Hợp tác công - tư trong xử lý chất thải y tế tại TP Hồ Chí Minh: Lời giải hợp lý cho bài toán khó
GiadinhNet - Hợp tác xử lý chất thải y tế giữa bệnh viện công và công ty tư nhân không chỉ giúp hai bên trực tiếp hưởng lợi mà còn giúp cộng đồng, bên thứ ba, gián tiếp hưởng nhiều lợi ích. Thực tế này đã được khẳng định qua một số mô hình tại TPHCM.
Từ xã hội hóa…
Một buổi sáng tháng Tư, anh Châu Phước Bình – nhân viên Công ty TNHH Môi trường Việt - Nhật rời nhà đi làm như mọi đồng nghiệp khác. Chỉ có điều, anh không đến trụ sở công ty mà đánh xe thẳng đến Bệnh viện Nhi Đồng 1, nơi anh chịu trách nhiệm vận hành trạm xử lý nước thải từ năm 2011 tới nay. Anh Bình và một đồng nghiệp của mình sẽ còn tiếp tục làm việc tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong 6 năm tới, vì trạm xử lý nước thải y tế này nằm trong khuôn viên bệnh viện, đang là khối tài sản trị giá gần 10 tỷ đồng của công ty. Mỗi ngày, các anh sử dụng nghiệp vụ chuyên môn vận hành trạm để sạch hóa 600m3 nước thải y tế trước khi thải ra sông Sài Gòn qua hệ thống cống ngầm chằng chịt.
Đâu là lý do khiến một đơn vị tư nhân vừa đổ tiền tỷ vừa cử người của mình trực tiếp đến giúp bệnh viện sạch hóa nước thải y tế trong suốt 10 năm? Mọi chuyện bắt đầu từ năm 2010. Lời giải cho bài toán khó được cơ sở y tế công lập hàng đầu tại TPHCM lựa chọn là phương thức xã hội hóa với đối tác được chọn là Công ty TNHH Môi trường Việt - Nhật. Ngay khi dự án xã hội hóa hoạt động xử lý nước thải được UBND TPHCM phê duyệt và Hội đồng thẩm định của thành phố thông qua, hai đối tác một bên là bệnh viện công, một bên là đơn vị tư nhân, bắt tay nhau nhanh chóng triển khai thực hiện. Đến tháng 3/2011, trạm xử lý nước thải y tế đặt trong khuôn viên Bệnh viện Nhi Đồng 1 có công suất xử lý 1.000m3/ngày đêm chính thức đi vào hoạt động. Tổng kinh phí mà phía Công ty TNHH Môi trường Việt - Nhật đầu tư là gần 10 tỷ đồng.
“Bệnh viện chỉ trả phí xử lý nước thải y tế theo mỗi tháng. Mọi chuyện còn lại, từ con người, vận hành, bảo trì, đo kiểm đạt chuẩn theo luật định phía Công ty TNHH Môi trường Việt - Nhật chịu trách nhiệm toàn bộ. Sau 10 năm khai thác, phía đối tác sẽ chuyển giao toàn bộ trạm xử lý với thiết bị và công nghệ hoạt động tốt để chúng tôi tiếp tục khai thác, sử dụng...”, lãnh đạo Bệnh viện Nhi Đồng 1 thông tin thêm.
Được biết, tại TPHCM không chỉ Bệnh viện Nhi Đồng 1 mà có 3 cơ sở y tế khác gồm: Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương, Bệnh viện Răng – Hàm – Mặt Trung ương cũng chọn phương thức xã hội hóa hoạt động xử lý nước thải y tế. Đối tác được chọn cũng không ai khác ngoài Công ty TNHH Môi trường Việt - Nhật, bởi đơn vị tư nhân này vừa đủ năng lực tài chính vừa nắm giữ được công nghệ xử lý nước thải y tế hiện đại.
Cho đến thời điểm này, có thể nói 4 đơn vị công lập ở TPHCM là những cơ sở y tế tiên phong đột phá, vận dụng linh hoạt chủ trương xã hội hóa của Chính phủ nhằm giải quyết hiệu quả vấn đề xử lý nước thải y tế, vốn khiến nhiều bệnh viện trên cả nước đau đầu, loay hoay chưa tìm được lời giải.
… Đến PPP
Vào tháng 2/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, có hiệu lực từ ngày 10/4/2015. Theo đó, đầu tư theo hình thức đối tác công tư (gọi tắt là PPP) được định nghĩa là “hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công”. Nghị định này được đánh giá là “bước tiến dài” trong nỗ lực vừa cụ thể chủ trương xã hội hóa vừa mở rộng lối hợp tác công – tư, vốn đã diễn ra trong thực tế cuộc sống, bằng luật định. PPP bao gồm 7 hình thức hợp đồng: BOT, BTO, BT, BOO, BTL, BLT và O&M. Mỗi hình thức hợp đồng trong PPP đều có những thế mạnh – yếu riêng để phù hợp với từng lĩnh vực công như hệ thống chiếu sáng, xử lý nước thải, nhà ở xã hội…
Trước đó, hồi năm 2009, Nghị định 108/2009/NĐ-CP của Chính phủ chỉ đề cập đến 3 hình thức hợp đồng trong PPP là BOT, BTO và BT. Đến năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg đề cập đến Quy chế thí điểm PPP. Đây cũng là thời điểm mà Bệnh viện Nhi Đồng 1 bắt tay xây dựng dự án xã hội hóa theo hình thức hợp đồng BOT với đối tác tư nhân trong nỗ lực giải bài toán xử lý nước thải y tế. Đến năm 2011, Chính phủ còn ban hành thêm Nghị định 24/2011/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 108, liên quan đến các hình thức hợp đồng BOT, BTO và BT.
Sau một thời gian dài, đến nay Nghị định số 15/2015/NĐ-CP đã thay thế toàn bộ các Nghị định, Quyết định vừa nêu, mở ra con đường rộng thênh thang cho các cơ quan, đơn vị công và tư trở thành đối tác, trong đó có lĩnh vực y tế với hình thức hợp đồng BOT trong hoạt động xử lý chất thải mà 4 bệnh viện ở TPHCM đã lựa chọn và đang hoạt động hiệu quả.
Các cơ quan, đơn vị công được lập ra với mục đích tối thượng là mang lại lợi ích lớn nhất cho cộng đồng trong lĩnh vực hoạt động của mình. Còn các công ty, doanh nghiệp tư được sinh ra với mục đích duy nhất là tạo ra lợi nhuận cao nhất và hợp pháp, qua đó tạo công ăn việc làm phục vụ cộng đồng. Chung quy mà nói, dù công hay tư, càng làm tốt thì cộng đồng càng hưởng lợi, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp. Với PPP nay đã luật định, liệu có trở thành động lực thúc đẩy cả hai mảng công – tư bắt tay làm lợi hơn cho cộng đồng?
Lợi trăm bề
Riêng trong lĩnh vực y tế, một trong hàng chục lĩnh vực dịch vụ công mà Nghị định số 15/2015/NĐ-CP đề cập, PPP đang thực sự gỡ bỏ hàng loạt rào cản phát triển ở những cơ sở y tế công lập tại TPHCM, tiên phong thực hiện hình thức hợp đồng BOT với đối tác tư nhân về xử lý nước thải. Theo lãnh đạo Bệnh viện Nhi Đồng 1, so với mô hình tự đầu tư trạm xử lý nước thải y tế thì PPP áp dụng vào vấn đề này mang theo đến nhiều lợi ích.
Một là, hiệu quả, chất lượng xử lý chất thải y tế luôn được tuân thủ theo đúng các quy định hiện hành, đặc biệt là nước thải luôn đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường. Hai là, bệnh viện triển khai theo PPP luôn được đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên tham gia, không có xung đột lợi ích. Đảm bảo nguyên tắc cùng có lợi. Ba là, tiết kiệm nguồn nhân lực cho bệnh viện (dư từ 01-02 biên chế), tạo điều kiện tuyển nhân sự chuyên môn để nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh. Bốn là, cơ chế tài chính của dự án đầu tư theo hình thức PPP tại bệnh viện giúp giảm gánh nặng đầu tư ban đầu cho các bệnh viện và chi trả cho nhà đầu tư chi phí vận hành hàng tháng trong giới hạn cho phép của ngân sách. Năm là, nhà đầu tư không chỉ cung ứng vốn, mà còn chuyển giao các phát minh, các công nghệ mới, cũng như kỹ năng quản trị tốt. Sáu là, có sự gắn kết chặt chẽ giữa thiết kế, thi công với trách nhiệm vận hành quản lý công trình trong suốt vòng đời dự án. Do đó, các nhà đầu tư sẽ phải tính toán để tối ưu hóa ngay từ khâu thiết kế, xây dựng để đảm bảo việc vận hành cho hiệu quả cao nhất. Bảy là, có sự khai thác tốt hơn các tài sản trực tiếp và thứ cấp của dự án. Tám là, việc tính toán chi phí đầu tư trong dự án PPP được tính cho cả vòng đời dự án (bao gồm cả xây dựng và vận hành).
Đại diện lãnh đạo Bệnh viện Nhi Đồng 1 nhấn mạnh đến yếu tố quản lý rủi ro rất hữu hiệu của PPP trong hợp tác xử lý nước thải y tế: “Điểm khác biệt quan trọng so với quá trình phát triển dự án và quyết định đầu tư theo mô hình truyền thống là cơ chế phân chia trách nhiệm quản lý rủi ro một cách hiệu quả nhất. Trong các dự án PPP, mọi rủi ro của dự án được xác định trước. Điều này giúp giảm chi phí quản lý rủi ro cũng như làm tăng hiệu quả tổng thể toàn dự án”.
Rõ ràng trong "cuộc chơi" mang tên PPP theo nguyên tắc sòng phẳng “win-win” (hai bên cùng thắng) thì lợi ích của đối tác tư nhân là điều không cần phân tích, bởi không thắng thì chắc chắn họ không làm. Với những phân tích lợi ích từ thực tế hơn 4 năm qua của lãnh đạo Bệnh viện Nhi Đồng 1, có thể nói PPP đang mang lại lợi ích cho hai bên đối tác công- tư trong hoạt động xử lý chất thải y tế. Và không qua khó để thấy rằng cộng đồng là bên thứ ba cùng thắng với PPP.
Trong quá trình thực hiện PPP về xử lý nước thải y tế, lãnh đạo các bệnh viện tiên phong thực hiện ở TP HCM cũng nhận ra một số vướng mắc phát sinh. Theo lãnh đạo Bệnh viện Nhân dân 115, cơ sở y tế thực hiện mô hình này từ năm 2013, vướng mắc ở chỗ bệnh viện đang phải dùng nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp thanh toán chi phí xử lý nước thải hàng tháng với đối tác. Trong khi đó, chi phí này không có trong quy định thanh toán hiện nay tại các bệnh viện.
Đối với hoạt động xử lý chất thải rắn nguy hại, hầu hết cơ sở y tế kể cả công lẫn tư đều ký hợp đồng thu gom – vận chuyển – xử lý với với Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TPHCM, vốn là đơn vị cung ứng dịch vụ công. Nói cách khác, đối với hoạt động xử lý chất thải rắn trong lĩnh vực y tế tại TP HCM, PPP được áp dụng đa chiều, vừa có công – công vừa có tư – công (bệnh viện tư – dịch vụ công).
Đ.Bá-T.Giang/Báo Gia đình & Xã hội
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 1 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 1 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tế - 4 ngày trướcSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.
Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội đeo hậu môn nhân tạo suốt 9 năm do thói quen nhiều người hay mắc phải
Y tếGĐXH - Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đau bụng cơn vùng hố chậu phải, bí trung đại tiện, khối vùng hậu môn nhân tạo loét sùi, có mùi hôi, chảy dịch.