Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khắc phục còi xương ở trẻ bằng chế độ dinh dưỡng

Thứ sáu, 09:29 25/08/2023 | Mẹ và bé

Còi xương hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, vì lứa tuổi này hệ xương đang phát triển nhanh. Hậu quả của bệnh còi xương thường ảnh hưởng xấu đến phát triển thể chất, tinh thần.

Khắc phục còi xương ở trẻ bằng chế độ dinh dưỡng - Ảnh 1.

Hậu quả khi trẻ bị còi xương

Theo các chuyên gia của Viện Dinh dưỡng, còi xương là một bệnh loạn dưỡng xương do thiếu hoặc rối loạn chuyển hóa vitamin D trong cơ thể. Bệnh do cơ thể thiếu hụt vitamin D, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, chuyển hóa canxi và phốt pho (là những chất cần thiết cho sự phát triển của xương). Còi xương hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, vì lứa tuổi này hệ xương đang phát triển nhanh. Hậu quả của bệnh còi xương thường ảnh hưởng xấu đến phát triển thể chất, tinh thần và vận động của trẻ. Bệnh còi xương còn có thể gây biến dạng xương và tử vong do mắc thêm các bệnh nhiễm khuẩn nhất là viêm phổi.Còi xương không chỉ ảnh hưởng đến hệ xương mà còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh- cơ.

Các dấu hiệu sớm của bệnh còi xương biểu hiện ở hệ thần kinh là trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra mồ hôi trộm, rụng tóc phía sau đầu. Nếu không được điều trị, dần dần xuất hiện các triệu chứng ở xương.

Tùy theo từng lứa tuổi mà biến đổi ở xương khác nhau. Ở trẻ nhỏ, xương sọ mềm, đầu dễ bị méo mó, đầu bẹt phía sau hay một bên do tư thế nằm, thóp rộng, chậm liền, răng mọc chậm, men răng xấu. Ở trẻ lớn hơn, đầu to có bướu, thường có biến đổi xương lồng ngực, có chuỗi hạt sườn. Các xương chi xuất hiện vòng cổ tay, cổ chân. Các cơ nhẽo làm trẻ chậm biết lẫy, bò, ngồi, đứng đi.

Có thể phát hiện trẻ còi xương qua những biểu hiện thường gặp như sau: Trẻ thường ngủ không trọn giấc, thường xuyên quấy khóc nhiều. Trẻ đổ nhiều mồ hôi, đặc biệt là lúc ngủ. Trẻ bị rụng tóc ở phía sau đầu, có hình giống vành khăn. Trẻ chậm mọc răng và các cột mốc phát triển khác như lật, bò, đứng, đi. Phần đầu có thóp rộng, sờ vào thóp thấy mềm, thời gian đóng thóp lâu, có bướu trán, đầu bẹp. Lồng ngực trẻ không bình thường, phần ức nhô lên, xương cổ tay chân bị bè, chân cong kiểu vòng kiềng hình chữ O, ...

Nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng ở hệ xương như: lồng ngực biến dạng, gù vẹo cột sống, chân tay cong, chân vòng kiềng (hình chữ O), chân chữ bát (hình chữ X), khung chậu hẹp. Các biến dạng của xương là giảm chiều cao của trẻ, hạn chế chức năng hô hấp, thay đổi dáng đi và ảnh hưởng xấu đến sinh đẻ sau này đối với trẻ gái. Ngoài ra trẻ còn bị xanh xao, thiếu máu và hay bị viêm phổi tái đi tái lại.

Nguy cơ trẻ còi xương sẽ cao hơn nếu trẻ sinh non hoặc sinh đôi, trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ. Ngoài ra, cần phân biệt giữa trẻ bị còi xương với trẻ mắc bệnh còi cọc. Vì không chỉ còi cọc, trẻ có thể bị còi xương kèm theo nhưng cũng có thể không. Trong khi đó, trẻ bụ bẫm vẫn có thể bị còi xương vì trẻ có nhu cầu phốt pho và canxi cao hơn.

Dinh dưỡng cho trẻ bị còi xương

Theo Viện Dinh dưỡng, trẻ còi xương cần có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt, trong đó, phải đảm bảo cung cấp đầy đủ cho trẻ bốn nhóm chất chính, đó là: Tinh bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, trẻ cần được tập trung bổ sung nhóm vi chất để xương của trẻ phát triển như vitamin D, canxi, phốt pho, kẽm, sắt. Ngoài ra, trong mỗi bữa ăn hàng ngày của trẻ cũng cần được tăng cường bổ sung lượng chất béo từ dầu hoặc mỡ bởi chất béo đóng vai trò hấp thu vitamin D ở trẻ. Khi bổ sung dinh dưỡng cho trẻ còi xương, trẻ cần được quan tâm, theo dõi để kịp thời điều chỉnh chế độ.

Còi xương ở trẻ là một bệnh thường gặp và có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng nếu bệnh không được phát hiện và điều trị đúng cách. Cách tốt nhất để phòng ngừa còi xương ở trẻ là thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất. Một số lưu ý khi xây dựng chế độ ăn cho trẻ, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, phòng ngừa còi xương

Cho trẻ ăn đủ chất, đảm bảo trẻ được cung cấp đủ 4 nhóm chất chính: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất thông qua các thực phẩm hàng ngày.

Chú ý bổ sung đủ vitamin D và canxi cho trẻ: Trẻ cần bổ sung khoảng 400-600 IU vitamin D và khoảng 700-1.000 mg canxi mỗi ngày. Vì vậy, mẹ có thể cho trẻ dùng nhiều thực phẩm chứa vitamin D và canxi như sữa tươi, trứng, cá, bơ, dầu cá, nấm, pho mát, đậu nành, hạt và rau xanh.

Hạn chế cho trẻ dùng thức ăn nhanh, đồ ngọt, đồ uống có ga: Đây là những thực phẩm có thể giảm khả năng hấp thụ canxi và gây ra một số bệnh lý khác ở trẻ. Cho trẻ uống đủ nước, khuyến khích trẻ ăn nhiều trái cây, nước hoa quả tự nhiên. Bên cạnh vitamin D và canxi, mẹ cần chú ý cân chỉnh liều lượng vitamin K2, kẽm, magie cung cấp cho trẻ mỗi ngày.

Bên cạnh đó, mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám sức khỏe định kỳ và tham khảo ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn hợp lý, khoa học cho trẻ. Trong một số trường hợp trẻ có dấu hiệu thiếu hụt vitamin, khoáng chất, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và cân nhắc cho trẻ dùng một số thực phẩm bổ sung.

Tắm nắng cũng là một trong những biện pháp bổ sung vitamin D hiệu quả.Thời gian tắm nắng lý tưởng cho trẻ là khoảng 15-30 phút trong khung giờ từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Nếu mẹ cho trẻ tắm nắng trong khung thời gian trước 9 giờ sáng và sau 3 giờ chiều, ánh sáng mặt trời yếu trẻ vẫn có nguy cơ thiếu hụt vitamin D cao. Hơn nữa, bố mẹ nên lưu ý bảo vệ da cho trẻ bằng cách sử dụng kem chống nắng và mặc quần áo bảo vệ da.

Rèn luyện thể dục, thể thao mỗi ngày có tác dụng kích thích cơ thể tiết ra hormone tăng trưởng, tăng sự tích lũy khoáng chất trong xương, từ đó, giúp xương trở nên mạnh mẽ hơn. Do đó, để phòng ngừa còi xương, mẹ có thể cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất như chạy, nhảy, leo trèo hay tham gia các bộ môn thể thao như bóng rổ, bóng đá,… nhằm kích thích quá trình sản xuất các tế bào mới trong xương, giúp xương phát triển và tăng cường khả năng chịu tải.

Tuy nhiên, bố mẹ cần chú ý lựa chọn các hoạt động thể thao thích hợp với độ tuổi và sức khỏe của trẻ, đồng thời phải giám sát và hướng dẫn trẻ kỹ lưỡng nhằm đảm bảo hiệu quả của quá trình tập luyện và đảm bảo an toàn cho trẻ.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 5 tuổi ở Hải Dương nhập viện gấp vì sự cố vùng kín, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm này khi chăm con

Bé 5 tuổi ở Hải Dương nhập viện gấp vì sự cố vùng kín, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm này khi chăm con

Mẹ và bé - 2 ngày trước

GĐXH - Nếu thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu cần được đến bệnh viện thăm khám. Không tự ý lộn bao quy đầu tại nhà bởi nó làm tăng nguy cơ thắt nghẹt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ…

Trẻ nào dễ có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt?

Trẻ nào dễ có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt?

Mẹ và bé - 1 tuần trước

Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ cao ở trẻ nhỏ. Sau khi sinh thì sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt duy nhất, sắt trong sữa mẹ tuy ít nhưng tỷ lệ hấp thu cao. Nếu không được bú mẹ đầy đủ, trẻ sẽ bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.

4 thói quen ảnh hưởng đến bệnh lý răng miệng ở trẻ

4 thói quen ảnh hưởng đến bệnh lý răng miệng ở trẻ

Mẹ và bé - 2 tuần trước

Chăm sóc răng miệng cho trẻ rất quan trọng, tuy nhiên một số thói quen xấu của trẻ có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển răng miệng.

Bé 1 tháng tuổi suýt tử vong sau khi được gia đình cắt móng tay

Bé 1 tháng tuổi suýt tử vong sau khi được gia đình cắt móng tay

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Sự việc bệnh nhi gặp nguy hiểm sau khi cắt móng tay đã gióng lên hồi chuông cảnh báo các bậc cha mẹ nên chú ý hơn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh.

3 bệnh trẻ hay gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh

3 bệnh trẻ hay gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Thời tiết chuyển mùa, virus, vi khuẩn phát triển nên dễ gây bệnh ở trẻ. Ngoài ra do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên dễ mắc các bệnh lây nhiễm trong đó có ho, sổ mũi, sốt, cảm cúm….

Thấy con có ngấn ở chân, bố mẹ vui mừng tưởng con bụ bẫm, nào ngờ dị tật bẩm sinh

Thấy con có ngấn ở chân, bố mẹ vui mừng tưởng con bụ bẫm, nào ngờ dị tật bẩm sinh

Mẹ và bé - 4 tuần trước

GĐXH - Cha mẹ cần phân biệt rõ tay chân con có ngấn là do bụ bẫm hoặc do vòng thắt gây ra để sớm điều trị, tránh nguy cơ xấu đối với sức khỏe trẻ.

Bị nấm miệng phải làm sao?

Bị nấm miệng phải làm sao?

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Nấm miệng là bệnh lý gây ra do loại nấm Candida albicans vốn tồn tại ở miệng đã phát triển quá mức sau đó lây lan sang lưỡi và làm tổn thương bộ phận này.

13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Việc hấp thụ đủ chất dinh dưỡng trong thực phẩm vô cùng cần thiết để đảm bảo chiều cao phát triển tối ưu, ngay cả khi chiều cao được quyết định nhiều bởi yếu tố di truyền. Tham khảo một số loại thực phẩm giúp tăng chiều cao, nhất là trong giai đoạn vàng của trẻ.

Gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đồng diễn Yoga gây mãn nhãn

Gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đồng diễn Yoga gây mãn nhãn

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Ngày 6/10, gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đã tham gia cùng tập yoga tại Cung thể thao Quần Ngựa với mong muốn tăng cường sức khoẻ trong thai kỳ và sinh nở tốt hơn.

Phụ nữ mang thai vẫn chạy bộ, chuyên gia nói gì?

Phụ nữ mang thai vẫn chạy bộ, chuyên gia nói gì?

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Phụ nữ mang thai chạy bộ với cường độ thích hợp sẽ giúp tăng cường sức khỏe người mẹ, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, đảm bảo độ giãn của cơ trơn trong tử cung, giúp thai nhi phát triển, giảm khả năng mắc bệnh tim... Tuy nhiên việc chạy bộ trong thai kỳ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Top