Hoàn thiện thể chế, kiện toàn bộ máy tổ chức góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030
GiadinhNet – Theo các chuyên gia, muốn thực hiện thành công chương trình Dân số và Phát triển trong thời gian tới theo Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng như Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 thì dứt khoát phải có một tổ chức bộ máy ổn định và đủ mạnh tương đương với nhiệm vụ mới.
Thời gian qua, công tác dân số đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Năm 2019 là năm thứ 13 liên tiếp Việt Nam duy trì được mức sinh thay thế. Chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt; tầm vóc, thể lực của người Việt được cải thiện; tuổi thọ trung bình của người dân tăng cao…
Tuy nhiên, nước ta cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, vấn đề mới nảy sinh như: Chênh lệch mức sinh giữa các vùng miền; mất cân bằng giới tính khi sinh ngày càng gia tăng; già hóa dân số thuộc hàng nhanh nhất thế giới...
Trong khi đó, hệ thống tổ chức bộ máy ở địa phương, đặc biệt là mô hình tổ chức tuyến huyện, xã đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác dân số tại địa phương.

Để thực hiện thành công Nghị quyết 21-NQ/TW và Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, nhiệm vụ quan trọng là cần hoàn thiện thể chế, kiện toàn bộ máy tổ chức làm công tác dân số. Ảnh: M.H
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, việc nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển nhanh, bền vững đất nước không chỉ là việc của ngành Y tế, Dân số mà của toàn xã hội. Do đó, để đạt được các mục tiêu mà Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về Công tác dân số trong tình hình mới và Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 đã đề ra, việc quan trọng là cần tập trung mọi nguồn lực hoàn thiện thể chế, cụ thể là hoàn thành các Đề án trong Chương trình hành động của Chính phủ, đặc biệt là các Đề án cụ thể hóa các nội dung của Nghị quyết 21-NQ/TW.
Bên cạnh đó, xây dựng nền tảng pháp lý vững chắc cho việc đưa Nghị quyết 21-NQ/TW và Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 đi vào thực tiễn cuộc sống, tạo chuyển biến căn bản trong công tác này trong thời gian tới.
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cũng đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cần quan tâm hơn đến công tác dân số. Khẩn trương tham mưu trình UBND tỉnh ban hành kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.
Cùng với đó, củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy làm công tác dân số ở cấp tỉnh, huyện, xã theo hướng hiệu lực, hiệu quả phù hợp với trọng tâm công tác dân số trong tình hình mới; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận xã hội trong việc chuyển hướng chính sách dân số từ KHHGĐ sang Dân số và Phát triển.
Trên thực tế, việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về dân số và kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân số cũng là 2 trong số 8 nhiệm vụ trọng tâm được đưa ra trong Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.
Đề cập cụ thể về bộ máy tổ chức làm công tác dân số, TS Nguyễn Quốc Anh, nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu thông tin và dữ liệu dân số (Tổng cục Dân số) cho biết: Công tác dân số là một chuyên ngành xã hội mang tính rộng lớn và thực hiện rất cần sự điều hành và phối hợp giữa các bộ các ngành, tổ chức, xã hội, đoàn thể, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
Do vậy, rất cần có một bộ máy tổ chức ổn định và đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ, nhất là để thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết 21-NQ/TW và việc chuyển trọng tâm từ DS-KHHGĐ sang Dân số và Phát triển.
Theo TS Nguyễn Quốc Anh, hiện nay tổ chức bộ máy ngành Dân số đang có nhiều xáo trộn, điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW cũng như Chiến lược Dân số Việt Nam đến 2030.
Bài học kinh nghiệm trước đây cho thấy, chúng ta thực hiện rất thành công Nghị quyết Trung ương 4, khóa VII là có một bộ máy chuyên trách đủ mạnh ở cả 3 cấp chính quyền, đặc biệt là đội ngũ hàng trăm nghìn cộng tác viên DS-KHHGĐ tới tận các thôn xóm, ấp bản hoạt động với phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng".
Bài học tổng kết 50 năm ngành Dân số: Thành tựu và phát triển cũng đã tổng kết 2 nhân tố quyết định dẫn đến thành công của chương trình. Một là, phương thức quản lý (quản lý theo chương trình mục tiêu quốc gia, phân bổ kinh phí công khai một lần ngay từ đầu năm). Hai là, có cơ chế điều phối Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em gồm các Bộ, ngành, thành viên và đều cử một lãnh đạo là ủy viên ủy ban họp định kỳ và chịu trách nhiệm triển khai công tác DS- KHHGĐ trong lĩnh vực của Bộ mình.
"Điều này cho thấy muốn thực hiện thành công chương trình Dân số và Phát triển trong thời gian tới theo Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng thì dứt khoát phải có một tổ chức bộ máy ổn định và đủ mạnh tương đương với nhiệm vụ mới", TS Nguyễn Quốc Anh nhấn mạnh.
Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân số theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, đồng thời thực hiện quản lý chuyên môn thống nhất.
Rà soát, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy chuyên trách làm công tác dân số từ trung ương đến địa phương, đáp ứng yêu cầu triển khai toàn diện công tác dân số trong tình hình mới.
Tiếp tục duy trì đội ngũ cộng tác viên dân số là những người được nhân dân tín nhiệm, làm việc trên tinh thần tình nguyện vì cộng đồng ở thôn, xóm, bản, làng, tổ dân phố, cơ sở sản xuất. Xây dựng, ban hành chính sách đãi ngộ phù hợp về vật chất, tinh thần cho đội ngũ này.
Ở các ngành, cơ quan, đơn vị, căn cứ vào khối lượng công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao về công tác dân số, phân công cán bộ hoặc tổ chức đảm nhiệm công tác này, bảo đảm không tăng biên chế và hình thành tổ chức mới.
Củng cố, kiện toàn tổ chức phối hợp liên ngành về dân số và phát triển tại trung ương và địa phương nhằm chỉ đạo, điều phối các hoạt động của các ngành, cơ quan có chức năng quản lý các lĩnh vực liên quan tới dân số và phát triển, theo nguyên tắc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, không tăng biên chế.
(Trích Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030)
Nguyễn Mai

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?
Dân số và phát triển - 1 giờ trướcĂn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Dân số và phát triển - 1 giờ trướcNhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 6 giờ trướcCác bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcRụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcHội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây khó chịu về mặt thể chất, tinh thần... ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều trường hợp bị Hội chứng tiền kinh nguyệt nặng, kéo dài cần phải dùng thuốc để điều trị.

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcTrẻ bú mẹ ít nhất sáu tháng có thể thúc đẩy vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch ở trẻ khi trưởng thành.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcViệc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGiang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?
Dân số và phát triển - 6 ngày trước"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triểnMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.