Hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2015): Tiếp tục đề cao bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương
GiadinhNet - Năm 2015 tiếp tục lựa chọn chủ đề “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” cho Ngày Gia đình Việt Nam 28/6. Phóng viên Báo GĐ&XH đã có cuộc trò chuyện với ThS Trần Hướng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình (Bộ VH,TT&DL) xung quanh vấn đề này.
Bữa cơm là ngọn lửa giữ gìn hạnh phúc gia đình
Vì sao năm nay ta vẫn giữ nguyên chủ đề Ngày Gia đình Việt Nam là “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” mà không thay đổi chủ đề theo từng năm, thưa ông?
- Trước đây, mỗi năm chúng tôi chọn một chủ đề riêng cho Ngày Gia đình. Nay chúng tôi thấy chủ đề truyền thông nên có tính bền vững, xuyên suốt để thực hiện có hiệu quả. Bởi vậy năm nay vẫn giữ nguyên chủ đề là “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” gắn với chủ đề công tác gia đình năm 2015 “Xây dựng nhân cách người Việt Nam từ giáo dục đạo đức, lối sống gia đình”.
Bữa cơm gia đình trong cuộc sống hiện nay đang bị nhiều gia đình xem nhẹ. Bởi vậy, việc hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và biện pháp duy trì những bữa cơm gia đình trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Chủ đề này mang tính chất cụ thể, thiết thực và dễ thực hiện để thông qua đó giáo dục đạo đức lối sống cho từng thành viên trong gia đình. Ngoài ra, còn gắn liền với việc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TƯ về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.
Thông qua chủ đề này, Bộ VH,TT&DL kêu gọi, nhắc nhở, vận động mọi người trân trọng những phút giây sum họp bên mâm cơm gia đình hạnh phúc, đầm ấm; thể hiện sự quan tâm, chia sẻ và gắn kết tình cảm giữa các thành viên để cùng nhau xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc. Qua đó, nêu cao những giá trị của gia đình, đó là tình cảm của ông bà, cha mẹ, con cháu, vợ chồng, anh em, tôn kính bậc sinh thành, yêu thương chăm sóc con trẻ.
Theo ông, bữa cơm gia đình có ý nghĩa như thế nào trong việc vun đắp hạnh phúc và xây dựng nhân cách người Việt Nam?
- Có thể nói, bữa cơm gia đình hết sức quan trọng. Truyền thống văn hóa của người Việt Nam từ xưa tới nay vẫn coi bữa cơm là thành quả lao động của các thành viên trong gia đình. Là nơi truyền - nhận kinh nghiệm giáo dục, đạo đức, lối sống đến mọi thành viên trong gia đình. Bữa cơm ở đây không chỉ ở nghĩa hẹp là bữa cơm hàng ngày mà rộng hơn còn là bữa cơm gắn kết họ hàng, dòng tộc. Đặc biệt, người Việt ta rất coi trọng những ngày giỗ, Tết… vào ngày đó thường tổ chức những bữa cơm thân mật, mọi thành viên tụ họp xung quanh mâm cơm.
Đây cũng chính là chìa khóa, là ngọn lửa giữ gìn và vun đắp hạnh phúc gia đình. Trong bữa cơm, mọi thành viên sẽ hiểu nhau hơn. Đó là thời gian quý báu nhất trong ngày mà các thành viên trong gia đình có thể gần gũi trò chuyện; trong bữa cơm những tâm sự sẽ được bộc bạch, những câu chuyện sẽ được đưa ra bình luận, thậm chí mỗi thành viên có thể thể hiện quan điểm, những suy nghĩ của mình về những vấn đề trong ngày; mọi thành viên được thư giãn, gạt hết những phiền muộn, những áp lực, mọi người tìm thấy được tình yêu thương, sự chia sẻ. Vì lẽ đó, bữa cơm là thời gian con người có tất cả tình cảm, sự thư thái, đầm ấm và tiếp thêm năng lượng. Những giá trị vật chất, tinh thần hình thành sau những bữa cơm gia đình là những viên gạch gắn kết cho mỗi gia đình.
Qua một năm thực hiện chủ đề “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”, kết quả đạt được như thế nào thưa ông?
- Định lượng để đo đếm hiệu quả của chủ đề chưa xác định được vì chưa có thống kê bao nhiêu gia đình thực hiện được. Nhưng nó đã có sức lan tỏa. Vấn đề này đã được tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng và được xã hội quan tâm. Nhận thức của người dân được nâng cao, thúc đẩy hành vi chăm sóc, tạo dựng gia đình êm ấm, hạnh phúc. Đó là thành quả nhìn thấy rõ. Quan trọng hơn, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội ở cơ sở cũng có sự thay đổi nhận thức về công tác gia đình.
Các hoạt động chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 diễn ra sôi nổi trên toàn quốc, thiết thực, có chiều sâu. Nhiều địa phương đã tổ chức các buổi tọa đàm, những hoạt động tuyên dương các gia đình tiêu biểu, mô hình phòng chống bạo lực gia đình…được tổ chức từ cấp cơ sở, qua đó đẩy mạnh nâng cao nhận thức giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Nhiều cơ quan truyền thông tổ chức hoạt động nâng cao giá trị truyền thống trong gia đình như tổ chức cuộc thi ảnh “20 phút yêu thương trong một ngày”, phát động hỗ trợ gia đình khó khăn…
Năm 2015 này, chúng tôi đã phối hợp với các đơn vị tiếp tục truyền thông về ý nghĩa và vai trò của bữa cơm gia đình. Đặc biệt, Bộ VH,TT&DL phối hợp với Trung ương Đoàn tổ chức buổi tọa đàm “Ý nghĩa bữa cơm gia đình đối với gia đình trẻ”; vận động các gia đình trên toàn quốc cùng tổ chức bữa cơm gia đình vào đúng Ngày gia đình Việt Nam... Với các hoạt động này, mong rằng sẽ lan tỏa sâu rộng hơn nữa việc giáo dục lối sống, nhân cách trong mỗi gia đình Việt thông qua bữa cơm.
Đẩy mạnh truyền thông để giữ gìn những giá trị tốt đẹp...
Nhiều ý kiến cho rằng, nhiều gia đình trẻ hiện không chú trọng chăm lo đến gia đình, làm các chức năng cơ bản của gia đình như tình cảm, giáo dục bị suy giảm dẫn tới sự xuống cấp về đạo đức. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
- Cố GS Từ Giấy (nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia) đã từng có sự chiêm nghiệm sâu sắc rằng: “Sự tan rã của gia đình thường bắt đầu từ sự tan rã của bữa ăn gia đình truyền thống”. Hiện nay, mạng xã hội công nghiệp dẫn đến việc ảnh hưởng rất sâu rộng đến con người Việt Nam cũng như đời sống kinh tế. Vì lẽ đó, những nét đẹp truyền thống dần bị phai nhạt.
Hiện nay, mô hình gia đình đang biến đổi mạnh. Mô hình gia đình truyền thống tam - tứ - đại đồng đường giảm mạnh, thay vào đó là gia đình hạt nhân hai thế hệ cùng chung sống. Cùng với đó, mối quan hệ gia đình như vợ chồng, cha mẹ - con cái, ông bà – con cháu… bị lỏng lẻo. Con người hiện đại giờ quay cuồng làm giàu, thu vén lợi ích, hưởng thụ cá nhân khiến đôi khi người ta quên mất giá trị gia đình, tình cảm bị xao nhãng.
Nhiều gia đình nói chung, đặc biệt là gia đình trẻ nói riêng ít có cơ hội được ngồi bên nhau trong những bữa cơm thân mật. Người ta thường chọn cách ăn tiện lợi như, dùng thức ăn nhanh hoặc ăn ở nhà hàng, quán xá... mà không còn chú tâm đến các bữa cơm gia đình. Đó có lẽ là một trong những nguyên do làm cho tình cảm trong gia đình rạn nứt. Khi chức năng giáo dục gia đình bị suy giảm, hệ quả tất yếu sẽ dẫn đến đạo đức bị suy giảm. Bởi vậy, Chính phủ đã dành sự quan tâm đặc biệt để đẩy mạnh các hoạt động về gia đình. Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam là một minh chứng cho sự quan tâm này.
Trước những thách thức về vấn đề gia đình, Bộ VH,TT&DL đã làm gì để khắc phục?
- Trước hết, công tác gia đình đã có nhiều văn bản được Chính phủ ban hành như: Nghị định số 02 quy định về công tác gia đình; Nghị quyết số 81 Ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ thực hiện kết luận Số 26-TB/TW ngày 9/5/2011 về việc sơ kết Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21/2/2005 của Ban Bí thư (Khóa IX) về “Xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Ngoài ra, Bộ VH,TT&DL đã triển khai nhiều chương trình phối hợp thực hiện triển khai công tác gia đình với các bộ, ngành và đoàn thể Trung ương như: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam... Qua đó thúc đẩy công tác hoạt động, đẩy mạnh truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân về giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Xin cảm ơn ông!
Phương Thuận/Báo Gia đình & Xã hội
Chồng qua đời để lại sổ tiết kiệm 6 tỷ đồng, vợ đi rút tiền thì ngân hàng thông báo: Chị không có quyền nhận tiền!
Chuyện vợ chồng - 6 giờ trướcThông báo của ngân hàng khiến người phụ nữ vô cùng bất ngờ. Trước đó, chị đã cung cấp đủ giấy tờ liên quan theo quy định của pháp luật.
Phụ nữ thuộc 4 cung hoàng đạo này sở hữu khí chất, thần thái khó ai bì kịp
Gia đình - 11 giờ trướcGĐXH - Thần thái quyết định phần lớn vẻ đẹp và sức hút của một người. Những cung hoàng đạo có sở hữu thần thái đặc biệt dưới đây có thể khiến cánh mày râu đổ rạp dưới chân mình.
Cưới 15 ngày, vợ nhất quyết không thay quần áo khi ngủ, bắt tắt đèn lúc lại gần: Chồng bí mật tìm hiểu, run lên với điều nhìn thấy
Chuyện vợ chồng - 12 giờ trướcNgày thứ 15 về chung nhà, chồng chuộc say vợ để tìm hiểu sự thất.
Nhìn cách trả lời khi được khen là biết người đó EQ thấp hay cao
Gia đình - 15 giờ trướcGĐXH - Khi đáp lại một lời khen ngợi, người EQ thấp thường tự cao, kiêu ngạo, còn người EQ cao sẽ thể hiện sự khôn khéo.
Mẹ vợ đột tử khi bắt gặp con rể ngoại tình, chuyện chia tài sản gây phẫn nộ
Gia đình - 17 giờ trướcBắt gặp con rể ngoại tình, mẹ vợ bị đột quỵ và qua đời tại chỗ, điều khiến dân mạng Trung Quốc phẫn nộ sau đó anh ta vẫn được tòa cho thừa kế tài sản của bà.
8 điều hối tiếc nhất đời người, biết sớm để sau này không phải nói 'giá như'
Gia đình - 18 giờ trướcGĐXH - Chúng ta chỉ có khoảng 4.000 ngày thứ Hai để sống. Dù số ngày thứ Hai nhiều hay ít, bạn nên sống một cuộc sống "không phung phí".
Bức ảnh 'con rể giống bố vợ' khiến dân mạng xôn xao, người trong cuộc bối rối
Gia đình - 1 ngày trướcCâu chuyện con rể có ngoại hình giống bố vợ khiến người trong cuộc vừa vui, vừa có chút bối rối.
4 con giáp yêu là cưới
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Có những con giáp ngay từ đầu đã yêu một cách rất nghiêm túc, yêu là để kết hôn chứ không phải yêu chơi rồi để đấy.
Đường về nhà chỉ 20km, người đàn ông mất 70 năm tìm
Gia đình - 1 ngày trướcĐến ngày đoàn tụ, người đàn ông mới nhận ra nhà của bố mẹ đẻ chỉ cách nơi ông đang sống 20km.
Người EQ đặc biệt thấp rất dễ nhận diện vì họ thường dùng 8 cụm từ này khi giao tiếp
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Chuyên gia tâm lý nổi tiếng chỉ ra một số cách nói mà người EQ thấp thường sử dụng khi giao tiếp.
Người EQ đặc biệt thấp rất dễ nhận diện vì họ thường dùng 8 cụm từ này khi giao tiếp
Gia đìnhGĐXH - Chuyên gia tâm lý nổi tiếng chỉ ra một số cách nói mà người EQ thấp thường sử dụng khi giao tiếp.