Khánh Hòa tiếp tục thực hiện giáo dục đối với trẻ khuyết tật trên 16 tuổi
GĐXH - UBND tỉnh Khánh Hòa đã đồng ý cho Trung tâm Phục hồi chức năng - Giáo dục trẻ em khuyết tật tỉnh tiếp tục thực hiện giáo dục cho trẻ khuyết tật trên 16 tuổi hết năm học 2024 - 2025.
Nhu cầu bức thiết của các gia đình có con bị khuyết tật
Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 của Trung tâm Phục hồi chức năng - Giáo dục trẻ em khuyết tật tỉnh Khánh Hòa đã diễn ra trong niềm vui của các phụ huynh, trong đó có những cha mẹ có con khuyết tật trên 16 tuổi đang theo học, bởi UBND tỉnh đã đồng ý cho các em học hết năm học này. Cùng với đó, giải pháp lâu dài hơn cũng đang được ngành chức năng triển khai nhằm tiếp tục hỗ trợ các em hòa nhập.
Ông Nguyễn Thanh Lập (phường Vĩnh Trường, TP Nha Trang) cho biết: Năm nay, con ông sắp bước vào tuổi 17, được xác định khuyết tật trí tuệ mức độ nặng. Ông thường xuyên phải khóa cổng vì con có thể đi mà không biết lối về. Nhờ học ở trung tâm, cháu đã biết đọc, biết viết, biết pha chế đồ uống. Mong muốn của ông là có cơ sở chuyên biệt cho con tới sinh hoạt, học nghề, tự làm ra sản phẩm để có thu nhập.
Chia sẻ nỗi lòng có con bị tự kỷ, bà Vũ Thị Hoa (phường Phước Hải, TP Nha Trang), mẹ của một học sinh 14 tuổi cho hay, con bà được chẩn đoán là rối loạn phổ tự kỷ. Căn bệnh đã khiến của con bà khó khăn khi học hỏi các quy tắc xã hội: Con không giao tiếp mắt; khó diễn đạt thành câu; khó hiểu các khái niệm, luật chơi, các quy tắc xã hội tối thiểu; hành động máy móc; thiếu khả năng tự vệ…
Bà Hoa chia sẻ, mình đã từng trải qua những tháng ngày hoang mang tột độ với câu hỏi: "Mai sau mình không còn, con sẽ ra sao?". Những lúc đó, bà chỉ ước con được làm người bình thường, ước có các cơ sở can thiệp, hỗ trợ kỹ năng cho trẻ tự kỷ theo từng giai đoạn phát triển, không bỏ trống giai đoạn, để con vươn lên hòa nhập, được mọi người thoải mái chấp nhận sự khác biệt.
Ông T.A (phường Phương Sài, TP Nha Trang) cũng mong có mô hình nào đó để các con khuyết tật, tự kỷ trên 16 tuổi có nơi học, nhất là học kỹ năng sống, hòa nhập cộng đồng, có thể là thực hành pha chế nước uống, đan lát…
Theo BS Phan Văn Hiệp, Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng - Giáo dục trẻ em khuyết tật tỉnh: Trung tâm là mô hình lồng ghép giữa y tế và giáo dục, nhằm tổ chức thực hiện tốt công tác phục hồi các chức năng mà trẻ khuyết tật bị suy giảm, giúp việc học tập thuận lợi, nhẹ nhàng hơn. Trung tâm đã triển khai khá tốt các chức năng, nhiệm vụ và hoạt động theo mô hình của một trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, dù tên gọi chưa đúng. Đây là mô hình duy nhất trên cả nước; được các tổ chức quốc tế đến thăm và làm việc tại trung tâm đánh giá cao và đề nghị phát huy, nhân rộng.
Ông cho hay, để đáp ứng nhu cầu bức thiết của phụ huynh có con khuyết tật, góp phần an sinh xã hội, Trung tâm đã kiến nghị các cấp, ngành liên quan sớm xem xét xây mới cơ sở, có thể xây khu nhà 4 tầng tại vị trí sân cầu lông của trung tâm hiện nay, diện tích khoảng 250m2; đầu tư đầy đủ trang thiết bị phục vụ hướng nghiệp, dạy nghề cho các em; sau khi xây xong, thành lập thêm phòng hướng nghiệp dạy nghề để tiếp nhận các em trên 16 tuổi (dự kiến khoảng 100 em) vừa học văn hóa, vừa được hướng nghiệp dạy nghề đến 25 tuổi ra trường. Ở độ tuổi này, các em đã đủ trưởng thành, cùng với việc đã học nghề, các em có thể mưu sinh, tự tin hòa nhập cộng đồng, không lệ thuộc vào gia đình.
Giải pháp phù hợp, bền vững
Mới đây, UBND tỉnh đã đồng ý cho Trung tâm tiếp tục thực hiện giáo dục đối với trẻ khuyết tật trên 16 tuổi đang học tại Trung tâm đến ngày 1/6/2025. Đây là tin rất vui với các phụ huynh của nhóm đối tượng này, song cũng là nỗi niềm lo lắng. "Tôi an tâm hơn khi con được học tiếp 1 năm, nhưng vẫn lo cho năm học sau. Tôi đã thử xin cho cháu đi làm pha chế nhưng không ai nhận. Tôi cũng không dám giao con đến những nơi mà nhân viên chưa có kỹ năng chuyên biệt. Khi con tôi lớn, việc học chữ có thể dừng, nhưng việc hỗ trợ kỹ năng vẫn luôn cần. Cháu cần môi trường hòa nhập với các bạn để vươn lên, không tụt lại. Điều này, gia đình tôi không cho con được", ông Nguyễn Thanh Lập giãi bày.
Hiện nay, có 179 người khuyết tật đủ điều kiện được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội của tỉnh, bằng gần 1% so với tổng số người khuyết tật và tổng số người khuyết tật từ 16 tuổi trở lên trên toàn tỉnh. Không chỉ cha mẹ có con học tại trung tâm, cả phụ huynh có con khuyết tật học hòa nhập tại trường phổ thông cũng mong mỏi có những cơ sở tiếp nhận, giúp con họ không bị chựng lại sau quá trình hỗ trợ hòa nhập.
Bà Phan Thị Ngọc Sinh - Phó Giám đốc trung tâm chia sẻ, các em khuyết tật từ đủ 16 tuổi trở lên rất cần nơi sinh hoạt, vui chơi, hướng nghiệp để phát triển các kỹ năng được học và hòa nhập cộng đồng, không thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Để hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập một cách bền vững, rất cần những mô hình xã hội hóa, Nhà nước và nhân dân cùng làm, chung tay xây dựng các trung tâm hướng nghiệp, tiếp nhận các em vào học và làm nghề, như: Tổ chức các nông trại, quầy bán cà phê, đồ uống… Hiện nay, Trung tâm đã làm được khoảng 90% nhiệm vụ chuyên môn của một trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập như: Đánh giá, xác định khả năng, tư vấn môi trường giáo dục phù hợp cho trẻ; can thiệp sớm giáo dục cho trẻ rối loạn phát triển dưới 6 tuổi; tổ chức dạy học và giáo dục theo phương thức chuyên biệt bậc mầm non, tiểu học; tổ chức hướng nghiệp nghề, giới thiệu và hỗ trợ việc làm; tổ chức tham gia hoạt động xã hội tại cộng đồng; tập huấn cho phụ huynh kỹ năng hỗ trợ trẻ tại nhà và giáo viên phụ trách giáo dục hòa nhập tại trường. Riêng việc hỗ trợ học sinh học hòa nhập tại trường phổ thông phải tạm dừng do không đủ nhân lực. Đầu năm 2023, trung tâm khai trương một khu thực hành pha chế và phục vụ đồ uống, bước đầu tạo nơi sinh hoạt, thực hành nghề cho các em. Tín hiệu vui là sau một thời gian phối hợp với khách sạn InterContinental Nha Trang tổ chức khóa học buồng phòng và tạp vụ cho một số học sinh trung tâm, từ tháng 6/2024, khách sạn đã nhận 4 em (3 em khiếm thính, 1 em khuyết tật trí tuệ) vào làm việc bán thời gian.
5 điều tuyệt đối không nên làm để bảo vệ 'vùng kín'
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcLối sống ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe âm đạo, vì vậy chị em hãy tránh những việc làm dưới đây để đảm bảo vùng kín luôn khỏe mạnh.
Mức sinh giảm thấp nhất trong lịch sử, Bộ Y tế đề xuất không xử lý kỷ luật với công chức, đảng viên sinh con thứ 3
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH – Đây là đề xuất được đưa ra trong bối cảnh mức sinh tại Việt Nam đang giảm thấp nhất lịch sử. Nếu mức sinh tiếp tục giảm và kéo dài sẽ tác động trực tiếp tới quy mô, cơ cấu dân số và để lại nhiều hệ lụy như thiếu hụt lao động, già hóa dân số nhanh, tác động lớn đến sự phát triển bền vững của đất nước.
Hẹp bao quy đầu và những chú ý về dinh dưỡng sau phẫu thuật
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcCắt bao quy đầu được xem là thủ thuật đơn giản để điều trị hẹp bao quy đầu. Sau phẫu thuật người bệnh cần tuân thủ chăm sóc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng góp phần quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục của cơ thể.
Công bố kết quả cuộc thi Sáng tác Logo ngành Dân số
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH – Theo cơ cấu giải thưởng quy định tại Thể lệ của cuộc thi, Ban Tổ chức đã chọn ra được 1 Giải nhất và 05 giải Khuyến khích để trao giải.
Thanh Hóa: Đẩy mạnh công tác truyền thông dân số
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông dân số, kế hoạch hóa gia đình trong bối cảnh hiện nay được xem là yêu cầu trọng tâm, bức thiết đối với ngành dân số Thanh Hóa.
5 phương pháp phổ biến điều trị ung thư buồng trứng
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcViệc lựa chọn hướng điều trị ung thư buồng trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là 5 phương pháp phổ biến được sử dụng để điều trị ung thư buồng trứng.
Ngành Dân số sắp có Logo mới
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH – Mới đây, Ban Tổ chức cuộc thi Sáng tác Logo ngành Dân số đã họp hội đồng để thống nhất ý kiến về việc chọn tác phẩm đoạt giải và góp ý về việc sử dụng mẫu Logo mới cho ngành Dân số trong tình hình mới.
Cách sử dụng hạt bí ngô để có giấc ngủ sâu hơn
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcHạt bí ngô là một vị thuốc được sử dụng từ lâu đời với tác dụng chính là tẩy giun sán, nhưng ít người biết rằng loại hạt này cũng có hiệu quả cải thiện giấc ngủ sâu hơn.
6 đồ uống tốt cho người bị viêm đường tiết niệu
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcNgười bị viêm đường tiết niệu thường điều trị bằng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, việc lựa chọn một số loại đồ uống phù hợp có thể giúp giảm các triệu chứng viêm đường tiết niệu.
6 dấu hiệu ít nước ối khi mang thai
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcNước ối đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ. Khi lượng nước ối ít (thiểu ối) có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.