Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kéo dài tuổi thọ (4): Phòng tránh thoái hóa khớp

GiadinhNet - Theo GS.TS Trần Ngọc Ân, nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, BV Bạch Mai, Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam: Chứng thoái hóa khớp tăng dần theo tuổi.

 
Tỉ lệ mắc bệnh nhiều nhất là nhóm trên 50 tuổi. 90% người trên 40 tuổi bắt đầu có biến đổi của xương khớp nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng.
 

Điều trị thoái hóa khớp gối.

Vòng kiềng - biểu hiện của thoái hóa khớp

Theo GS.TS Trần Ngọc Ân, thoái hóa khớp là do bị hư hỏng phần sụn đệm kèm phản ứng viêm, giảm thiểu dịch nhầy bôi trơn điểm nối giữa hai đầu xương khiến người bệnh đau nhức, cứng khớp, hạn chế cử động các khớp lớn của chi dưới (khớp gối, khớp háng), làm yếu các cơ ngoài hông - nơi có các cơ quyết định dáng đi, làm thay đổi sự sắp xếp khung xương chậu, tăng mức độ cong chân. Những khu vực có khí hậu nóng, ẩm cao, người thừa cân, tiền sử gia đình có người bị bệnh khớp và yếu tố nghề nghiệp như: Cầu thủ, công nhân lao động chân tay... rất dễ mắc thoái hóa khớp.

 Ghi nhận của BS Jeffrey Chew, chuyên gia phẫu thuật khớp gối - Tập đoàn Y tế ParkwayHealth 60% người trên 65 tuổi và 85% người trên tuổi 80 có nguy cơ viêm khớp gối; sau 45 tuổi nữ mắc bệnh cao hơn nam 1,5 - 2 lần.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp ở người cao tuổi thường không rõ rệt, các yếu tố thúc đẩy quá trình thoái hóa bao gồm tuổi tác, béo phì, chấn thương nhẹ, mạn tính ở khớp. Người bị thoái hoá khớp thường xuất hiện chân vòng kiềng do gây lệch tâm khớp gối, tạo áp lực lên đầu gối, đặc biệt là vùng đệm trong đầu gối vì nó sẽ phải mang trọng lượng lớn hơn mức thông thường khi di chuyển. Chân càng cong thì triệu chứng viêm khớp càng biểu hiện sớm và nặng hơn.

Theo TS. Lê Anh Thư - Trưởng khoa Nội cơ xương khớp (BV Chợ Rẫy, TP HCM) ngoài đặc điểm chung là bệnh tăng dần theo tuổi, người thoái hóa khớp còn có nhiều bệnh mãn tính kèm theo. 90% trường hợp phải phẫu thuật để thay khớp gối và khớp háng là do mắc bệnh thoái hóa khớp. 

Điều trị thế nào?

Thoái hóa khớp thường được điều trị bằng thuốc uống, thuốc tiêm. Nhưng vì thuốc trị khớp hay có tác dụng phụ nên không thể dùng lâu. Khi bệnh nhẹ có thể làm vật lý trị liệu (chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại, dùng máy phát sóng ngắn hay siêu âm, xung điện giảm đau) và nghỉ ngơi, hoặc dùng thuốc kháng viêm - giảm đau, thuốc giãn cơ theo y lệnh. Nếu dùng thuốc mà vẫn đau đớn sẽ được phẫu thuật, nhẹ thì nội soi khớp "vá" lại bề mặt sụn. Nếu khớp bị cong nặng, chân vòng kiềng ngoài nội soi lấy hết phần sụn bị rách, chỉnh lại trục xương sẽ được thay thế một phần khớp gối, hoặc thay toàn bộ khớp gối. Bệnh nhân sau mổ thay khớp có thể co gập gối dễ dàng, linh hoạt, vận động thuận tiện hơn và vẫn làm được các cử động khó như động tác quỳ lạy, ngồi xổm.

Với những người có tiền sử bệnh suy tim, tiểu đường hay các bệnh mãn tính khác, các chuyên gia y tế lưu ý cần có sự phối hợp với các bác sĩ khi phẫu thuật thay khớp. Nên trao đổi kỹ với bác sĩ về chất liệu thay thế (bằng kim loại, sứ hay nhựa xem vật liệu nào phù hợp hơn), chất gắn kết, dây chằng và tuổi tác có ảnh hưởng gì không để lỡ có biến chứng sẽ được xử lý kịp thời. 

Phòng tránh

Theo GS.TS Trần Ngọc Ân, để phòng tránh thoái hóa khớp cần có lối sống lành mạnh, ăn uống, vận động điều độ, hợp lý. Thực phẩm ăn uống nên đa đạng, giàu protein, vitamin, khoáng chất (trứng, sữa, tôm, cua, lươn và các loại nhuyễn thể, các loại quả chín và rau có màu xanh đậm, hoặc màu vàng...). Mỗi người nên chọn cách tập thể dục phù hợp như đi bộ, chạy, đạp xe, bơi, chèo thuyền... Tuổi 40 trở lên nên tập thể dục để tăng độ chắc khoẻ của cơ, giảm áp lực lên các khớp. Đi bộ rất tốt với người lớn tuổi, nhưng đi không đúng phương pháp, đi quá nhiều có nguy cơ thoái hóa khớp. Người 60 - 70 tuổi chỉ nên đi bộ 30 - 45 phút/ngày. Người trẻ hơn có thể đi bộ nhiều hơn, nhưng không nên lạm dụng.

Cần tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt và làm việc hằng ngày như: Ngồi xổm, ngồi bó gối. Vận động xương khớp sau mỗi giờ lao động. Tránh các động tác mạnh, đột ngột, tránh sai tư thế khi mang vác nặng. Không nên tập chạy trên bề mặt cát lún, sân cứng (xi măng, nhựa đường) vì lực dội ngược lớn làm hỏng khớp gối thầm lặng. Nên chạy đường mềm như đường đất, bãi cỏ với loại giày mềm. Phụ nữ chỉ nên đi giày cao khoảng 3cm, ôm vừa và vững gót để giữ thăng bằng tốt, giảm áp lực cho khớp gối.

Khi cơn đau hoành hành nếu ít hoạt động sẽ làm đau đớn kéo dài, hãy tập các động tác nhẹ nhàng, thư giãn, tránh để các khớp bị ì, có thể điều trị vật lý trị liệu. Nếu thấy đau nhức ở các khớp và khó di chuyển trong 2 tuần cần đi khám để xác định bệnh. Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp giảm thiểu đáng kể cơn đau và nguy cơ tàn phế do thoái hóa khớp.
 

Bị thoái hóa khớp nên hạn chế đồ uống có cồn. Tránh ăn những thực phẩm có hàm lượng purin và fructozo cao như cá trích, thịt gia súc, gan và thịt lợn muối. Tránh các món ăn làm tăng mỡ trong máu (thịt mỡ, bơ, xúc xích, dăm bông, bánh kẹo...) vì sẽ gia tăng tình trạng viêm tấy.

Quá trình chữa trị cần ăn sữa bò, sữa đậu nành, xích đậu, đại táo… và thức ăn giàu chất sụn có tác dụng khôi phục sụn khớp như vây cá.

Khi khớp sưng đau (có thể kèm nóng đỏ) nên ăn các món giải nhiệt, thông ẩm như dưa hấu, bí xanh, ngó sen non, đậu phụ… Kiêng ăn cay nóng, thực phẩm nướng, mỡ...

BS Jeffrey Chew
(Tập đoàn Y tế ParkwayHealth)
 
Uyển Hương
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Dân số và phát triển - 6 giờ trước

GĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Phụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.

Top