Hà Nội
23°C / 22-25°C

Học sinh tử vong khi trải nghiệm bắt ngao: Quy định hoạt động ngoại khóa ra sao?

Thứ tư, 15:30 24/05/2023 | Giáo dục

Sau vụ học sinh tử vong khi tham gia trải nghiệm bắt ngao, việc đảm bảo an toàn cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm, một lần nữa, lại khiến dư luận băn khoăn.

Thời gian qua, việc đa dạng hóa các hoạt động giáo dục đã được đẩy mạnh, giúp học sinh phát triển toàn diện, trong đó, có việc tăng cường tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm.

Sau vụ học sinh tử vong khi trải nghiệm bắt ngao tại Vườn quốc gia Thủy (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định), dư luận lo ngại việc đảm bảo an toàn cho những người tham gia hoạt động trải nghiệm. Điều đáng nói, hoạt động dã ngoại, trải nghiệm này do phụ huynh đứng ra tổ chức.

Theo quy định hiện hành, các hoạt động ngoại khóa là nội dung nằm trong kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên lớp quy định tại chương trình phổ thông của Bộ GD-ĐT. Nội dung này được các trường học triển khai với nhiều hình thức, giúp học sinh tăng cường tính tự chủ, hoàn thiện các kỹ năng trong giao tiếp, ứng phó với các tình huống trong cuộc sống…

Ngoài giờ học chính khóa, để hiểu thêm về nghề nghiệp, học sinh được thăm các làng nghề, cơ sở sản xuất, hoặc được thực hành cấy lúa, làm lính cứu hỏa… tại các khu trải nghiệm. Tuy nhiên, vấn đề an toàn vẫn được khuyến cáo được đặt lên hàng đầu.

Phụ huynh tổ chức cho các con tham gia hoạt động trải nghiệm ngoài lựa chọn điểm đến an toàn cũng cần phải được trang bị kỹ năng thoát hiểm.

“Với các trường khi tổ chức cho học sinh tham gia dã ngoại hay hoạt động trải nghiệm phải xây dựng kế hoạch cụ thể.

Trường phối hợp, thống nhất với phụ huynh điểm đến, thời gian tổ chức, điều kiện đảm bảo an toàn. Các trường tiểu học, THCS gửi kế hoạch lên phòng GD-ĐT để phê duyệt.

Ngoài ra, số lượng học sinh tham gia cũng hạn chế ở mức nhất định, tương ứng với số lượng giáo viên và người quản lý học sinh, không nên tổ chức đoàn quá đông.

Nhà trường cũng cần phối hợp hội phụ huynh, đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để đảm bảo chuyến đi an toàn.

Với những học sinh không đảm bảo sức khỏe nên ở nhà. Toàn bộ học sinh tham gia cần được tập duyệt tình huống kỹ năng thoát hiểm khi gặp sự cố”, bà Phạm Thị Lệ Hằng cho hay.

Học sinh tử vong khi trải nghiệm bắt ngao: Quy định hoạt động ngoại khóa ra sao? - Ảnh 1.

Việc bảo đảm an toàn cho học sinh khi tham gia tất cả các hoạt động giáo dục ở trong và ngoài nhà trường được ngành giáo dục Hà Nội xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Ảnh minh họa

Tổ chức trải nghiệm, ngoại khóa cho học sinh được quy định thế nào?

Trong Chương trình GDPT 2018, hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12. Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 nêu rõ: Hoạt động trải nghiệm (cấp tiểu học) và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (cấp THCS và THPT) nhằm tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thông qua đó, chuyển hóa những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống…

Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học; theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường.

Nhà trường có thể tổ chức hoạt động này qua nhiều phương thức, trong đó, phương thức khám phá gồm các hoạt động tham quan, cắm trại, thực địa và các phương thức tương tự khác.

Đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, việc bảo đảm an toàn cho học sinh khi tham gia tất cả các hoạt động giáo dục ở trong và ngoài nhà trường được ngành giáo dục Hà Nội xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Theo đó, ngay từ đầu năm học 2022 - 2023, Sở GD-ĐT đã ban hành văn bản về bảo đảm an toàn trường học, giáo dục an toàn giao thông phòng, chống tai nạn thương tích... cho học sinh.

Đối với việc tổ chức hoạt động ngoại khóa, các trường phải xây dựng kế hoạch rõ thành phần tham gia, đơn vị phối hợp thực hiện, thời gian, địa điểm, kinh phí, phương án bảo đảm an toàn, phương án phòng, chống dịch bệnh và lịch học bù cho học sinh, nếu tổ chức vào ngày không được nghỉ theo quy định.

Liên quan đến nội dung này, đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội cũng khuyến cáo các trường không nên đưa học sinh đi quá xa. Việc xây dựng kế hoạch giáo dục ngoài giờ chính khóa của trường cần bảo đảm hiệu quả giáo dục, có sự đồng thuận của cha mẹ học sinh và an toàn tuyệt đối cho học sinh.

Hiệu trưởng trường hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Giám đốc Sở GD-ĐT, phụ huynh học sinh về việc triển khai.

Không tổ chức các hoạt động trải nghiệm tự phát

Liên quan đến vụ việc học sinh tử vong khi tham gia hoạt động trải nghiệm bắt ngao, Sở GD-ĐT Hà Nội đề nghị các trường trực thuộc và các quận, huyện, thị xã, các cơ sở giáo dục tuyên truyền, thực hiện nghiêm túc đảm bảo an toàn cho học sinh khi tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động trải nghiệm. Trong đó, tuyệt đối không tự tổ chức các hoạt động trải nghiệm mang tính tự phát.

"Ngoài ra, chúng tôi cũng đề nghị các cơ sở giáo dục và đào tạo tham mưu với các cấp lãnh đạo kiểm tra vấn đề an toàn trong các trường học…”, đại diện Sở cho biết.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hành trình của một người lái đò thầm lặng – một thủ khoa đại học sư phạm Hà Nội đến người thầy giáo với sự nghiệp trồng người cao quý

Hành trình của một người lái đò thầm lặng – một thủ khoa đại học sư phạm Hà Nội đến người thầy giáo với sự nghiệp trồng người cao quý

Giáo dục - 7 giờ trước

Nếu người kỹ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới xây xong, người nông dân mỉm cười nhìn đồng lúa mình vừa mới trồng, thì người thầy rất vui sướng khi nhìn thấy học trò của mình thành công, trưởng thành.

Việt Nam đoạt 4 Huy chương Đồng Olympic Vật lý châu Á-Thái Bình Dương

Việt Nam đoạt 4 Huy chương Đồng Olympic Vật lý châu Á-Thái Bình Dương

Giáo dục - 7 giờ trước

Đoàn Việt Nam dự Olympic Vật lý châu Á-Thái Bình Dương năm 2023 gồm 8 học sinh, đã xuất sắc giành được 4 Huy chương Đồng và 4 Bằng khen.

Tranh cãi tuyển sinh ngành Y bằng môn Văn: Bộ GD&ĐT lên tiếng

Tranh cãi tuyển sinh ngành Y bằng môn Văn: Bộ GD&ĐT lên tiếng

Giáo dục - 9 giờ trước

Đại diện Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT lên tiếng trước thông tin một số trường đại học khối ngành Y Dược tuyển sinh bằng tổ hợp có môn Ngữ văn gây xôn xao dư luận.

Có nên du học Hàn Quốc ngay từ cấp 3

Có nên du học Hàn Quốc ngay từ cấp 3

Xã hội - 15 giờ trước

GĐXH - Nhiều bậc phụ huynh có mong muốn cho con em mình du học ngay từ cấp 3 tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, họ lại phân vân không biết chọn trường nào cho con em mình.

Du học vừa học vừa làm tại Hàn Quốc từ A - Z

Du học vừa học vừa làm tại Hàn Quốc từ A - Z

Xã hội - 15 giờ trước

GĐXH - Hiện nay, nhiều người chọn hình thức du học vừa học vừa làm tại Hàn Quốc. Vậy nhưng, chưa nhiều người thật sự hiểu rõ về yêu cầu, điều kiện để tham gia hình thức này.

"Phát kiến" dùng điểm môn văn xét tuyển ngành Y, thế giới hiếm có?

"Phát kiến" dùng điểm môn văn xét tuyển ngành Y, thế giới hiếm có?

Giáo dục - 16 giờ trước

Một số chuyên gia dẫn chứng tuyển sinh ở các nước có ngành Y phát triển hàng đầu như Australia, Mỹ, Anh hay Singapore đa phần đều đánh giá dựa trên các môn khoa học tự nhiên chứ không phải ngữ văn.

Bộ Y tế chính thức lên tiếng về việc một số trường xét tuyển y khoa bằng môn Văn

Bộ Y tế chính thức lên tiếng về việc một số trường xét tuyển y khoa bằng môn Văn

Giáo dục - 17 giờ trước

Đại diện Bộ Y tế cho rằng các cơ sở đào tạo đưa môn Văn vào xét tuyển khối ngành y là quyền của một số trường, tuy nhiên cần có phân tích, giải trình rõ ràng, thuyết phục về căn cứ khoa học, thực tiễn về sự cần thiết, lý do phải đưa môn Văn vào xét tuyển...

Nhiều trường dừng tuyển sinh ngành Sư phạm trong năm 2023

Nhiều trường dừng tuyển sinh ngành Sư phạm trong năm 2023

Giáo dục - 2 ngày trước

Không có nhu cầu đào tạo giáo viên, hoặc đã sáp nhập với các cơ sở đào tạo khác, hoặc chưa đăng ký chỉ tiêu đào tạo là những lý do mà một số địa phương, cơ sở đào tạo không có nhu cầu tuyển sinh ngành Sư phạm trong năm 2023.

Con bị hạnh kiểm trung bình, thầy giáo đến nhà hành hung cô giáo

Con bị hạnh kiểm trung bình, thầy giáo đến nhà hành hung cô giáo

Giáo dục - 2 ngày trước

Một phụ huynh học sinh, cũng là thầy giáo đã tìm đến nhà cô giáo để chửi bới, hành hung khiến cô giáo này bị thương ở mặt.

Hà Nội có gần 16 nghìn học sinh được miễn thi ngoại ngữ

Hà Nội có gần 16 nghìn học sinh được miễn thi ngoại ngữ

Giáo dục - 2 ngày trước

Năm 2023, thành phố Hà Nội có 15.991 học sinh có chứng chỉ ngoại ngữ các loại đề nghị được sử dụng trong xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Top