Hội thảo lồng ghép các biến dân số, di cư và dự Luật dân số: “Phải đặt quyền lợi của người dân
GiadinhNet - “Lồng ghép các biến dân số, di cư vào kế hoạch phát triển nói chung và dự Luật Dân số có ý nghĩa quan trọng, cần xem xét kỹ, lấy ý kiến rộng rãi của các chuyên gia, nhân dân. Dân số tác động đến mọi người dân trong xã hội. Chúng ta càng làm cẩn thận thì người dân càng được hưởng lợi, phải đặt vấn đề lợi ích của người dân lên hàng đầu”.
![]() |
Tại Hội thảo, các đại biểu đều nhất trí với quan điểm về tầm quan trọng trong yêu cầu sử dụng thông tin dân số. Ảnh: Võ Thu. |
Lồng ghép thông tin dân số vào kế hoạch phát triển là rất cần thiết
Tại Hội thảo, các đại biểu đều nhất trí với quan điểm về tầm quan trọng trong yêu cầu sử dụng thông tin dân số vào lập kế hoạch, cho rằng đây là cơ sở để phân tích tình hình, đặt mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp; theo dõi đánh giá kế hoạch; việc sử dụng biến dân số cho mục đích phân bổ ngân sách.
Một khảo sát, đánh giá nhu cầu nâng cao năng lực lồng ghép biến dân số vào lập kế hoạch phát triển KT-XH trong các lĩnh vực văn hóa xã hội tại 3 địa phương: Đà Nẵng, Đồng Nai, Ninh Bình với 4 ngành: KH&ĐT, Y tế, LĐ,TB&XH, GD&ĐT do Bộ KH&ĐT thực hiện cho thấy: Nếu xét theo cấp hoặc ngành, tỷ lệ đánh giá ở mức quan trọng và rất quan trọng đều ít nhất là trên 80%.
Cũng theo điều tra này, trong bộ 23 chỉ số thông tin dân số, các chỉ số được sử dụng nhiều nhất là tổng dân số trên địa bàn, tốc độ gia tăng dân số; số trẻ mới sinh và tỷ suất sinh thô; phân bố dân số theo giới tính, tuổi, thành thị, nông thôn… Y tế là ngành sử dụng lượng chỉ số nhiều nhất (19/23 chỉ số).
Theo ông Đinh Công Thoan – nguyên Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Tổng cục DS-KHHGĐ): Pháp lệnh Dân số 2003 (PLDS) đã nêu rõ: Dân số là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững. Dân số vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triển. Dân số có nghĩa là con người – với đầy đủ các nhu cầu về ăn, ở, đi lại, học tập, việc làm, chăm sóc sức khỏe, văn hóa, vui chơi, giải trí, du lịch... Đây là nguồn lực quan trọng nhất để lao động, sản xuất vật chất và tinh thần. “Mọi chính sách, kế hoạch suy đến cùng đều phục vụ nhu cầu của con người. Vì thế, nếu không lồng ghép các yếu tố dân số vào thì các kế hoạch ấy nhằm mục đích cho ai không được trả lời rõ và hoàn toàn không mang tính khả thi. Đó là bản chất của vấn đề”, ông Thoan nói.
Lý giải nguyên nhân vì sao trước đây PLDS chưa đề cập tới hoặc đề cập ít về vấn đề này, ông Thoan nhấn mạnh: Dân số ở nước ta đã, đang và sẽ bước vào giai đoạn chuyển đổi nhân khẩu học một cách mạnh mẽ. Vì vậy các nhu cầu, số lượng về sản phẩm vật chất, tinh thần thay đổi lớn, lồng ghép dân số trong phát triển càng có ý nghĩa thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển, bình đẳng.
Tránh những khoảng trống “Trong thời gian tới, phải lựa lọc đưa vào Luật những vấn đề cốt lõi nhất. Vấn đề di cư đã được các luật khác ban hành nhưng vẫn còn khoảng trống. Đây là một quy luật tất yếu của quá trình phát triển, trong thời gian tới, ngày càng mãnh liệt. Di cư về cơ bản có những mặt tích cực nhưng cũng có mặt trái. Đối với vấn đề di cư trong nước, việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân di cư và con em họ ra sao khi hiện nay dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục còn rất hạn chế, thậm chí có những nơi, việc cung cấp này còn bị “thả nổi”. Dự Luật Dân số sẽ phải tham khảo các luật, dự luật khác, để xây dựng Luật Dân số vừa phải bao trùm được các vấn đề, tránh những khoảng trống nhưng đồng thời không bị trùng lắp với các luật khác”. TS Dương Quốc Trọng
Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ |
Thực trạng lồng ghép dân số trong phát triển tại Việt Nam đang được tiến hành theo nhiều cách khác nhau. Đa số các cơ quan, đơn vị đã tranh thủ hay là sự kết hợp thực hiện các hoạt động dân số vào trong hoạt động thường xuyên của đơn vị mình. Ngoài ra, lồng ghép nhiều đơn vị hoạt động khác nhau trong cùng một tổ chức. Ưu điểm của việc lồng ghép này là hoạt động diễn ra có kế hoạch, có điều phối, nhờ đó tránh được chồng chéo, lãng quên và tiết kiệm được nguồn lực. Nhưng cũng có yếu điểm là việc thực hiện các hoạt động này phục vụ để thực hiện các mục tiêu dân số chứ không phải phục vụ mục tiêu phát triển.
Hướng tới sự phát triển bền vững
Chia sẻ về nhu cầu biến dân số cần được lồng ghép trong phát triển, ông Thoan nói: Dân số trong độ tuổi học phổ cập (từ tiểu học – THCS) dao động mạnh qua các giai đoạn có tác động lớn đến quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo giáo viên để xây dựng trường lớp phù hợp số học sinh đi học.
“Nếu trong giai đoạn 1991-2000, hầu hết cả nước đều phải đầu tư mở rộng các trường, lớp cấp 1, cấp 2. Sang giai đoạn 2001-2010, một số địa phương đã “hãm” tốc độ gia tăng dân số, một số trường, lớp phải để “trống”, giáo viên cũng rơi vào tình trạng “thất nghiệp tạm thời” khi không có học sinh đến trường. Sự thay đổi lớn lao này gây sự lãng phí rất lớn cho địa phương và toàn quốc. Giai đoạn 2011-2020, số bước vào độ tuổi lớp 1 cũng có sự thay đổi đột biến, nếu chúng ta không điều chỉnh mức sinh 6 năm trước đó. Tổng điều tra (1/4/1999) cho thấy, số trẻ em từ 5-9 tuổi có xấp xỉ 9,1 triệu, đến năm 2009 chỉ còn 6,7 triệu. Đây là sự thay đổi lớn nhất trong các sự thay đổi trước tới nay”, ông Thoan chia sẻ.
Đồng tình với ý kiến này, ông Nguyễn Văn Tân – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ bổ sung: “Tôi đưa cháu đi học lớp 1 ở Hà Nội, một lớp có tới 50-60 cháu, trong khi đó về các vùng quê ở Thái Bình, mỗi lớp học có 23-25 cháu thôi. Đó là vì chúng ta không tính toán đầy đủ các biến dân số, đặc biệt là các biến di cư, nó tác động không chỉ quy mô mà cơ cấu dân số ở phạm vi địa phương và cả nước. Theo Tổng điều tra Dân số năm 2009, Thái Bình “hụt” mất 100.000 người trong khi Bình Dương lại thêm gần 400.000 người. Sự sai lệch này làm cho các quy hoạch, kế hoạch địa phương “méo mó” hết. Nó làm hạn chế, chậm lại các quy hoạch phát triển”.
Ông Thoan cũng chỉ ra một số yếu tố khác tác động đến nhu cầu biến dân số cần được lồng ghép trong phát triển. Ví dụ như: Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tăng tới mức cực đại vào năm 2029 với 25,9 triệu người và sau đó sẽ giảm dần; Cơ cấu dân số “vàng” kéo dài 35 năm và kết thúc vào giữa thế kỷ 21; Già hóa dân số với tốc nhanh và sớm chuyển sang dân số già. Dân số thành thị tăng nhanh, dân số nông thôn bắt đầu xu hướng giảm số lượng. Phân bố dân số giữa các vùng vẫn còn bất lợi...
Trên cơ sở phân tích này, ông Thoan cũng thay mặt tổ chuyên trách biên soạn Dự thảo Luật Dân số đề xuất các quy định về lồng ghép dân số trong phát triển: Mục đích của lồng ghép dân số trong chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển là nhằm khai thác những lợi thế của dân số đối với phát triển hoặc đảm bảo cho sự phát triển thích ứng với dân số hoặc nhằm đáp ứng nhu cầu (đáp ứng quyền) của các nhóm dân số trong hiện tại và cho cả thế hệ tương lai trong khuôn khổ của sự phát triển bền vững.
Hơn 232 triệu người di cư quốc tế
“Ngày càng có nhiều người di cư ra nước ngoài để sinh sống, trong đó châu Á tăng nhiều nhất trong hơn một thập kỷ qua...” - Đó là thông tin mà Liên Hợp Quốc vừa công bố ngày 11/9/2013.
Số liệu mới nhất của Vụ Kinh tế và Các vấn đề xã hội của Liên Hợp Quốc cho thấy, hiện có hơn 232 triệu người di cư quốc tế, chiếm 3,2% dân số thế giới, trong khi năm 2000 chỉ có 175 triệu người và năm 1990 là 154 triệu người.
Chỉ tính từ năm 2000 đến nay, dòng di cư Nam - Bắc và Nam - Nam đã tăng lên đáng kể, đạt khoảng 82 triệu người. “Nếu như trước kia, phần lớn người di cư xuất cư từ các nước đang phát triển thì trong những năm gần đây con số này đã tương đối cân bằng giữa các nước phát triển và đang phát triển”- John Wilmoth, Trưởng Ban Dân số, Vụ Kinh tế và Các vấn đề xã hội của Liên Hợp Quốc nói với các nhà báo tại New York. Những thông tin này được phát đi trước Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về Di cư và Phát triển được tổ chức bởi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sẽ diễn ra vào ngày 3-4 tháng 10 tới đây tại New York.
Lương Đảng |
Quỳnh An

Phẫu thuật phục hồi đám rối thần cánh tay cho bé 5 tháng tuổi do chấn thương sản khoa
Dân số và phát triển - 21 giờ trướcGĐXH - Trẻ bị liệt đám rối thần kinh cánh tay có thể liên quan đến quá trình chuyển dạ khó khăn như: kẹt vai, bất xứng đầu chậu, sinh ngược, sinh dùng kềm, giác hút...

Chỉ mất 3 phút buổi sáng làm bài test này, bệnh tim mạch “không còn chỗ trốn”, sau 30 tuổi càng cần phải biết
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcBệnh tim mạch ngày càng trẻ hóa và xảy ra bất chợt, vì vậy hãy thực hiện bài test này sớm để phát hiện dấu hiệu.

Học chế pháo theo hội nhóm trên mạng, trẻ suýt mất bàn tay
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcBệnh nhi bị chảy máu nhiều, dập nát bàn tay phải và tổn thương nông các vùng cơ thể do chế pháo nổ theo hướng dẫn trên mạng.

Vượt lũ, lội bùn đưa sản phụ suốt chặng đường 20km đi sinh
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcMưa lũ khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn xã Hữu Kiệm (Nghệ An) bị ngập sâu, lực lượng công an xã phải đẩy ca nô đưa sản phụ qua đoạn đường ngập nước và dìu qua khu vực ngập bùn.

Chạy bộ có làm tăng mức testosterone không?
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcChạy bộ là một trong những phương pháp hiệu quả để thúc đẩy quá trình sản xuất testosterone tự nhiên của cơ thể. Tập trung vào các bài chạy nước rút ngắn, cường độ cao sẽ mang lại lợi ích vượt trội, giúp tăng cường nồng độ hormone quan trọng này một cách đáng kể.

Hướng dẫn cách tính lượng calo cần thiết cho trẻ dậy thì
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcĐể hỗ trợ quá trình dậy thì cho trẻ, việc bổ sung đủ năng lượng (calo) đóng vai trò rất quan trọng. Vậy làm sao để biết con mình cần khoảng bao nhiêu calo mỗi ngày?

4 lưu ý trong chế độ ăn giúp tăng sức khỏe tinh trùng
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcNghiên cứu mới cho thấy, chế độ ăn uống, đặc biệt là chế độ ăn Địa Trung Hải có thể tạo ra sự khác biệt thực sự đối với chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản ở nam giới.

Nhóm phụ nữ nào dễ mắc ung thư buồng trứng?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcDấu hiệu ung thư buồng trứng thường không rõ ràng, mơ hồ nên nhiều trường hợp chẩn đoán muộn. Hiểu rõ các đối tượng nguy cơ cao giúp nâng cao nhận thức và phòng ngừa sớm.

6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcCollagen là yếu tố quan trọng giúp da săn chắc, đàn hồi và khớp linh hoạt. Bổ sung collagen qua thực phẩm là cách hiệu quả để hỗ trợ sức khỏe da và khớp từ bên trong.

Người phụ nữ 56 tuổi nhập viện vì u buồng trứng xoắn khủng, chị em cảnh giác khi có dấu hiệu này
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH - Đau bụng nhiều vùng hạ vị kèm theo nôn ói, người phụ nữ đi khám phát hiện khối u buồng trứng xoắn kích thước khủng.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.