Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khi người dân được "ngồi nhà" trị bệnh hiểm

Thứ năm, 16:00 02/12/2010 | Y tế

Nhờ Đề án 1816, hàng trăm kỹ thuật mới và phức tạp như nội soi can thiệp, phẫu thuật tim hở, tim mạch can thiệp, phẫu thuệt nội soi và mở gan mật cao cấp... đã “theo chân” bác sĩ bệnh viện lớn tỏa về cơ sở y tế tuyến dưới, phục vụ “tại chỗ” người dân nghèo bệnh hiểm.

Từ thực tế về sự bất cân bằng trong phân bố nhân lực y tế giữa các vùng miền khiến tuyến trên quá tải, gây ra nhiều bức xúc của nhân dân trong công tác khám chữa bệnh, đề án 1816: "Cử cán bộ chuyên môn đi luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh" đã ra đời. Đây được xác định là giải pháp tình thế, song trong điều kiện nước ta hiện nay, đề án là cần thiết và có thể sẽ kéo dài trong vòng 15 đến 20 năm.

Đề án 1816 có 3 mục tiêu cụ thể là: Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện tuyến dưới, đặc biệt là miền núi, vùng sâu vùng xa thiếu cán bộ y tế; Giảm tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên, đặc biệt là các bệnh viện tuyến Trung ương; Chuyển giao công nghệ kỹ thuật và đào tạo cán bộ tại chỗ nhằm nâng cao tay nghề cho cán bộ y tế tuyến dưới.

Sau gần 2 năm thực hiện, Đề án 1816 đã tạo ra những kết quả quan trọng, góp phần tích cực trong việc đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Chuyển giao hàng ngàn kỹ thuật cho tuyến dưới

Sau hơn một năm thực hiện đề án 1816 (tính đến tháng 11/2009), kết quả rất đáng khích lệ: các cán bộ từ Trung ương về hỗ trợ tuyến dưới đã khám và điều trị cho 210.425 lượt bệnh nhân, tổ chức được 428 lớp tập huấn cho 21.526 lượt cán bộ tham gia; phẫu thuật 4.903 ca, chuyển giao được 1.023 kỹ thuật thuộc 26 chuyên ngành, giảm tỷ lệ chuyển tuyến khoảng 30%.

Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2010, đã có 65 bệnh viện cử cán bộ đi luân phiên đến 61 tỉnh, thành phố, đồng thời có 1.078 lượt cán bộ được cử đi luân phiên (trong đó có 564 lượt cán bộ từ bệnh viện trung ương, 514 lượt cán bộ từ bệnh viện địa phương.

Có rất nhiều kỹ thuật phức tạp tuyến dưới có thể thực hiện được nhuần nhuyễn như: phẫu thuật cấp cứu chấn thương sọ não, phẫu thuật nội soi u bướu lành tiền liệt tuyến, phẫu thuật sỏi ống mật chủ, phẫu thuật nội soi hệ tiết niệu, ...


Rất nhiều kỹ thuật khó đã được chuyển giao
cho tuyến dưới thông qua đề án 1816

Tại bệnh viện TW Huế, sau hơn 2 năm triển khai đề án theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, ông Phạm Như Hiệp, Phó Giám đốc bệnh viện cho biết: "Chúng tôi đã chuyển giao được 350 kỹ thuật mới và phức tạp (như nội soi can thiệp, phẫu thuật tim hở, tim mạch can thiệp, phẫu thuệt nội soi và mở gan mật cao cấp, ...).

Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện lớn nhất cả nước và triển khai thực hiện mạnh mẽ, hiệu quả đề án 1816 theo tinh thần chỉ đạo và chủ trương của Bộ Y tế. Tính đến thời điểm này, bệnh viện đã cử 211 cán bộ về 33 bệnh viện16 tỉnh thành, mỗi cán bộ đi 3 tháng.

Các cán bộ đi luân phiên của bệnh viện được chia làm 2 nhóm: 1 nhóm tăng cường đào tạo chuyên môn và chuyển giao kỹ thuật nhằm hạn chế tình trạng vượt tuyến đối với các bệnh viện giáp ranh Hà Nội và các bệnh viện này đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu về trang thiết bị y tế.

Nhóm thứ 2 có trách nhiệm làm thay, hỗ trợ nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo điều kiện cho cán bộ tuyến dưới có cơ hội đào tạo nâng cao trình độ tại chỗ. Nhóm này sẽ về với bệnh viện các tỉnh vùng sâu vùng xa, miền núi, nơi có nguồn lực hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng, đồng thời yếu kém cả về trang thiết bị.

Không riêng gì những bệnh viện như Bạch Mai, đa khoa TW Huế, các bệnh viện tuyến trên trong cả nước cũng đều tăng cường thực hiện đề án 1816 để chia sẻ khó khăn, gồng bệnh viện tuyến dưới cùng đi lên để nâng cao đồng bộ chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân.

Y tế cơ sở khởi sắc

Những nỗ lực trên được Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu đánh giá là "đã tạo đà cho y tế cơ sở có những bước khởi sắc".

Cụ thể là: Thông qua các lớp đào tạo tại chỗ, cầm tay chỉ việc, chuyển giao kỹ thuật, cán bộ tuyến dưới được cập nhật các kiến thức mới, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề. Nhiều kỹ thuật mới trước kia chưa làm được nay đã triển khai thực hiện được ở cơ sở.

Bên cạnh đó, công tác luân phiên cán bộ còn góp phần nâng cao năng lực tổ chức quản lý bệnh viện, chuẩn hoá các quy trình quản lý, quy trình khám chữa bệnh. Ngoài ra, cán bộ luân phiên chuyển giao theo kiểu cầm tay chỉ việc giúp cán bộ tuyến dưới dễ tiếp thu hơn và làm được ngay. 


Y tế cơ sở Đồng Nai đã đủ sức thực hiện khám,
điều trị các ca bệnh khó (Ảnh: SKDS)

Đối với các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, cán bộ đi luân phiên ngoài việc đào tạo, chuyển giao công nghệ kỹ thuật còn trực tiếp khám chữa bệnh nên chất lượng khám chữa bệnh của tuyến dưới được nâng cao hơn và khám, điều trị bệnh nhân được nhiều hơn. Bệnh nhân được khám chữa bệnh tại địa phương mà không phải vất vả về tuyến trên điều trị đỡ tốn kém lãng phí tiền của.

Có thể lấy ví dụ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum. Lần đầu tiên trong lịch sử bệnh viện, vào ngày 18/8/2010, sau khi nhận được sự hỗ trợ và chuyển giao công nghệ từ các bác sỹ của Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, các bác sỹ của bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum đã tiến hành phẫu thuật nội soi khớp thành công cho 8 bệnh nhân bị thoái hóa khớp, viêm khớp, đứt dây chằng chéo.

Với sự kiện này, Kon Tum trở thành địa phương đầu tiên trong khu vực Tây Nguyên tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật nội soi khớp. Trong trường hợp bệnh viện không thể thực hiện kỹ thuật trên thì toàn bộ 8 bệnh nhân (và còn nhiều hơn nữa) bắt buộc phải đến các thành phố lớn như TP HCM để tiến hành phẫu thuật, vừa ảnh hưởng tới sức khỏe, vừa tốn kém hơn nhiều về tài chính.

Những con số nổi bật về Đề án 1816:


Tính đến ngày 3/8/2010 đã có 33 bệnh viện tuyến trung ương cử cán bộ đi luân phiên. Có 457 cán bộ đang đi luân phiên, trong đó có 297 cán bộ từ bệnh viện tuyến trung ương và 160 cán bộ từ bệnh viện trực thuộc sở Y tế Hà Nội. TP Hồ Chí Minh và Hải Phòng.


Ngày 25/8/2010, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế phối hợp với cơ quan đại diện Bộ Y tế tại TP HCM và sở Y tế TP HCM tổ chứuc giao ban đề án 1816. Tham dự giao ban có đại diện lãnh đạo 17 bệnh viện, trong đó có 3 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế.

Tính đến ngày 10/9/2010, Bộ Y tế đã thành lập 18 Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến thuộc các đơn vị sự nghiệp y tế và 1 Viện nghiên cứu sức khỏe trẻ em.

Theo Vietnamnet

kieudiep
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn vừa cấp cứu sản phụ sinh non, nguy kịch do sau đẻ, rau không bong và xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật

Y tế - 2 ngày trước

Lãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100

Y tế - 2 ngày trước

Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Ngay khi phát hiện, người dân địa phương đã đưa trẻ vào trạm y tế trong tình trạng tỉnh, khóc to, hạ nhiệt độ, trên người nhiều vết trầy xước và côn trùng đốt, rốn còn tươi.

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cân nặng "quá khổ" không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến D luôn tự ti vì bị kỳ thị về ngoại hình, thậm chí có ý nghĩ tự tử.

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nếu bệnh nhân không được phát hiện và xử trí kịp thời, ký sinh trùng có thể gây viêm nhiễm kéo dài, tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi được đưa đến viện trong tình trạng có nhiều vết loét trong vòm họng, nốt phỏng nước rải rác vùng mông kèm tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ lần 3 ở Hải Phòng

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ lần 3 ở Hải Phòng

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 13/4, Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế thành phố Hải Phòng về việc xác minh và báo cáo trường hợp sự cố y khoa đối với bà LTC tại BVĐK huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

Top