Hà Nội
23°C / 22-25°C

HP gây ung thư dạ dày, những điều cần biết về vi khuẩn này

Thứ hai, 10:03 18/03/2024 | Bệnh thường gặp

Nhiều người đều biết vi khuẩn H.P là một trong những nguyên nhân gây ung thư dạ dày, tuy nhiên không dừng lại ở đó, vi khuẩn H.P còn gây ra nhiều tác hại khác cho sức khỏe mà có thể bạn chưa được biết.

Tác hại của vi khuẩn H.P

Vi khuẩn H.P có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người. Vi khuẩn H.P là loại vi khuẩn sống trong dạ dày. Để có thể tồn tại, vi khuẩn H.P phải tiết ra một loại enzyme có tên Urease để trung hòa với độ acid trong dạ dày.

Vi khuẩn H.P xâm chiếm dạ dày và gây viêm dạ dày mạn tính. Hầu hết các bệnh nhân bị nhiễm H.P không bao giờ gặp các triệu chứng lâm sàng, mặc dù bị viêm dạ dày mạn tính. Khoảng 10-20% trong số những người bị H.P xâm chiếm cuối cùng phát triển thành loét dạ dày và tá tràng và đau dạ dày . Nhiễm H.P cũng liên quan đến nguy cơ ung thư dạ dày 1-2% và nguy cơ mắc ung thư hạch MALT dạ dày dưới 1%.

Mặc dù có khoảng 60% dân số thế giới bị nhiễm vi khuẩn H.P dạ dày nhưng may mắn là không phải bệnh nhân nào cũng gặp những tác hại của vi khuẩn H.P dạ dày. Trên thực tế ghi nhận có rất nhiều trường hợp bệnh nhân nhiễm vi khuẩn H.P nhưng không có triệu chứng. Điều này tùy thuộc vào chủng vi khuẩn H.P dạ dày nhiễm vào cơ thể có gây hại cho dạ dày hay không.

Nếu là chủng vi khuẩn H.P có hại cho dạ dày, có thể gặp phải một số vấn đề về sức khỏe như:

- Nguy cơ viêm loét dạ dày, tỷ lệ viêm loét dạ dày do vi khuẩn H.P chiếm >10% trong tổng số trường hợp nhiễm.

- Viêm teo dạ dày, xảy ra sau khi viêm loét dạ dày kéo dài, làm xơ các mô, gây teo niêm mạc dạ dày. Viêm teo dạ dày do vi khuẩn H.P thường chiếm tỉ lệ khoảng 5%.

HP gây ung thư dạ dày, những điều cần biết về vi khuẩn này- Ảnh 1.

Vi khuẩn H.P xâm chiếm dạ dày và gây viêm dạ dày mạn tính

- Xuất huyết dạ dày, thường bắt đầu từ các vết viêm loét không được điều trị tích cực, dẫn đến lan rộng khu vực viêm loét và gây ra xuất huyết.

- Nhiễm trùng ổ loét, niêm mạc bị viêm loét thời gian dài có thể gây viêm loét dạ dày. Tỉ lệ nhiễm trùng ổ loét khá thấp, chỉ chưa đến 1%.

- Ung thư dạ dày do vi khuẩn H.P chiếm tỉ lệ rất thấp chỉ khoảng 1%. Tuy nhiên đây là bệnh lý rất nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh.

Ai dễ nhiễm vi khuẩn H.P?

Cách thức lây nhiễm H.P vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng đường lây nhiễm chủ yếu vẫn là từ người sang người qua đường tiêu hóa. Đặc biệt là nước bọt.

Như vậy trong gia đình có người bị nhiễm H.P thì cần chú ý trong ăn uống và tiếp xúc. Ví dụ như: không chấm chung bát nước chấm, không dùng chung bát, chén, muỗng, đũa, bàn chải đánh răng… Đặc biệt, trẻ em cũng dễ bị nhiễm nếu người lớn không chú ý. Và chính vì dễ lây nhiễm trong gia đình nên việc điều trị vi khuẩn này rất khó khăn, dễ tái phát.

Một số nhóm bệnh nhân có nguy cơ nhiễm vi khuẩn H.P cao, bao gồm:

  • Người đang sống tại các quốc gia đang phát triển, điều kiện y tế, vệ sinh chưa thật sự tốt.
  • Sống cùng với người nhiễm vi khuẩn H.P.
  • Những khu vực mật độ dân cư đông đúc.
  • Cư dân tại những khu vực không được tiếp cận với nước sạch.
  • Trẻ em có nguy cơ nhiễm vi khuẩn H.P và các vi khuẩn đường ruột cao hơn so với người trưởng thành do chưa có ý thức vệ sinh cá nhân cũng như thường có thói quen đưa tay lên miệng.
HP gây ung thư dạ dày, những điều cần biết về vi khuẩn này- Ảnh 2.

Khoảng 10-20% trong số những người bị H.P xâm chiếm cuối cùng phát triển thành loét dạ dày và tá tràng và đau dạ dày

Khi nào cần điều trị nếu nhiễm vi khuẩn H.P?

Hầu hết bệnh nhân nhiễm H.P đều không có biểu hiện lâm sàng điển hình. Chỉ có khoảng 15% tiến triển thành loét dạ dày tá tràng, ung thư. Nhưng trong bệnh loét dạ dày tá tràng có tới 60-95% trường hợp nhiễm H.P, và trong ung thư có tới 80% bị nhiễm.

Về việc điều trị H.P cũng là một vấn đề không phải dễ. H.P hiện nay có tỷ lệ kháng thuốc rất cao. Phải dùng phối hợp nhiều loại thuốc kháng sinh và thuốc ức chế tiết acid mạnh mới điều trị được. Và như vậy sẽ xuất hiện nhiều tác dụng phụ làm cho người bệnh ngưng điều trị nếu không được tư vấn trước.

Thời gian điều trị kéo dài (điều trị tấn công 1-2 tuần sau đó duy trì 4-6 tháng) và đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ đúng phác đồ đặt biệt là tuân theo chế độ ăn uống, cách ly….

Có rất nhiều phác đồ điều trị khác nhau tùy theo điều kiện, thể trạng của người bệnh. Tuy nhiên, các thuốc trong giai đoạn tấn công có thể có 1 số tác dụng phụ như: đắng miệng liên tục, buồn nôn, tiêu chảy, có thể có đau đầu…Các triệu chứng này xuất hiện vài ngày sẽ hết nhưng cũng làm người bệnh rất khó chịu . Một số người bệnh nếu không được tư vấn kỹ có thể bỏ điều trị trong giai đoạn này.

Một lưu ý nữa mà bà con hay bỏ sót làm chất lượng điều trị giảm hoặc không thành công là: Thuốc điều trị trong bệnh lý dạ dày có loại uống trước ăn, có loại uống sau ăn chứ không phải thuốc nào cũng uống sau ăn. Bà con nên hỏi lại bác sĩ nếu trong đơn thuốc không ghi hướng dẫn cụ thể hoặc chưa biết cách uống. Sau 2 tháng điều trị bà con nên đi tái khám để kiểm tra lại tình trạng nhiễm H.P của mình.

Mặc dù điều trị HP khó khăn như đã nói ở trên, tuy nhiên nếu tình cờ phát hiện mình bị nhiễm H.P chúng ta cũng đừng quá hoang mang mà cần phải nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ, để có hướng dẫn cụ thể. Việc điều trị cũng tùy từng trường hợp cụ thể, không phải trường hợp nào cũng bắt buộc phải điều trị.

ThS. BS Trần Minh Phương
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Ổi được biết đến là một loại quả chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tác dụng của lá ổi đối với sức khỏe không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến loại lá này.

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị ung thư. Sự thiếu hụt một số vitamin, khoáng chất có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư...

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Trà xanh không chỉ ngon mà còn nhiều lợi ích cho sức khỏe, nó giúp chống oxy hóa cực mạnh, chống các gốc tự do và làm giảm quá trình lão hóa và tất nhiên là cả giảm cân nữa rồi.

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Sau khi chạm tới tuổi 40, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe. Các chứng bệnh đó có thể bao gồm bàng quang tăng hoạt, sỏi thận, huyết áp cao và trầm cảm, lo âu. Hãy đọc tiếp để biết thêm về các chứng bệnh này và những vấn đề sức khỏe khác có thể xảy ra trong thời kỳ trung niên.

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

GĐXH - Vỡ túi ngực thường có biểu hiện như đau nhức hoặc sưng, hoặc thay đổi về kích thước, hình dạng... Các bác sĩ khuyến cáo khi có dấu hiệu này cần gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra sớm nhất.

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị biến chứng tiểu đường cho biết anh vốn có sức khỏe tốt. Sở thích của anh là uống các loại nước ngọt chứa nhiều đường. Thói quen này đã duy trì từ hồi sinh viên đến trước khi anh nhập viện.

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Bệnh thường gặp - 6 ngày trước

Người phụ nữ nhập viện cấp cứu vì mất nước nặng, rối loạn điện giải, suy thận cấp. Người nhà cho biết bệnh nhân thường xuyên mua nhiều loại thuốc kháng sinh, uống không theo liều lượng được khuyến cáo.

Phình động mạch chủ cần chú ý gì trong chế độ ăn?

Phình động mạch chủ cần chú ý gì trong chế độ ăn?

Bệnh thường gặp - 6 ngày trước

Mặc dù khó tránh được tất cả các yếu tố nguy cơ của chứng phình động mạch chủ nhưng việc ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ và tránh một số tác nhân có hại sẽ giúp ích rất nhiều trong việc ngăn ngừa chứng phình động mạch chủ.

Top