Khác biệt giữa phổi người bệnh Covid-19 đã tiêm vắc xin và chưa tiêm
Phim chụp cho thấy tác động của virus SARS-CoV-2 đối với phổi của những bệnh nhân Covid-19 đã hoặc chưa chủng ngừa.
Tiến sĩ Sam Durrani, Giám đốc của Trung tâm Y tế Deer Valley (Mỹ), thông tin: “Những người bị bệnh trở nặng thường là những người không được tiêm chủng”.
Bác sĩ Durrani cho biết, phim chụp phổi của những bệnh nhân Covid-19 từng được tiêm chủng cho thấy không khí lưu thông nhiều hơn. Trên hình, phần lớn phổi có màu đen, nghĩa là có rất ít hoặc không có tổn thương nào.
Ngược lại, phim chụp của một người không được tiêm chủng cho thấy phổi bị tắc nghẽn, hạn chế lưu lượng oxy đi khắp cơ thể.

Phim chụp phổi của người đã tiêm vắc xin (trái) không bị trắng xóa như người chưa tiêm vắc xin
Tiến sĩ Durrani cho biết: “Nếu một người đã được tiêm vắc xin vẫn nhiễm Covid-19 (nhiễm trùng đột phá), họ có thể bị khó thở. Dù những ca nhiễm trùng đột phá dẫn đến viêm phổi, kết quả chụp CT của họ vẫn không tệ như bệnh nhân chưa được chủng ngừa”.
Vắc xin có thể ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong ở đa số mọi người, nhưng không may sẽ không có tác dụng đối với một số người.
Điều đó đồng nghĩa, những người đã tiêm đủ 2 mũi vẫn có nguy cơ phải nhập viện do phổi tổn thương nhưng ở mức độ thấp hơn đáng kể so với những người không có bất kỳ biện pháp bảo vệ nào.
Dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho thấy nguy cơ tử vong do Covid-19 ở những người trưởng thành chưa tiêm vắc xin cao gấp 11 lần so với những người đã tiêm. Chỉ có dưới 1% các ca Covid-19 đột phá phải nhập viện hoặc tử vong.
Trong 7 tháng đầu năm 2021, ở Anh, 640 người tử vong dù đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, chiếm 1% tổng số ca tử vong do Covid-19. Tuy nhiên, hơn một nửa số trường hợp bị nhiễm bệnh trước khi tiêm đủ 2 mũi hoặc chưa đủ 14 ngày kể từ ngày tiêm liều thứ 2.
Với hình ảnh cho thấy sự tàn phá mà virus SARS-CoV-2 có thể gây ra trong phổi, Tiến sĩ Durrani khẳng định: “Vắc xin đang hoạt động cực kỳ hiệu quả và ngăn không cho virus gây ra viêm phổi hoặc xâm nhập vào phổi”.
"Nếu đã tiêm vắc xin, bạn có thể bị ốm một chút khi bị nhiễm Covid-19. Nhưng cuối cùng cơ thể bạn nhận ra và tấn công lại virus SARS-CoV-2. Nhờ đó, bạn không phải nhập viện, không phải thở máy".
Hà Nội xây dựng kế hoạch tiêm nhắc lại vaccine COVID-19 mũi 3, mũi 4
Theo An Yên
The Sun/Vietnamnet

6 nguyên nhân gây vết loét ở người bệnh tiểu đường, nhất định phải biết để tránh
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Vết loét ở người bệnh tiểu đường nếu không được điều trị đúng cách có thể làm tăng nguy cơ hoại tử, viêm tủy xương, thậm chí là cắt cụt chi.

Chồng bất tỉnh vì đột quỵ, vợ ngất xỉu do nhồi máu cơ tim
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcChỉ trong vòng một tháng, cặp vợ chồng trẻ tại TPHCM đã phải đối mặt với hai biến cố sức khỏe nghiêm trọng, khiến người thân không khỏi bàng hoàng.

Người đàn ông bị ung thư đại tràng giai đoạn 4 ân hận vì không làm việc này dù đã được cảnh cáo trước
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Gia đình từng có người mắc ung thư đại tràng, mặc dù được khuyến cáo nên nội soi đại tràng sau tuổi 40, anh vẫn chưa thực hiện...

Người đàn ông nhập viện vì sốc nhiễm khuẩn, thừa nhận sai lầm nghiêm trọng khi điều trị bệnh tiểu đường
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Tự ý dùng thuốc không rõ nguồn gốc để điều trị bệnh tiểu đường, người đàn ông này nhập viện với biểu hiện lơ mơ, vã mồ hôi và tình trạng ngày một xấu đi.

Người đàn ông ở Phú Thọ bị hỏng van tim, tự tin lên bàn mổ khi được bác sĩ áp dụng phương pháp ít xâm lấn
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bằng phương pháp ít xâm lấn, bệnh nhân hỏng van tim vẫn sẽ giữ được chức năng quả tim, giữ được lá van của bệnh nhân vàkhông cần phải uống thuốc chống đông...

Vết bầm tím xuất hiện trên da nếu kèm dấu hiệu này cần được khám sớm
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Vết bầm tím trên da nếu do tác động vật lý nhẹ thì sẽ tự khỏi và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, cần cảnh giác khi kèm các dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Dấu hiệu nhận biết ung thư trực tràng: Người trong gia đình có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Ung thư trực tràng nguy hiểm, nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ có tỷ lệ chữa khỏi khá cao.

Người đàn ông 66 tuổi ở Ninh Bình mắc cùng lúc 2 bệnh ung thư tiêu hóa từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân mắc cùng lúc ung thư đại tràng và ung thư trực tràng có biểu hiện: Rối loạn đại tiện, mót rặn liên tục, đại tiện ra máu, phân nhầy, sụt cân nhanh...

Đỏ cộm mắt, người phụ nữ ở Quảng Ninh đi khám phát hiện giun dài 4 cm chết trong mắt
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Qua thăm khám, bác sĩ phát hiện một con giun dài khoảng 4 cm, đã chết, nằm dưới lớp kết mạc nhãn cầu tại vị trí viêm thượng củng mạc.

Người đàn ông 53 tuổi suýt hoại tử chân vì chủ quan khi bị rắn cắn
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Các bác sĩ đã phải cắt lọc tổ chức hoại tử và điều trị kháng sinh tích cực để kiểm soát nhiễm trùng cho người bệnh bị rắn cắn.

Người phụ nữ bị nhiễm trùng não vì mắc sai lầm trong lúc ăn dưa hấu
Bệnh thường gặpGĐXH - Ngay sau khi ăn dưa hấu để lâu trong tủ lạnh, bệnh nhân cảm thấy đau nhức cơ thể, sau đó sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa và lú lẫn....