Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hè về, bệnh hiểm rục rịch hoành hành

Thứ năm, 11:00 25/05/2017 | Y tế

GiadinhNet - Thời điểm này, một số trường mẫu giáo, tiểu học, THCS trên cả nước đã bắt đầu cho học sinh nghỉ hè. Đây cũng là thời điểm thời tiết chuyển mùa, nắng – mưa liên tục, kèm theo nhiều bệnh dịch hoành hành… khiến trẻ em là đối tượng rất dễ mắc các bệnh.

Cần đưa trẻ em đi khám khi thấy có dấu hiệu bất thường. Ảnh: P.V
Cần đưa trẻ em đi khám khi thấy có dấu hiệu bất thường. Ảnh: P.V

Viêm não, viêm màng não vào mùa

Theo đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương, thông thường, ngay từ cuối tháng 3 đầu tháng 4, Bệnh viện xác định cơ số các cháu đến khám đông hơn. Ngoài vấn đề bệnh tật mùa hè, một phần khác là do các cháu được nghỉ hè nên bố mẹ cũng muốn đưa con cái đi khám sức khỏe. Do vậy, con số tăng hơn khoảng 10 – 15% so với các ngày khác ở trong năm.

Còn tại Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ cho biết, từ tháng 5 hàng năm và trong suốt các tháng hè, số mắc viêm não, màng não do virus thường gia tăng. Đây là bệnh có tỷ lệ tử vong và di chứng cao. PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, virus viêm não thường “tấn công” trẻ dưới 15 tuổi, đây cũng là lứa tuổi có nguy cơ cao bị mắc bệnh.

Mới đây, một bé trai 9 tuổi (ở Hà Nội) được bố mẹ đưa đến Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai khám do sốt, nhưng bé vẫn tỉnh táo, chỉ biểu hiện đau đầu nhiều, nôn... Qua khám và kết quả xét nghiệm, cháu được chẩn đoán viêm màng não. Trong khi đó, PGS.TS Nhi khoa Nguyễn Tiến Dũng, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, với những dấu hiệu bé mắc phải, không nhiều bác sĩ nghĩ đến ngay từ đầu là bé mắc viêm màng não.

Một trường hợp khác là bé Hoàng Ngọc M (gần 1 tuổi, ở Hà Nội) vào điều trị Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng sốt li bì, thóp phồng. Bé được nhập viện khẩn trương theo dõi viêm não, màng não. Qua khám lâm sàng và kết quả xét nghiệm, các bác sĩ chỉ định cho bé được điều trị viêm màng não.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, mùa hè thường gia tăng các ca viêm não, màng não do các tác nhân gây bệnh phát triển. Viêm não, màng não có thể điều trị khỏi, không để lại di chứng nhưng quan trọng nhất là trẻ phải được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), trong tháng 4 vừa qua đã ghi nhận 56 trường hợp mắc viêm não do virus tại nhiều tỉnh thành, chiếm 43% trường hợp mắc bệnh trong 4 tháng qua, trong đó 5 trường hợp tử vong. Số ca mắc dự báo sẽ còn tăng cao trong các tháng hè khi thời tiết nắng nóng hơn. PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, cần đưa ngay đến cơ sở y tế khi trẻ có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương như: Nhức đầu dữ dội, nôn mửa; rối loạn tinh thần ở các mức độ khác nhau: Vật vã mê sảng hoặc li bì, lú lẫn, hôn mê kèm theo co giật, cử động bất thường hoặc bị liệt.

Say nắng, bệnh truyền nhiễm rất dễ mắc phải vào mùa hè

PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trong thời điểm hiện nay, các em học sinh nhỏ tuổi chuẩn bị bước vào những kỳ nghỉ kéo dài, lại trong mùa nắng nóng, do đó, bệnh liên quan nắng nóng là tình trạng hay gặp ở các em. Nhiều bé ra chơi ngoài nắng nóng nhiều và đi tắm biển kéo dài trong khoảng thời gian từ 10h – 16h, các em hoàn toàn có thể bị say nhiệt. Nắng nóng gây ra tình trạng rối loạn trung tâm điều nhiệt và các em bé có thể bị sốt.

Để phòng bệnh, PGS.TS Trần Minh Điển khuyến cáo, cha mẹ có thể cho các em bé ở trong nhà thoáng khí, mát, tránh để cho các em bé chạy nhảy, chơi ngoài nắng quá lâu. Nếu đi biển, không cho các em bé tắm vào thời điểm từ 10h – 16h. Nếu bé bị say nắng, ngay lập tức đưa vào vùng râm mát, cho uống nước để bé hồi phục nhẹ nhàng và đưa đi khám sớm nhất có thể.

Theo Cục Y tế dự phòng, trong danh sách “đen” những bệnh thường gặp vào tháng 5 - 8 hàng năm, đứng đầu về số ca mắc là cúm, tiêu chảy, tay - chân - miệng và sốt xuất huyết. Ngoài ảnh hưởng bởi thời tiết khiến bệnh dịch có nguy cơ bùng phát, còn có các yếu tố khác như: Mất an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, muỗi và các nhân tố truyền bệnh phát sinh và phát triển, sự gia tăng của du lịch cũng như sự tập trung đông người tại các điểm vui chơi, giải trí...

Dù theo báo cáo mới nhất của Cục Y tế dự phòng vào trung tuần tháng 5 cho thấy, số mắc mới tay – chân – miệng đã giảm hơn 6% so với tuần trước, không có ca tử vong, nhưng các cha mẹ vẫn phải đề phòng nguy cơ bùng phát.

Các chuyên gia cho biết, vệ sinh cá nhân đặc biệt quan trọng trong phòng ngừa căn bệnh này. Theo đó, cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhiều lần trong ngày. Đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn hay cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, ăn chín, uống sôi, đảm bảo vật dụng ăn uống sạch sẽ trước khi sử dụng. Dùng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày. Cha mẹ cũng không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ dùng chung các vật dụng như cốc, bát, thìa, đồ chơi... chưa được vệ sinh, khử khuẩn. Ngoài ra, cần thường xuyên làm sạch các nơi sinh hoạt như bề mặt, vật dụng, đồ chơi thường sử dụng, tiếp xúc; thu gom và xử lý chất thải của trẻ đúng nơi quy định. Kịp thời phát hiện sớm khi trẻ mắc bệnh để tổ chức cách ly, điều trị, tránh lây bệnh cho trẻ khác, người khác. Trẻ bị bệnh phải cách ly ít nhất 10 ngày.

Một bệnh khác cần được lưu tâm trong mùa nắng nóng cũng được PGS.TS Trần Minh Điển nhấn mạnh là bệnh liên quan đến các chế độ ăn, thức ăn trong mùa hè. Các bé dễ bị ngộ độc và triệu chứng là nôn ói, tiêu chảy, sốt kèm theo… Để đề phòng, các gia đình cần phải kiểm soát thức ăn cho bé vào mùa hè, nhất là các em bé ở nhà một mình trong mùa hè tới đây. Các bà mẹ nên chuẩn bị sẵn thức ăn cho các con, tránh việc các bé tự tìm thức ăn và các bé không biết cách để làm cho thức ăn đó đảm bảo độ an toàn. “Khi đi xa thì cũng cần có kế hoạch cho em bé về thức ăn, đặc biệt các em bé dưới 1 tuổi. Thông thường khi ở nhà thì thức ăn cho bé được chuẩn bị rất cẩn thận, thế nhưng đi xa có thể không được chuẩn bị như vậy, nên phải có kế hoạch đi đâu, ăn uống như thế nào cho các em bé dưới 1 tuổi”, PGS.TS Trần Minh Điển nhấn mạnh.

Tiêm vaccine- biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Các chuyên gia khuyến cáo, với nhóm bệnh lây nhiễm (sởi, cúm, tay – chân – miệng, viêm đường hô hấp…) vào mùa hè, bệnh nào phòng được bằng vaccine thì phải đi tiêm phòng cho các bé. Riêng đối với virus gây viêm não Nhật Bản, cần tiêm vaccine đủ, đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất với 3 liều cơ bản:

- Mũi 1: Lúc trẻ được 1 tuổi;

- Mũi 2: Sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần;

- Mũi 3: Cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3 - 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 1 ngày trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 3 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 3 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 4 ngày trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 5 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Top