Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hơn 50% trẻ em Việt Nam thiếu vi chất

Thứ hai, 11:18 22/04/2013 | Y tế

GiadinhNet - Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Việt Nam hiện vẫn còn khoảng 1/3 trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi. Nguyên nhân của tình trạng này là do bé bị “đói” các vi chất dinh dưỡng cần thiết để tăng trưởng, phát triển chiều cao.

Hơn 50% trẻ em Việt Nam thiếu vi chất 1

Dinh dưỡng hợp lí đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ (ảnh minh họa).

Da xanh, còi cọc

TS Lê Thị Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, nhiều trẻ đến khám da xanh, còi cọc vì thiếu vitamin D mà bố mẹ không biết. Khi thiếu vitamin D sẽ ảnh hưởng về lâu dài đến sự phát triển hệ xương, khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng thấp còi. Trong khi đó, thực tế nguồn vitamin này đến từ khẩu phần ăn chỉ chiếm khoảng 20%, 80% còn lại lấy từ ánh nắng mặt trời.

Theo TS Bạch Mai, thiếu các vi chất dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ mà còn dẫn đến tử vong, suy giảm trí tuệ… Chẳng hạn, thiếu vitamin A có thể làm mù vĩnh viễn đôi mắt trẻ. Hiện nay, dù tình trạng thiếu vi chất này thể lâm sàng đã được loại trừ nhưng tỷ lệ thiếu thể tiền lâm sàng vẫn còn ảnh hưởng tới 29% trẻ dưới 5 tuổi. Thiếu vitamin A có thể làm tăng tỷ lệ tử vong trẻ nhỏ lên 23%. Hằng năm cả nước vẫn có khoảng 1.500 trẻ tử vong do những nguyên nhân có liên quan đến thiếu vi chất này.

“Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu máu do thiếu sắt ở nước ta khá cao, khoảng 34%. Thiếu máu làm tăng tỷ lệ chết sơ sinh lên 20%, làm giảm chỉ số thông minh ở trẻ nhỏ và làm giảm 2,5% năng suất lao động khi trẻ đến tuổi trưởng thành. Bổ sung vi chất sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện, giảm bệnh tật, nguy cơ tử vong. Bổ sung kẽm đầy đủ sẽ giảm 20% số lần mắc tiêu chảy, 15% số lần mắc viêm phổi và 6% tỷ lệ tử vong ở trẻ”, TS Bạch Mai nói.

Một phần ba số trẻ có dinh dưỡng không hợp lý

Khảo sát Tình trạng dinh dưỡng Khu vực Đông Nam Á được tiến hành với quy mô lớn trên 16.744 trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 12 tuổi tại 4 quốc gia Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Việt Nam từ năm 2010 đến 2012 cho thấy hơn 50% trẻ em Việt Nam hiện nay đang bị thiếu các vitamin A, B1, C, D và sắt - thiếu lượng vi chất cần thiết cao hơn hẳn so với trẻ em các nước Malaysia, Indonesia và Thái Lan.

Theo kết quả khảo sát, suy dinh dưỡng và thiếu các vi chất dinh dưỡng của trẻ em đang là vấn đề mang ý nghĩa sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam. Khảo sát cũng cho thấy hơn 50% trẻ em thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu như vitamin A, B1, C, D và sắt trong chế độ ăn hàng ngày. Trong khi suy dinh dưỡng và thiếu vi chất tiếp tục là những vấn đề đáng quan tâm hàng đầu, thì tỉ lệ trẻ béo phì và dư cân cũng đang gia tăng - đặc biệt là ở đô thị. Cứ 3- 4 trẻ thì 1 trẻ có tình trạng dinh dưỡng không hợp lý: Hoặc thiếu dưỡng chất hoặc thừa dinh dưỡng.

Những rối loạn về dinh dưỡng và sức khỏe của lứa tuổi học đường Việt Nam đã được xác định, bao gồm: Suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng, mất an toàn vệ sinh thực phẩm, nhiễm giun, thừa cân béo phì… đang góp phần không nhỏ gây suy giảm khả năng nhận thức, năng lực và thành tích học tập. Mặc dù các chuyên gia đã thừa nhận vai trò nền tảng của dinh dưỡng trong sự phát triển thể chất, sức khỏe và khả năng học tập của trẻ, qua đó có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giáo dục toàn diện, nhưng các hoạt động cải thiện dinh dưỡng trường học chưa được đầu tư quan tâm nhiều.

Theo BS Đỗ Thị Ngọc Diệp - Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, các nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng ở trẻ em là: Do sự thiếu hụt kiến thức dinh dưỡng của cha mẹ và những người chăm sóc trẻ; Trẻ ít vận động ngoài trời vào giờ nắng tốt từ đó dẫn đến sự  thiếu hụt vitamin D cần thiết cho sự phát triển của trẻ;  Thói quen ép trẻ ăn tròn bữa, ép trẻ tiếp nhận lượng thức ăn quá nhiều… có thể gây tác dụng ngược, khiến bé phản kháng và càng không thích ăn những loại thức ăn bổ dưỡng mà cơ thể đang thiếu. Ngoài ra, áp lực ăn uống cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực cho trẻ và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ cần được bổ sung các loại vi chất quan trọng như vitamin A, sắt, i-ốt, vitamin D, C, B... Muốn bổ sung vitamin A nên ăn các loại trái cây như đu đủ, quả gấc, củ cà rốt, ăn rau có màu xanh sẫm. Còn chất sắt thường có nhiều trong các loại thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt heo, các loại rau như: Rau muống, xà lách,… Muốn hấp thu tốt chất sắt, cần phối hợp ăn thức ăn giàu sắt với các loại rau, trái cây có nhiều vitamin C. Bổ sung chất i - ốt thì bạn nên dùng các loại hải sản như: Cá biển, ốc, sò và muối iốt.
 
Mai Anh
thanhhuongthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 22 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 4 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Top