Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khi bác sĩ xuống xã

GiadinhNet - Cùng với việc đầu tư về cơ sở vật chất, trang-thiết bị y tế, huyện Krông Pa, Gia Lai là đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh về số bác sĩ công tác tại xã, góp phần chăm sóc tốt hơn sức khỏe cho người dân vùng khó khăn. Đề án 1816 đã phát huy tính hiệu quả tại vùng đất xa xôi này.

Khi bác sĩ xuống xã 1

Đề án 1816 đã góp phần nâng cao tay nghề cho các bác sĩ tuyến dưới. Ảnh:PV

 
Xã Ia Mláh từ nay có bác sĩ

Xã Ia Mláh, huyện Krông Pa có 716 hộ, trên 3.800 nhân khẩu, hầu hết là đồng bào Jrai, sinh sống ở 8 thôn, buôn. Trạm Y tế xã được xây dựng khá khang trang, đầy đủ phòng khám, phòng bệnh nhân, phòng sinh, tủ thuốc với các trang-thiết bị y tế cần thiết, do 2 bác sĩ, 2 y sĩ, 4 điều dưỡng, 1 dược sĩ trung học và 1 nữ hộ sinh đảm nhiệm. Ia Mláh là một trong số xã vùng trọng điểm sốt rét của huyện Krông Pa. Nhiều năm trước, dịch sốt rét ác tính và người chết vì sốt rét đã ám ảnh đối với người dân địa phương. Vài năm trở lại đây, cùng với sự hiện diện của 2 bác sĩ biên chế của Trạm, tuy bệnh nhân sốt rét còn nhiều nhưng tất cả đã được chữa trị khỏi hoàn toàn.

Bác sĩ Kpă Híp cho biết: Kế hoạch Trung tâm Y tế (TTYT) huyện giao mỗi tháng khám, cấp thuốc điều trị cho 120 lượt bệnh nhân, nhưng Trạm thực hiện từ 150 đến 200 lượt bệnh nhân. Trạm luôn chủ động nguồn thuốc, hàng tháng vừa trực tại Trạm vừa tổ chức xuống các thôn, buôn để khám-chữa bệnh cho người dân và tuyên truyền, vận động bà con dọn vệ sinh môi trường, phòng-chống bệnh tật. Đặc biệt, các chiến dịch tiêm chủng được triển khai kịp thời, đảm bảo 98% trẻ em trong độ tuổi được tiêm đủ liều, đúng thời gian quy định; số trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm nhiều (còn 40,6%).

Theo y sĩ Rô Jin-Trạm trưởng, ngày trước, do đồng bào Jrai trong xã chưa nhận thức được lợi ích của công tác Dân số-kế hoạch hóa gia đình nên nghe nói đến đặt vòng, phẫu thuật đình sản là ai nấy đều lảng tránh, còn bây giờ họ đã hiểu ra nên số người tự nguyện sử dụng các biện pháp tránh thai, kể cả đặt vòng, đình sản ngày một nhiều. Tình trạng đồng bào đẻ ở rẫy, đẻ ở nhà, tự cắt rốn bằng cật nứa tuyệt đối không còn nữa. Trong 2 đợt chiến dịch phòng-chống sốt rét hàng năm, Trạm Y tế xã kết hợp phun thuốc diệt muỗi, tẩm màn và xổ giun cho trẻ em toàn xã.
 
Đề án 1816 góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân

Hơn 10 năm thực hiện chủ trương hướng về cơ sở, ngành Y tế Krông Pa đã đạt được những thành quả nhất định trong việc củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các trạm y tế xã.

Tính đến nay, huyện Krông Pa đã có 16 bác sĩ đang công tác ở 12/14 trạm y tế xã (trừ xã Chư Ngọc và thị trấn Phú Túc chưa có bác sĩ). Trong đó, một số trạm y tế xã được biên chế nhiều bác sĩ như: xã Ia Hdreh có 3 bác sĩ, Ia Rsươm có 3 bác sĩ (1 bác sĩ chuyên khoa 1), xã Ia Rmok có 2 bác sĩ. Chính đội ngũ bác sĩ có tay nghề vững này đã góp phần tạo nên sự thay đổi lớn trong công tác giám sát dịch tễ, khám-chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Minh chứng rõ ràng nhất là công tác phòng-chống sốt rét trong 3 năm gần đây được đẩy mạnh phòng-chống véc tơ, giám sát dịch tễ, khám phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời. Krông Pa là một địa bàn trọng điểm lưu hành sốt rét với tỷ lệ ký sinh trùng được xếp vào loại cao nhất nước và đang trong chu kỳ bệnh sốt rét quay trở lại, với hàng ngàn người mắc mỗi năm, nhưng tất cả bệnh nhân đều đến trạm y tế hoặc TTYT huyện để khám và chữa trị kịp thời, nên không có trường hợp nào chuyển sang sốt rét ác tính, không có người tử vong do sốt rét.

Bác sĩ Đinh Viết Bửu- Giám đốc TTYT huyện Krông Pa cho hay: Những năm qua, Sở Y tế và UBND huyện không chỉ quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang-thiết bị khám-chữa bệnh và thuốc men mà còn ưu tiên đào tạo chuyên tu bác sĩ, đào tạo bác sĩ cử tuyển cho các trạm y tế xã. Các trạm y tế xã, từ chỗ làm việc mang tính chất hành chính, nay đã thực sự năng động. Thầy thuốc không chỉ ngồi tại trạm chờ bệnh nhân đến khám mà họ đã chủ động xuống các thôn, buôn tìm người bệnh để chữa trị và tuyên truyền các kiến thức phòng-chống bệnh tật, từng bước nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, chú trọng phòng bệnh hơn chữa bệnh.
 
1816- Đề án nhân văn

Già làng Kpă Ấp, thôn Ơi Jít nói về các thầy thuốc ở xã mình đầy tự hào: “Các bác sĩ Kpă Híp, Ksor Muôn và cán bộ y tế xã đến buôn mình vào buổi tối, chờ dân làng đi rẫy về để khám bệnh, cấp thuốc và vận động mọi người ăn chín, uống sôi, giữ vệ sinh sạch sẽ. Nhiều khi họ ngủ lại làng mấy đêm liền để khám bệnh, cấp thuốc. Bây giờ người buôn mình hầu hết đều thực hiện ăn chín, uống sôi, ở sạch, mỗi khi đi rẫy thường mang theo bình nước đun sôi để nguội uống chứ không uống nước khe suối như trước; heo, bò cũng được làm chuồng nhốt riêng, không nhốt dưới gầm nhà sàn như trước nữa. Nhờ đó mà những người bị các bệnh đau bụng, cảm cúm… giảm nhiều”.
 
Đức Phương
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Y tế - 2 ngày trước

Do mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 4 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 4 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 4 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Top