưa thường xuyên và kết quả còn nhiều hạn chế.

Do đó, để hạn chế tình trạng gia tăng MCBGTKS thì việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi là rất cần thiết và phải được thực hiện một cách lâu dài, thường xuyên. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát các trung tâm y tế công lập, các phòng khám y tế tư nhân nhằm phát hiện ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm lựa chọn giới tính thai nhi, có các chế tài đủ mạnh để xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật..

Cẩn trọng với các “mẹo” sinh con theo ý muốn

Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của mạng lưới công nghệ thông tin ảnh hưởng khá lớn đến tình trạng lựa chọn giới tính thai nhi. Theo đó, nhiều người chẳng cần phải đi đâu xa, chỉ cần ngồi trước màn hình máy tính gõ các cụm từ: "Sinh con theo ý muốn"; "Bí quyết giúp sinh con trai" trên Google là đã có hàng nghìn kết quả hiện ra nhan nhản trước mắt người dùng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc sinh con trai hay con cái nên thuận theo quy luật tự nhiên. Người dân không nên tin theo những tài liệu trên mạng chưa có căn cứ để thực hiện theo, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là sức khỏe sinh sản về sau.

Nguyễn Mai

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Dân số và phát triển - 49 phút trước

GĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Phụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.

Top