Ho hậu COVID-19: Bác sĩ mách bài thuốc dân gian với 2 thứ dễ kiếm, dùng hiệu quả
Sau khi khỏi COVID-19, nhiều người rơi vào cảnh ho như cuốc kêu dù đã âm tính cả tuần và sử dụng nhiều loại thuốc đều không khỏi.
Chị Nguyễn Kim Hằng – Hà Đông, Hà Nội cho biết, sau mắc COVID-19 chị và con trai 5 tuổi ho rất nhiều. Chị Hằng đã uống các thuốc bổ phế nhưng không đỡ. Con chị tới bệnh viện khám bác sĩ chẩn đoán viêm mũi họng cấp, viêm VA và kê một loạt thuốc về uống nhưng cũng không có tác dụng.
Sau đó, chị Hằng được người hàng xóm cho 1 lọ rễ chanh ngâm mật ong. Ngay sau khi chị Hằng uống thì đã có tác dụng tức thì, gần như là hết hẳn không còn triệu chứng ho, ngứa họng.
Con trai của chị đến nay gần như khỏi ho hoàn toàn. Ban đêm cu cậu ho, nôn ói ra chăn gối, thì chỉ uống hai thìa mật ong ngâm rễ chanh, các đêm sau đó cũng không còn những cơn ho nữa. Ngày hôm sau tiếp tục uống thì bé chỉ húng hắng ho gió và sau 2 ngày thì hết sạch cơn ho.
Chị Hằng cho biết, nghe hàng xóm nói là rễ của cây chanh (loại chanh vỏ sần quả to ở quê) ngâm với mật ong được bà ngoại ở quê gửi lên cho con nhà chị dùng phòng ho và đợt COVID-19 vừa qua nó cũng trở thành "bùa hộ mệnh" cho gia đình chị và hàng xóm không phải tốn tiền mua thuốc ho, bổ phế.

Chị Phan Thị Thái – Chương Mỹ, Hà Nội cũng chia sẻ, con nhà chị cũng mới 8 tháng mà ho suốt. Chị cũng dùng rễ chanh bà nội xin được.
Cách làm: Rễ chanh không ngâm mật ong mà đem thái nhỏ, mỏng ra như miếng cam thảo rồi sao vàng lên. Mỗi lần lấy 1 nhúm cho thêm tí đường phèn sắc cho con uống.
Sau khi dùng, chị Thái thấy hiệu quả tốt, bé dứt cơn ho nhiều không còn ho đờm như trước.

Theo TS Phạm Việt Hoàng – nguyên Phó Giám đốc BV Tuệ Tĩnh, Hà Nội, nếu như quả chanh ta (để phân biệt với chanh Tây) giúp tăng sức đề kháng hỗ trợ tiêu hóa, lá chanh ta giúp giảm ho và hen thì rễ chanh ta được xem như một vị thuốc dùng để chữa để chữa ho, đau bụng, đau răng.... cực kỳ tốt.
Trong dân gian người dân hay lấy rễ chanh ngâm mật ong hoặc đường phèn là bài thuốc trị ho hiệu quả đã được chứng minh.
TS Hoàng cho biết trong Đông y, rễ chanh thu hái quanh năm, rễ nhỏ thì dùng cả; rễ to chỉ lấy vỏ. Rễ chanh vị đắng, tính ôn, có tác dụng chỉ khái, bình suyễn, hành khí, chỉ thống.
Còn mật ong vừa là món ăn vừa là vị thuốc, trị các chứng ho mạn tính, thanh nhiệt độc, giải độc, kháng khuẩn và kháng viêm cao, có khả năng phòng chống nhiễm khuẩn đường hô hấp, trị ho, rát họng...

Trong y học cổ truyền rễ chanh đã được sử dụng để chữa ho lâu ngày, ho gà, mất tiếng: Có thể dùng một trong số bài thuốc sau:
Bài 1: rễ chanh 10g, vỏ rễ dâu hoặc tầm gửi cây dâu 10g, lá trắc bá 8g, thái nhỏ, sao vàng, sắc với 200ml nước, còn 50ml, uống trong ngày.
Bài 2: rễ chanh 12g, lá chua me đất hoa vàng 10g, lá hẹ 8g, lá xương sông 8g, hạt mướp đắng 5g, phèn phi 2g. Sắc uống (có thể thêm đường cho dễ uống).
Không chỉ trị ho, người dân còn sử dụng rễ chanh để thải độc. Cách dùng là lấy một nắm rễ chanh nấu với ba lát gừng đun nước uống. Rễ chanh gừng còn có tác dụng chữa ngộ độc thực phẩm sau khi ăn thực phẩm bị đau bụng, tiêu chảy. Bởi vì, rễ chanh có tác dụng giảm đau nhờ hoạt huyết và làm thông kinh lạc.
Tuy nhiên, bác sĩ Hoàng cũng lưu ý tùy vào cơ địa của từng người, các bài thuốc từ rễ chanh có thể có tác dụng hoặc không, ít hoặc nhiều. Trường hợp sử dụng vẫn không khỏi, ho có đờm vàng thì nên xin ý kiến bác sĩ để tránh tình trạng viêm lâu ngày.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 51 giây trướcGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.