Hướng dẫn chăm sóc, vệ sinh cho người cao tuổi bị bệnh suy giảm trí nhớ
GiadinhNet - Người cao tuổi thường có tình trạng suy giảm trí nhớ, lúc nhớ lúc quên lẫn lộn hoặc thậm chí là mất trí nhớ. Vì vậy, người nhà cần học cách chăm sóc và vệ sinh bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ để bảo vệ họ được an toàn, khỏe mạnh, đồng thời khắc phục hoặc phần nào cải thiện bệnh tình.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh mất trí nhớ ở người già, tuy nhiên, mất trí nhớ do tuổi và bệnh tật là hai nguyên nhân chính. Ảnh minh họa
Mất trí nhớ ở người già là một căn bệnh nguy hiểm và phổ biến ở những người cao tuổi, đặc biệt là người trên 65 tuổi. Sự suy giảm hoặc mất trí nhớ có thể xảy ra do ảnh hưởng với bất cứ giai đoạn nào trong 3 giai đoạn của trí nhớ, thường xảy ra sau khi bị chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, viêm não, bệnh Alzheimer, rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não, stress, nghiện rượu, lạm dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ hoặc những loại chấn thương hay bệnh tật khác ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh.
Đối với người cao tuổi khi càng về già thì não cũng già theo nên dễ quên, nhớ lẫn lộn thậm chí bị lú lẫn và mất hẳn trí nhớ. Bệnh nhân mặc dù còn đi lại được nhưng hoàn toàn không nhớ gì cả, không nhận thức về môi trường xung quanh, phải có người theo chăm sóc cả ngày.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh mất trí nhớ ở người già, tuy nhiên, mất trí nhớ do tuổi và bệnh tật chính là 2 nguyên nhân cốt yếu dẫn đến tình trạng mất trí nhớ ở người già.
Gia đình, người thân cần thường xuyên quan tâm, chăm sóc, phát hiện kịp thời các dấu hiệu mất trí nhớ ở người cao tuổi.
Cách chăm sóc người thân bị bệnh mất trí nhớ ở người già
Về ăn uống sinh hoạt
Do lú lẫn, mất trí nhớ người bệnh thường không nhớ giờ ăn, không biết mình đã ăn chưa, đã uống nước chưa nên Bạn cần nhắc nhở người cao tuổi trong nhà ăn cơm, uống thuốc đúng giờ vì chứng suy giảm trí nhớ sẽ khiến họ không còn biết mình đã ăn hay uống thuốc rồi hay chưa.
Bạn cũng nên xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng, xen kẽ nhiều món ăn khác nhau để tránh bệnh nhân bị thiếu dinh dưỡng vì chỉ ăn một món theo sở thích. Đôi khi, bệnh nhân đã quên cách dùng đũa nên bạn có thể chế biến những món ăn có thể dùng muỗng. Bệnh nhân cũng cần ăn thêm các bữa phụ nếu ăn ít trong bữa chính.

Do lú lẫn, mất trí nhớ người bệnh thường không nhớ giờ ăn, không biết mình đã ăn chưa, đã uống nước chưa. Ảnh minh họa
Về vệ sinh cá nhân
Đối với việc vệ sinh cá nhân: Tắm rửa, bạn cần chủ động nhắc nhở hoặc chuẩn bị đồ giúp người bệnh. Có thể người bệnh chỉ cần thay quần áo hằng ngày, mùa đông 3 - 4 ngày mới cần tắm. Cần chuẩn bị nước nóng hay lạnh cho phù hợp với thời tiết tránh cảm giác của người bệnh không chuẩn dễ bị bỏng hoặc lạnh. Cần sử dụng ghế ngồi để tắm, tránh té ngã. Người bệnh cũng cần được giúp chuẩn bị sẵn ghế ngồi để tắm, phòng té ngã.
Về giấc ngủ và quần áo
Ngủ đủ giấc rất quan trọng trong việc điều trị bệnh mất trí nhớ ở người già. Để bệnh nhân ngủ ngon giấc ban đêm, bạn nên khuyến khích người bệnh tham gia nhiều sinh hoạt ban ngày, hạn chế uống nhiều nước buổi chiều để hạn chế tiểu đêm. Tuy nhiên, đừng vì muốn bệnh nhân ngủ mà lạm dụng thuốc ngủ, tuyệt đối không nên cho họ sử dụng khi không được bác sĩ chỉ định. Ngoài ra, bạn không để người bệnh ngủ ngày quá nhiều để khiến ban đêm khó ngủ.
Quần áo của bệnh nhân cần đủ ấm, đủ mát, rộng rãi và thoải mái, không nên có khóa hay nhiều nút rắc rối.
Giầy, dép của người bệnh cũng không nên có dây buộc vì sẽ khiến làm họ bối rối và nên chọn loại đế chống trơn, bền chắc.
Về không gian ở
Không gian sinh hoạt của người bệnh suy giảm trí nhớ cần được giữ sạch sẽ, hè mát, đông ấm, đầy đủ ánh sáng và ít đồ đạc để tránh gây té ngã.
Tất cả các vật dụng có thể gây nguy hiểm cho người bệnh như thuốc men, đồ điện, phích nước cần để trên cao, có dán băng keo, tránh người bệnh tự lấy uống hoặc vô ý sử dụng ảnh hưởng tính mạng.
Phòng ngủ của bệnh nhân và khắp nơi trong nhà nên treo nhiều hình ảnh kỷ niệm để kích thích trí nhớ của người bệnh. Đồng hồ và lịch trong nhà cũng cần chọn loại to, đặt nơi dễ nhìn để bệnh nhân dễ biết ngày tháng, thời gian. Gia đình, người thân cần thường xuyên trò chuyện với bệnh nhân.
Bạn nên thay ổ khóa cửa mở cần chìa và gắn hệ thống báo động khi cửa mở để phòng trường hợp bệnh nhân tự ý ra ngoài một mình. Hãy cho bệnh nhân mang vòng tay ghi đầy đủ thông tin liên lạc phòng khi họ đi lạc.

Biểu hiện đầu tiên của lú lẫn, mất trí nhớ là thay đổi tính tình và giảm trí nhớ.
Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng khi có người thân mắc bệnh mất trí nhớ ở người già
Thực đơn ăn uống hằng ngày của người cao tuổi bị suy giảm trí nhớ cần bổ sung những thực phẩm có ích cho não như:
Cá hồi: Được mệnh danh là “thực phẩm của não” vì chứa nhiều axit béo omega-3 giúp giảm tỉ lệ suy giảm trí nhớ và giúp não bộ ghi nhớ tốt hơn. Bạn cũng có thể chăm sóc người bệnh bằng thực đơn phong phú với các loại cá khác như cá thu, cá trích, cá mòi…
Cà ri: Món ăn này cung cấp cho người suy giảm trí nhớ curcumin làm chậm sự hình thành thậm chí phá vỡ mảng bám trong não (nguyên nhân gây bệnh Alzheimer).
Nho và quả việt quất: Chứa nhiều hợp chất quan trọng với nhiệm vụ chống lão hóa và tối ưu khả năng của não bộ.
Củ dền: cung cấp cho bệnh nhân suy giảm trí nhớ nitrat – một dạng hợp chất tự nhiên giúp tăng cường máu và oxy cho não, từ đó cải thiện khả năng ghi nhớ cũng như các chức năng tinh thần khác.
Các loại rau xanh rậm lá: Nguồn cung cấp dồi dào các chất chống oxy hóa và axit folic có khả năng chứng viêm và cải thiện lưu lượng máu đến não, nhờ vậy giúp cải thiện trí nhớ.
Biểu hiện đầu tiên của lú lẫn, mất trí nhớ là thay đổi tính tình và giảm trí nhớ. Người bệnh dễ mệt mỏi, tức giận hoặc lo âu, thường hay quên đồ dùng mình để chỗ nào nên mất thời gian tìm kiếm hoặc nghĩ rằng có kẻ lấy cắp. Khi lấy, là quần áo hoặc vặn nước thường quên tắt sau khi làm xong. Dần dần, trí nhớ người bệnh ngày càng giảm sút, khó hòa nhập môi trường xã hội chung quanh. Họ quên tên đồ đạc, quên tên bạn thân, không hiểu các con số trên hóa đơn, không hiểu những câu trong sách báo, ăn mặc không phù hợp hoàn cảnh.
Cuối cùng, người bệnh trở nên lú lẫn, không biết ngày, tháng, năm, không nói được địa chỉ đang sống. Nếu đi khỏi nhà thì thường lang thang và không tìm được đường về, không thể nói chuyện mạch lạc, không nhận ra con cái, quên cách tắm rửa, ăn uống.
Châu Anh (th)

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc
Dân số và phát triển - 20 giờ trướcGĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?
Dân số và phát triển - 22 giờ trướcTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcSau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcTắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcViêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcUng thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcNồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.