Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hiệu quả từ những mô hình nâng cao chất lượng dân số, làm thay đổi hành vi, tập quán của đồng bào dân tộc

Chủ nhật, 18:30 18/07/2021 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Đồng bào dân tộc thiểu số với những đặc tính tâm lý và tập quán riêng nên công tác truyền thông dân số cũng cần những giải pháp đặc thù, gắn với bản sắc của mỗi dân tộc. Từ đó mới làm thay đổi hành vi sử dụng dịch vụ Dân số - KHHGĐ.

Tại các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa hiện nay, một trong những tập tục được coi là thách thức lớn trong nỗ lực thay đổi hành vi đó là tình trạng hôn nhân cận huyết thống.

Ngay huyện Kim Bôi (Hoà Bình), địa bàn khá gần với Hà Nội nhưng nhiều năm nay vẫn tồn tại hủ tục lạc hậu của một số bộ phận người dân tộc thiểu số. Khi trong làng có những nhà lang (gia đình giàu) có con cái đến tuổi lấy vợ lấy chồng đều ép hoặc mai mối để con em mình hay trong cùng dòng họ lấy nhau. Có như vậy mới có thể giữ được của cải. Và những của cải này mới không bị người ngoài lấy, mang đi mất.

Tập tục hôn nhân của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số chỉ cho phép lấy người cùng dân tộc. Các cán bộ truyền thông dân số mang Luật ra để phổ biến thì họ lý luận rằng dân tộc này không coi đó là cấm kỵ. Nói như thế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi thì họ "cãi", bảo "con cái chúng tôi sinh ra bao đời này vẫn "bình thường" mà, có bị làm sao đâu".

Hiệu quả từ những mô hình nâng cao chất lượng dân số, làm thay đổi hành vi, tập quán của đồng bào dân tộc - Ảnh 1.

Các già làng, trưởng thôn và người uy tín tiêu biểu trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng. Ảnh: Thanh Nhật

Nắm bắt những đặc thù này của đồng bào dân tộc thiểu số, một trong những công tác trọng tâm được các Chi cục Dân số các tỉnh chú trọng đó là tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các tổ chức, đoàn thể trong công tác chỉ đạo, điều hành; phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, ngành, các lực lượng trong công tác tuyên truyền; phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín tiêu biểu trong các vận động quần chúng để thực hiện tốt việc truyền thông thay đổi nhận thức, xóa bỏ các quan niệm, hủ tục lạc hậu.

Thanh Hóa hiện có hơn 1.600 già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Bằng uy tín của mình, các già làng, trưởng bản đã trở thành lực lượng nòng cốt trong nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước. Một trong số đó là vai trò "tuyên truyền viên" Dân số - KHHGĐ.

Hiệu quả từ những mô hình nâng cao chất lượng dân số, làm thay đổi hành vi, tập quán của đồng bào dân tộc - Ảnh 2.

Đề án "Nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người tại cộng đồng" đang triển khai trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, góp phần thay đổi nhận thức, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao (Ảnh tư liệu)

Bên cạnh đó, nhằm nâng cao chất lượng dân số, trong những năm qua các Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh đã và đang triển khai nhiều mô hình, đề án như: Sàng lọc trước sinh và sơ sinh, Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho vị thành niên/thanh niên, Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển....Trong số các đề án đang được triển khai thực hiện hiệu quả trên, không thể không nhắc đến Đề án "Nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người tại cộng đồng", đã nhận được sự quan tâm ủng hộ của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân tại địa bàn triển khai mô hình.

Gia đình chị Hà Thị Nhàn, dân tộc Thái, thôn Khẹo, xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân của tỉnh Thanh Hoá hiện có 5 khẩu, chị đang chuẩn bị sinh con thứ 2. Gia đình chị Nhàn chủ yếu làm nông nghiệp nên điều kiện gia đình còn khó khăn nên chị cho biết, sau khi sinh xong cháu thứ 2 sẽ tập trung chăm sóc các cháu khỏe mạnh, cho các cháu ăn học đầy đủ và quyết tâm không sinh con thứ 3.

Ông Vi Văn Sáng, Phó Bí thư chi bộ, Phó Trưởng thôn Khẹo, xã Bát Mọt cho biết: Thôn Khẹo có 59 hộ, 247 khẩu. Thôn Khẹo chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái, cuộc sống của bà con mặc dù đã ổn định hơn rất nhiều so với trước đây nhưng cũng còn khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội. Để cuộc sống của bà con bớt khó khăn, ban quản lý thôn thường xuyên tuyên truyền, vận động bà con, đặc biệt lứa tuổi vị thành niên không kết hôn sớm, không sinh con thứ 3. Thông qua các buổi nói chuyện, hội nghị, sách báo, tờ rơi…bà con thôn Khẹo ngày càng nâng cao nhận thức về công tác dân số, nâng cao chất lượng dân số.

Đây là hiệu quả từ quá trình triển khai thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người tại cộng đồng" trên địa bàn 48 xã của 11 huyện miền núi, nhằm can thiệp thay đổi hành vi, tập quán sử dụng dịch vụ DS- KHHGĐ và các loại hình dịch vụ phù hợp với tâm lý, tập quán của người dân tộc thiểu số.

Hiệu quả từ những mô hình nâng cao chất lượng dân số, làm thay đổi hành vi, tập quán của đồng bào dân tộc - Ảnh 3.

Xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân ra mắt câu lạc bộ sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân, hôn nhân cận huyết thống năm 2019. Đến nay câu lạc bộ đã và đang hoạt động hiệu quả, góp phần thay đổi nhận thức của bà con trong công tác DS-KHHGĐ (Ảnh tư liệu)

Các hoạt động trên đã góp phần quan trọng trong việc đưa các chủ trương chính sách về DS-KHHGĐ của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào các dân tộc miền núi nhằm can thiệp thay đổi hành vi, tập quán sử dụng dịch vụ DS-KHHGĐ để giảm sinh và nâng cao chất lượng dân số. Đặc biệt thông qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ "Sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân, hôn nhân cận huyết" đã truyền tải cho các hội viên nắm được các kiến thức về SKSS trước hôn nhân, hệ lụy của tảo hôn, hôn nhân cận huyết, các bệnh được sàng lọc trước sinh và sơ sinh, cách làm mẹ an toàn; tổ chức nói chuyện chuyên đề trao đổi và cung cấp các thông tin về chăm sóc SKSS, nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống... cho phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, các cặp vợ chồng mới kết hôn.

Xác định nâng cao chất lượng dân số là "cửa ngõ xung yếu" để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thời gian tới Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thanh Hóa tích cực tham mưu cho các cấp lãnh đạo, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động nhằm đạt mục tiêu, nhiệm vụ về công tác dân số và phát triển. Đặc biệt chú trọng công tác truyền thông vận động, huy động sự tham gia tích cực, hiệu quả của các trưởng thôn/bản và những người có uy tín trong cộng đồng từ đó giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao.

Ngọc Huấn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vì sao hạt bí ngô tốt cho nam giới?

Vì sao hạt bí ngô tốt cho nam giới?

Dân số và phát triển - 14 giờ trước

Hạt bí ngô giàu chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất rất tốt cho tim mạch và hệ miễn dịch, đồng thời giảm viêm. Lợi ích của hạt bí ngô với nam giới có thể giúp giảm nguy cơ ung thư, cải thiện sức khỏe tuyến tiền liệt, sức mạnh tinh trùng.

4 biện pháp lối sống giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh

4 biện pháp lối sống giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 18 giờ trước

Khi bước vào tuổi 40, cơ thể phụ nữ trải qua những biến đổi đáng kể ở thời kỳ chuyển tiếp trước khi mãn kinh. Giai đoạn tiền mãn kinh mang đến nhiều thách thức như thay đổi tâm trạng, tăng cân, kinh nguyệt không đều và giảm khối lượng cơ.

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chăm sóc dinh dưỡng đúng cách trong tuổi dậy thì không chỉ giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất mà còn đặt nền móng cho sức khỏe tâm lý và tinh thần. Do đó, việc định hướng thói quen ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm lành mạnh là vô cùng quan trọng.

Phường Hà Đông (Hà Nội) đẩy mạnh công tác truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Phường Hà Đông (Hà Nội) đẩy mạnh công tác truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Sáng nay (11/7), Trạm Y tế phường Hà Đông đã tổ chức truyền thông lưu động hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7.

Thanh Hóa: Nâng tầm chất lượng dân số vì một tương lai bền vững

Thanh Hóa: Nâng tầm chất lượng dân số vì một tương lai bền vững

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Thanh Hóa đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số toàn diện, từ chăm sóc sức khỏe, truyền thông, đến hoàn thiện pháp luật, góp phần kiến tạo tương lai bền vững.

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: 'Quyền tự quyết sinh sản trong bối cảnh toàn cầu thay đổi'

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: 'Quyền tự quyết sinh sản trong bối cảnh toàn cầu thay đổi'

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ngày Dân số Thế giới (11/7) là sáng kiến của Liên Hợp quốc, được tổ chức hằng năm vào ngày 11/7, nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về các vấn đề liên quan đến Dân số như tăng trưởng dân số, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới và phát triển bền vững.

Trao quyền tự quyết về sinh sản cho các cặp vợ chồng hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước

Trao quyền tự quyết về sinh sản cho các cặp vợ chồng hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH – Các chuyên gia nhận định, không thể có phát triển bền vững nếu thiếu đi quyền tự quyết về sinh sản. Khi đảm bảo quyền được lựa chọn của mỗi người, chúng ta đang trao quyền cho các gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới và mở ra tiềm năng của thay đổi dân số.

Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Văn phòng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã công bố thông điệp chính thức của Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi".

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Trong một thế giới đang chuyển mình, quyền sinh sản không chỉ là lựa chọn cá nhân mà còn là thước đo tiến bộ xã hội. Ở Nghệ An, hành trình phá vỡ định kiến "trọng nam khinh nữ" đang được chính quyền và ngành y tế kiên trì thúc đẩy để mỗi người phụ nữ dù ở vùng sâu hay nơi phố thị đều được trao quyền quyết định tương lai sinh sản của chính mình.

5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung

5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

U xơ tử cung là một bệnh lý lành tính khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là sau tuổi 30. Nếu bạn đang băn khoăn về u xơ tử cung, hãy tìm hiểu 5 điều quan trọng sau đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Top