Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Kéo” người nước ngoài đến Việt Nam chữa bệnh

Thứ năm, 07:18 17/01/2019 | Y tế

GiadinhNet - Nếu năm 2015, có khoảng 200.000 người nước ngoài đến Việt Nam khám, chữa bệnh thì tới năm 2018, con số này nâng lên 300.000 người. Ngoài chi phí rẻ, bệnh nhân nước ngoài cho biết rất tin tưởng vào trình độ tay nghề bác sĩ Việt Nam.


Điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện K Trung ương. Ảnh: Chí Cường

Điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện K Trung ương. Ảnh: Chí Cường

Nhiều người nước ngoài chọn Việt Nam là điểm đến điều trị bệnh trọng

Đầu tháng 1/2019, ông KemlChi, một kỹ sư người Nhật Bản đang làm việc và sinh sống ở Việt Nam, được bác sĩ Bệnh viện K chẩn đoán mắc ung thư trực tràng giai đoạn tiến triển. Nam bệnh nhân người Nhật được chỉ định hóa xạ trị tiền phẫu, sau đó sẽ phẫu thuật trực tràng.

TS Phạm Văn Bình, Trưởng khoa Ngoại bụng I (Bệnh viện K) cho biết, khi đưa ra phác đồ điều trị, các bác sĩ đã hỏi ý kiến của ông KemlChi. Bệnh nhân này có bảo hiểm y tế tại Nhật Bản. Nếu về nước điều trị, ông sẽ được bảo hiểm chi trả hoàn toàn. Trong trường hợp điều trị ở Việt Nam, ông KemlChi cũng có bảo hiểm ở bệnh viện quốc tế do công ty hỗ trợ. Sau khi bàn bạc với người thân, bệnh nhân chọn chữa trị tại Bệnh viện K vì niềm tin tuyệt đối vào trình độ chuyên môn của bác sĩ Việt Nam, trang thiết bị y tế của Bệnh viện K.

Ca phẫu thuật phức tạp được tiến hành, và thành công. Lãnh đạo Bệnh viện K cho biết thời gian qua bệnh viện đã khám và điều trị cho nhiều bệnh nhân là người nước ngoài.

Trong Hội nghị trực tuyến triển khai công tác ngành Y tế năm 2019 với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại hơn 700 điểm cầu trên cả nước chiều 15/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhìn nhận thực tế nhiều người nước ngoài cũng như Việt kiều đã chọn Việt Nam là nơi khám chữa bệnh.

Theo số liệu thống kê từ Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), số lượt khám bệnh cho người nước ngoài qua các năm có xu hướng tăng cao. Năm 2014, số lượt khám bệnh cho người nước ngoài là hơn 234.000 người, số lượt điều trị nội trú là hơn 26.000 người, đến năm 2018, các con số này tăng lần lượt lên hơn 300.000 và 57.000 người.

Những người nước ngoài khám chữa bệnh tại Việt Nam chủ yếu là Việt kiều về nước, một số bệnh nhân ở Lào, Campuchia, người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam như người Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc... Những dịch vụ kỹ thuật được họ sử dụng điều trị như nha khoa, can thiệp tim mạch, thẩm mỹ, hỗ trợ sinh sản, thẩm mỹ, ung thư và một số bệnh ngoại khoa. Ngay cả những người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam khi có nhu cầu chăm sóc sức khỏe, bệnh tật cũng điều trị tại các bệnh viện ở nước ta thay vì trở về nước như trước.

Trao đổi với PV, Bộ trưởng Bộ Y tế chia sẻ, thường các dịp lễ Tết, lượng kiều bào, người nước ngoài về Việt Nam ăn Tết, họ thực hiện các can thiệp thẩm mỹ, nha khoa là rất lớn, đặc biệt tại TPHCM. Nhiều người cho biết, họ lựa chọn Việt Nam vì chất lượng khám chữa bệnh tốt, không thua kém nước ngoài mà giá lại rẻ.

Chính vì vậy, Bộ Y tế đang hướng tới việc “kéo ngược” người Việt về nước chữa bệnh. Đây được coi là tiền đề để ngành y tế xúc tiến một dự án thu hút bệnh nhân là người nước ngoài, Việt kiều và người Việt Nam có nhu cầu khám chữa bệnh ở nước ngoài về điều trị ở trong nước.

Bệnh viện tuyến Trung ương không được “tham bát bỏ mâm”

Dù vậỵ, theo Bộ trưởng Bộ Y tế, trong năm qua vẫn có khoảng 40.000 người ra nước ngoài khám, chữa bệnh với chi phí hơn 2 tỷ USD. Nguyên nhân theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, không ít cơ sở y tế mới chỉ tập trung vào giảm tải, tập trung khám chữa bệnh thông thường mà chưa đầu tư phát triển nhiều kỹ thuật cao, chưa tập trung tăng cường chăm sóc sức khoẻ toàn diện nên không ít người bệnh vẫn ra nước ngoài chữa bệnh.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, để làm được đề án “dây rút ngược”, cần nâng cấp chất lượng một cách đồng bộ từ tuyến xã, huyện, tỉnh, Trung ương. Đặc biệt, theo Bộ trưởng, các bệnh viện tuyến Trung ương không được “tham bát bỏ mâm”. “Tại sao tuyến Trung ương lại chữa viêm ruột thừa, bó bột, đau bụng, nhức đầu... dẫn đến quá tải, làm mất hết hình ảnh bệnh viện. Một số viện mỗi ngày tiếp nhận 6.000 – 8.000 người khám, khiến bệnh viện quá tải, nhếch nhác. Tôi chỉ đạo chỉ khám cho 4.000 người, không thể khám đông như vậy", Bộ trưởng Bộ Y tế nói.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, trong năm 2019, ngành Y tế tập trung thưc hiện 2 chỉ tiêu, đó là tăng số giường bệnh lên 27 giường bệnh/vạn dân và tăng tỷ lệ dân số tham gia BHYT lên 88,1%. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện các giải pháp giảm quá tải, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Các cơ sở y tế tuyến Trung ương, tuyến cuối đầu tư mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá, nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân, kể cả của người có thu nhập cao, người nước ngoài.

Biểu dương cán bộ, nhân viên ngành Y tế cả nước tại Hội nghị trực tuyến, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, năm 2018, ngành Y tế đã đạt kết quả toàn diện. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng đã đánh giá cao, trong sự phát triển toàn diện có sự đóng góp của ngành Y tế. Trong đó, có những bước đi liên tục, kế thừa các kết quả đạt được. Nhiều thành tựu đạt mức bền vững.

Ngoài 2 chỉ tiêu số bác sĩ và giường bệnh đều vượt, những nỗ lực của ngành Y tế còn giúp giảm giá thuốc trên 10%/năm. Từ chỗ giá thuốc Việt Nam thuộc hàng cao trong Đông Nam Á thì bây giờ chỉ còn cao hơn Malaysia. Tới đây, ngành Y tế phải kéo giá thuốc thấp nhất khu vực ASEAN. Cùng đó, các chỉ số về hài lòng của người bệnh đã tăng lên. Độ bao phủ bảo hiểm y tế ngày càng rộng.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đặc biệt nhấn mạnh về việc đầu tư, phát triển y tế cơ sở, tập trung củng cố y tế tuyến huyện, sao cho y tế cơ sở thật sự trở thành chân rết, là nền, rễ của hệ thống y tế cả nước.

Một nội dung quan trọng khác là tự chủ bệnh viện. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh việc thực hiện tự chủ không phải buông ra để chạy theo lợi ích kinh doanh. Y tế công cộng là y tế phi lợi nhuận. Tay nghề bác sĩ ở các bệnh viện lớn, tuyến Trung ương không thua bác sĩ nước ngoài, nhưng cơ chế tài chính hiện chưa tháo gỡ được. Thậm chí, 5 - 6 bệnh viện lớn cần phải thoáng hơn nữa để giảm số người Việt ra nước ngoài chữa bệnh và thu hút người nước ngoài tới chữa bệnh ở Việt Nam.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Y tế - 4 giờ trước

Do mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 2 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Top