Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hữu Lũng (Lạng Sơn): Tích cực truyền thông về xã hội hóa phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản

GiadinhNet - Thông qua các buổi truyền thông tư vấn trực tiếp, người dân đã hiểu được tại sao phải xã hội hóa phương tiện tránh thai (PTTT) và hàng hóa sức khỏe sinh sản (SKSS), đồng thời dần chuyển đổi hành vi từ “bao cấp, miễn phí” sang “mua bán” phù hợp với khả năng và điều kiện theo phân khúc thị trường.

Đề án "Xã hội hóa cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015 - 2020" (gọi tắt là Đề án 818) được triển khai tại huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) từ cuối năm 2015. Đến nay, Đề án đã có hiệu ứng tích cực, người dân đã tự chi trả cho dịch vụ KHHGĐ.

Để triển khai có hiệu quả các hoạt động của đề án, hàng năm Phòng Dân số - Trung tâm Y tế Hữu Lũng đã tổ chức tuyên truyền các sản phẩm PTTT và hàng hóa SKSS thông qua lồng ghép các hoạt động như hội nghị giao ban; hoạt động về cung cấp dịch vụ Dân số-KHHGĐ, chất lượng dân số và cơ cấu dân số.

Hữu Lũng (Lạng Sơn): Tích cực truyền thông về xã hội hóa phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản - Ảnh 2.

Tuyên truyền, tư vấn các bệnh về chăm sóc sức khỏe sinh sản và nâng cao sức khỏe của cộng đồng cho phụ nữ ở Hữu Lũng, Lạng Sơn. Ảnh: N.Mai


Tổ chức hội nghị truyền thông tư vấn chăm sóc SKSS tại các xã, thị trấn cho các đối tượng là phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và nhân dân trên địa bàn các xã triển khai đề án với nội dung nói chuyện tập trung vào tuyên truyền, tư vấn các bệnh về chăm sóc sức khỏe sinh sản nói riêng và nâng cao sức khỏe của cộng đồng nói chung, vận động đối tượng tiếp cận với các sản phẩm xã hội hóa PTTT và hàng hóa SKSS.

Thông qua các buổi truyền thông tư vấn trực tiếp, người dân đã hiểu được tại sao phải xã hội hóa PTTT và hàng hóa SKSS, đồng thời đã chuyển đổi hành vi từ "bao cấp, miễn phí" sang "mua bán" phù hợp với khả năng và điều kiện theo phân khúc thị trường.

Cùng với đó, nắm được những kiến thức cơ bản về SKSS, biết cách tự chăm sóc SKSS cho bản thân và gia đình, biết phòng tránh những bệnh lý cơ bản trong vấn đề chăm sóc con cái, tiếp cận và sử dụng các sản phẩm xã hội hóa PTTT và hàng hóa SKSS.

Hữu Lũng (Lạng Sơn): Tích cực truyền thông về xã hội hóa phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản - Ảnh 3.

Các sản phẩm, phương tiện tránh thai được cung cấp tại phòng khám Sản, Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng


Theo thống kê, từ năm 2016 đến nay, Trung tâm Y tế Hữu Lũng đã tổ chức hơn 1.000 buổi truyền thông nhóm, thu hút 42.000 lượt người tham dự; tư vấn trực tiếp cho hơn 29.000 hộ gia đình; tư vấn trực tiếp tại các trạm y tế cho 22.000 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ về kiến thức KHHGĐ, chăm sóc SKSS, cách phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm nhiễm đường sinh sản. Qua đó, lồng ghép giới thiệu cho người dân các sản phẩm PTTT và hàng hóa SKSS thuộc Đề án 818.

Kết quả đã phân phối được 3.805 vỉ thuốc tránh thai Anna, 20.636 chiếc bao cao su Hello, 16.884 chiếc bao cao su Hello Plus, 264 lọ dung dịch vệ sinh đa năng Gynopro, 2.404 lọ dung dịch vệ sinh phụ nữ Vagis, 291 hộp Canxi ion, 85 lọ gel bôi trơn. Với những hoạt động được triển khai đồng bộ, Đề án 818 bước đầu đã đạt được kết quả khích lệ, góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành các chỉ tiêu về Dân số-KHHGĐ.

Năm 2020 là năm cuối thực hiện Đề án 818 giai đoạn 2016 - 2020. Vì vậy để hoàn thành các mục tiêu của đề án, Trung tâm Y tế Hữu Lũng tiếp tục triển khai các hoạt động truyền thông, vận động thay đổi hành vi; hỗ trợ trang thiết bị y tế phục vụ dịch vụ KHHGĐ; tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham gia xã hội hóa cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS và cung ứng PTTT; tư vấn, truyền thông trực tiếp cho đối tượng; kiểm tra, giám sát đề án.

Thực hiện xã hội hóa cung cấp PTTT là một hướng đi đúng đắn; tuy nhiên đó không phải là một việc làm đơn giản và không thể làm ngay trong "một sớm, một chiều". Bởi vậy, Đề án cần tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ các ban, ngành, đoàn thể để góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số và SKSS giai đoạn 2011 - 2020 và hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn.

Nông Thị Nhung

Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng

N.Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bà bầu nghén nặng nên ăn gì để thai nhi phát triển khỏe mạnh?

Bà bầu nghén nặng nên ăn gì để thai nhi phát triển khỏe mạnh?

Dân số và phát triển - 8 giờ trước

Theo chuyên gia, có nhiều thực phẩm đơn giản giúp bà bầu đỡ nghén đồng thời bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và bé.

Bí quyết sống thọ của người Singapore dù chịu đủ áp lực

Bí quyết sống thọ của người Singapore dù chịu đủ áp lực

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Người dân Singapore sống thọ, khỏe mạnh nhờ chăm đi bộ, có hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt, sử dụng thực phẩm lành mạnh.

Nhập viện cấp cứu do tự đặt mua thuốc phá thai tại nhà

Nhập viện cấp cứu do tự đặt mua thuốc phá thai tại nhà

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Ngày 20/9, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên vừa tiến hành cấp cứu, điều trị cho một trường hợp bệnh nhân bị chảy máu ồ ạt do tự đặt mua thuốc phá...

Nghệ An tổ chức chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới

Nghệ An tổ chức chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Năm nay, Ngày Tránh thai thế giới được triển khai với chủ đề "Hãy lựa chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp để tránh mang thai ngoài ý muốn".

Những bệnh truyền nhiễm bà bầu dễ mắc phải

Những bệnh truyền nhiễm bà bầu dễ mắc phải

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Khi mang thai hệ miễn dịch của mẹ bầu suy giảm và dễ bị lây các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, đau mắt đỏ, Rubella hay viêm gan B…

Mờ mắt khi mang thai có nguy hiểm không?

Mờ mắt khi mang thai có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Khi mang thai, mẹ bầu thường bị ốm nghén, đau lưng, táo bón… Ngoài ra, mẹ bầu còn bị ảnh hưởng đến thị lực, trong đó mờ mắt là một triệu chứng phổ biến. Vậy, nguyên nhân gây mờ mắt là gì và mẹ bầu nên làm gì để khắc phục tình trạng này?

Vì sao phải khám thai định kỳ?

Vì sao phải khám thai định kỳ?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Khi có thai, người phụ nữ bắt buộc phải thực hiện khám thai ở 4 thời điểm để có thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Nam giới trẻ tuổi có bị mắc ung thư tinh hoàn không?

Nam giới trẻ tuổi có bị mắc ung thư tinh hoàn không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Khi còn trẻ, ít nam giới nghĩ đến bệnh ung thư nên nhiều người 'sốc' và không tin mình bị ung thư tinh hoàn. Mặc dù khá hiếm gặp nhưng đây lại là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới trong độ tuổi từ 20 đến 35, chiếm khoảng 1% tổng số ung thư ở nam.

Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách các bà mẹ cần biết

Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách các bà mẹ cần biết

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Những chăm sóc chính trong suốt thời kỳ sơ sinh bao gồm giữ ấm cho trẻ. Cho trẻ luôn được nằm cạnh mẹ; Bú mẹ hoàn toàn và bú theo nhu cầu của trẻ…

Tổng cục Dân số phát động cuộc thi 'Chủ động tránh thai - Chủ động tương lai'

Tổng cục Dân số phát động cuộc thi 'Chủ động tránh thai - Chủ động tương lai'

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Cuộc thi hướng đến mục tiêu nâng cao nhận thức của toàn xã hội về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, sử dụng các biện pháp tránh thai. Kêu gọi các cá nhân, cặp vợ chồng, đặc biệt chị em phụ nữ chủ động nâng cao ý thức, hành động đúng trong việc lựa chọn sử dụng các biện pháp tránh thai để không mang thai ngoài ý muốn.

Top