Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kéo dài tuổi thọ (5): Trị chứng mất ngủ

GiadinhNet - Hầu hết người già đều phải đối mặt với chứng mất ngủ, nữ mất ngủ nhiều hơn nam.

 
Khi qua tuổi 70, tỷ lệ nữ mất ngủ cao gần gấp 2 lần so với nam giới, để lại nhiều hệ lụy cho sức khỏe và tâm lý của người già…

Vì sao người già mất ngủ?

Mất ngủ được định nghĩa là khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ hoặc thức dậy quá sớm và không quay trở lại được giấc ngủ; hoặc ngủ dậy có cảm giác không ngon giấc, mệt mỏi.

Có 2 dạng mất ngủ hay gặp là mất ngủ cấp tính và mất ngủ mạn tính. Mất ngủ cấp tính là tình trạng mất ngủ kéo dài dưới 1 tháng, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như thay đổi múi giờ, thay đổi nghề nghiệp, mất người thân, môi trường quá ồn, uống nhiều cà phê... Còn mất ngủ mạn tính xuất hiện hơn 3 đêm/tuần, kéo dài trên 1 tháng. Nếu mất ngủ mạn tính kéo dài hơn 1 năm sẽ có nguy cơ gây trầm cảm nặng.
 

Sự ân cần, chăm sóc của con cái sẽ giúp người già vượt qua khó khăn vì bệnh tật. Ảnh: TL

Tình trạng mất ngủ tăng lên theo tuổi. Có thể kể đặc điểm mất ngủ theo một số nguyên nhân như sau: Mất ngủ do lo âu thường khó đi vào giấc ngủ. Mất ngủ có trầm cảm là ngủ không yên, hay thức giấc. Mất ngủ gần sáng sẽ gây ngủ gà gật ban ngày. Nếu mất ngủ do bệnh tim sẽ làm bệnh nhân khó thở khi nằm, thức dậy đột ngột giữa lúc đang ngủ do khó thở kích phát. Nếu mất ngủ do đau sẽ khó vào giấc ngủ và nhiều lần phải thức giấc trong đêm.

Nếu mất ngủ do "hội chứng ngừng thở khi ngủ" thì ban ngày có triệu chứng nhức đầu lúc mới dậy. Buổi sáng sẽ mệt mỏi quá mức, rối loạn khả năng tập trung, rối loạn trí. Ban đêm có triệu chứng ngáy như sấm vang, mồ hôi nhiều, kích động vật vã, nhiều lần thức giấc.

Thay đổi môi trường sống và làm việc đột ngột, những người hay lo lắng thái quá cũng hay bị mất ngủ. Nhưng mất ngủ không phải là bệnh, mà là một triệu chứng, hậu quả của nhiều yếu tố khác nhau. Bởi vậy, khi bị mất ngủ bệnh nhân cần đi khám đầy đủ để đảm bảo rằng mất ngủ không do bệnh lý tâm thần, hoặc các bệnh lý nội khoa khác để có các biện pháp điều trị đặc hiệu.

“Vệ sinh” giấc ngủ

Để có một giấc ngủ tốt, người có tuổi nên từ bỏ một số thói quen xấu như giờ đi ngủ thất thường, ăn ngủ không điều độ, thức khuya, dậy muộn, xem sách vở, truyền hình trên giường ngủ. Hay dùng quá nhiều các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá... hoặc uống thuốc ngủ không có chỉ định dẫn đến hiện tượng lạm dụng thuốc.

Người cao tuổi nên chú ý “vệ sinh” giấc ngủ bằng cách đi ngủ đúng giờ. Trước khi đi ngủ nên tránh mọi hoạt động mạnh, căng thẳng vào buổi tối. Nên ngủ dậy vào một giờ nhất định, nếu vì lý do nào đó cần phải ngủ thêm thì cũng không nên muộn quá 1 giờ so với mọi khi. Tránh ngủ ban ngày quá nhiều, buổi trưa chỉ nên khoảng 30 - 60 phút.

Bữa cơm chiều người cao tuổi chỉ nên ăn nhẹ, uống ít nước, hạn chế đồ ăn uống có các chất ngọt. Lỡ nửa đêm có thức giấc người cao tuổi cũng không nên ăn. Nên bố trí phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát, chú ý điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, giảm đến mức tối đa tiếng ồn, ánh sáng trong phòng ngủ của người già.

Nếu có bất cứ triệu chứng nào về giấc ngủ, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám, cho dùng thuốc phù hợp với thể trạng từng người. Không tự tiện mua thuốc hoặc nghe theo lời mách bảo của bạn bè để tự điều trị.

Món ăn dễ ngủ

Rau nhút non (quyết thái) nấu canh với lá vông nem, khoai sọ, củ súng, củ sen, tôm hoặc thịt lợn nạc băm, ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng lại chữa mất ngủ.

Long nhãn cũng có thể trị chứng mất ngủ, thần kinh suy nhược, trí nhớ giảm. Cây lạc tiên dùng phần dây trên mặt đất (thân và lá) cũng giúp dưỡng tâm, an thần, chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ. Thân lạc tiên càng già càng tốt. Dùng thứ này dưới dạng thuốc sắc (thân và lá khô), liều dùng 20g-40g. Nước lạc tiên có mùi thơm đặc trưng, uống vào rất dễ ngủ.

Bá tử nhân (nhân trong hạt cây trắc bá) cũng hay được dùng trị chứng mất ngủ do tâm thận bất giao, lo sợ, hồi hộp với liều 4-24g/ngày. Nước ép quả cà chua pha thêm chút mật ong hoặc đường cát với độ ngọt tùy ý, uống vào đêm lúc đi ngủ sẽ ngon giấc.

Củ sen nấu canh ăn chữa được mất ngủ, suy nhược. Hạt sen nấu chè, hoặc tiềm (nhồi hạt sen vào bụng chim bồ câu, vịt, dạ dày lộn) ăn vừa ngon, vừa chữa mất ngủ và suy nhược thần kinh. Tâm sen (liên tâm) khô sắc nước uống (liều 4 - 10 g/ngày) giúp gây ngủ mạnh hơn hạt sen nhiều lần. Thứ nước này rất đắng, khi uống nên pha chút mật ong (hoặc đường) cho dễ uống.
 
BS Hoàng Xuân Đại
Nguyên bác sĩ Bệnh viện 103
Ths. BS Nguyễn Thanh Bình
(Khoa Thần kinh, Viện Lão khoa Việt Nam)
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 6 giờ trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 7 giờ trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Việc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Ăn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Rụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

Top