Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khám sức khỏe trước khi kết hôn: 92% người được hỏi hoàn toàn ủng hộ

Thứ hai, 06:17 15/07/2013 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Trong Lễ tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số (2003-2013) do UBND TPHCM vừa tổ chức, Chi cục DS - KHHGĐ thành phố này đã đề xuất bắt buộc các cặp đôi muốn được đăng ký kết hôn phải khám sức khỏe.

Khám sức khỏe trước khi kết hôn: 92% người được hỏi hoàn toàn ủng hộ 1

Khám sức khỏe trước khi kết hôn, giúp ngừa những nguy cơ dị tật ở con cái, mang lại hạnh phúc gia đình. Ảnh: Dương Ngọc.

 
Việc làm văn minh

Theo đó, tất cả đôi lứa trước khi làm thủ tục đăng ký kết hôn buộc phải khám sức khỏe. Yêu cầu này nhằm tránh những trường hợp vợ chồng khi kết hôn mắc phải những bệnh có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc về sau.

Lý giải thêm về điều này, bà Tô Thị Kim Hoa, Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS - KHHGĐ TPHCM cho biết: Chương trình tầm soát sức khỏe tiền hôn nhân được thực hiện miễn phí trong thời gian qua cho thấy 20-30% đôi nam, nữ bị mắc một số bệnh. Nếu không khám sức khỏe trước khi kết hôn, người nam hoặc nữ không hề biết trước bạn đời mình có khỏe mạnh hay không.

Đề xuất này nhận được ý kiến của nhiều người. Hầu hết đều chung quan điểm rằng ở các nước tiên tiến đã tiến hành công việc “rất hay, rất nên và cũng rất nhân văn”! “Nếu tình yêu đủ lớn, ngay cả biết bạn đời tương lai của mình có vấn đề về sức khỏe mà vẫn quyết tâm đến được với nhau thì tình yêu đó sẽ càng vững bền hơn nữa. Đằng nào cũng có bệnh, biết được sớm thì sớm được chữa, mà biết là không chữa được thì sẽ có quyết định rõ ràng ngay từ đầu, tránh trách móc nhau sau này!”, anh Phạm Khắc Linh (quận Thủ Đức, TP HCM) chia sẻ.

Một cuộc khảo sát trên quy mô 63/63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã được GS.TS Nguyễn Đình Cử (Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội) cùng cộng sự tiến hành. Trong đó, nhóm khảo sát trực tiếp trên 12 tỉnh và gián tiếp tại các tỉnh còn lại. Khảo sát với 3 nhóm đối tượng chính là người dân, người cung cấp phương tiện dịch vụ và cán bộ Đảng, Nhà nước, đoàn thể. GS Cử cho biết: “Với 2.040 số phiếu gửi về các địa phương, nhóm thu lại được 938 phiếu (đạt 46%). Điều này chứng tỏ sự quan tâm của nhân dân về việc đánh giá pháp luật về DS-KHHGĐ là rất lớn”.

Theo kết quả nghiên cứu, nội dung tư vấn và kiểm tra sức khỏe trước khi kết hôn được các địa phương triển khai, tuyệt đại đa số người dân ủng hộ. Cụ thể, có tới 92% số người dân được hỏi ủng hộ hoạt động này.

BS.Nguyễn Thị Hồng Minh – Giám đốc Trung tâm tư vấn SKSS-KHHGĐ (BV Phụ sản Trung ương) cho hay: Trên thế giới có rất nhiều cặp nam nữ, bản thân người nam hoặc nữ mang những nhiễm sắc thể (tức bộ gene) không bình thường. Vì vậy, nếu được xét nghiệm để biết mình mang những gene nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con cái sau này, họ sẽ tìm cách tránh đi hoặc là có cách nào đó để cải thiện cho người mẹ và người bố, để những đứa trẻ được sinh ra không phải là những đứa trẻ ngay từ đầu đã mắc những bệnh di truyền không thể chữa khỏi.

Rào cản ở đâu?

Khoản 1, Điều 23 Pháp lệnh Dân số 2003 quy định: “Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho nam, nữ kiểm tra sức khỏe trước khi đăng ký kết hôn, xét nghiệm gene đối với người có nguy cơ bị khuyết tật về gene, nhiễm chất độc hóa học; tư vấn về gene di truyền; giúp đỡ về vật chất và tinh thần đối với người bị khuyết tật về gene, nhiễm chất độc hóa học, nhiễm HIV/AIDS”.

Tuy nhiên, cũng theo nghiên cứu của GS Nguyễn Đình Cử cùng cộng sự, dù tỷ lệ ủng hộ chủ trương khám sức khỏe trước khi kết hôn rất cao, nhưng số người thực hiện lại thấp: Mới có 24,9% số người dân được hỏi cho là có nhiều người đi khám; 38,6% thấy ít người đi khám; 14,1% không thấy ai đi khám và 22,4% không rõ. Trải nghiệm thực tế của người dân về vấn đề này cũng cho kết quả tương tự: 58,1% số người được hỏi cho biết họ đã không đi kiểm tra sức khỏe trước khi kết hôn; chỉ có 31,3% trả lời có; còn lại 10,6% chưa kết hôn.

Trên thực tế, chúng ta lâu nay quan niệm chỉ có phụ nữ đã lập gia đình mới cần chăm sóc SKSS. Trong khi làm điều đó trước khi cưới là rất cần thiết, giúp ngừa những nguy cơ dị tật ở con cái, mang lại hạnh phúc gia đình, nhất là khi hiện nay tuổi trưởng thành đang được “trẻ hóa”, còn tuổi kết hôn trung bình ngày càng cao hơn. Khoảng thời gian tiền hôn nhân kéo dài là nguyên nhân khiến tình trạng nạo hút thai và số người lây nhiễm bệnh qua đường tình dục, HIV/AIDS tăng cao.

Theo nhiều chuyên gia về sản khoa, dân số, y tế, việc bạn trẻ chủ động tìm hiểu, chăm sóc các vấn đề sức khỏe sinh sản trước khi cưới còn rất hạn chế. Lý do chính của tình trạng này là tâm lý ngại ngùng hoặc không có sự đồng nhất tư tưởng giữa nam và nữ. Tâm lý chung của các bạn trẻ không muốn “lạy ông tôi ở bụi này”, chỉ riêng việc phải đi khám sức khỏe chẳng khác nào nói mình bị bệnh, còn nhỡ khám ra bệnh, có khi người yêu cũng sợ mà chạy mất! Ngoài ra, chỉ có tư vấn được miễn phí, còn các xét nghiệm, siêu âm… thì người dân phải tự bỏ tiền ra nên các cặp vợ chồng sắp cưới đều e ngại.

Bàn về thực tế nhiều bạn nam, nữ nếu đề nghị bạn đời đi khám sức khỏe trước khi kết hôn sẽ ảnh hưởng đến sự tin tưởng lẫn nhau, BS Hồng Minh cho biết: “Khi tư vấn tiền hôn nhân, chúng tôi không chỉ tư vấn về sức khỏe, mà còn tư vấn về tâm lý của người bạn nữ, của người bạn nam trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân. Nếu các bạn nam, nữ đã tự nguyện yêu nhau, tự nguyện đến với nhau thì phải chấp nhận tất cả. Nếu có sự chấp nhận, biết trước những vấn đề mà cả hai có thể không cải thiện được, họ vẫn hy sinh vì nhau, đó thực sự là sự hy sinh quý báu. Chính vì vậy, có tin tưởng nhau thì mới đưa nhau đến trung tâm tư vấn tiền hôn nhân, chứ không phải là đi đến trung tâm tư vấn tiền hôn nhân là không tin tưởng lẫn nhau”.
 
Thu Nguyên
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Dân số và phát triển - 18 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Dân số và phát triển - 19 giờ trước

Chlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Yoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Không chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Cứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Viêm âm đạo là vấn đề sức khỏe quen thuộc ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, đặc biệt chị em trong độ tuổi sinh sản. Việc trang bị kiến thức để nhận diện sớm các tín hiệu bất thường và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa giúp bảo vệ sức khỏe phụ khoa.

Top