Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khi trẻ bị sốt, không nên chườm lạnh nếu không muốn nhận hậu quả này

Thứ ba, 20:24 16/04/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet - Chăm sóc trẻ sốt rất quan trọng vì vừa phải giúp trẻ tăng sức đề kháng, nhanh hạ sốt để không phải đi viện. Nhưng không nên chườm nước lạnh khi bị sốt.

Con bị sốt vội lo đi viện

Bố mẹ bé Nhím (Thụy Khuê, Hà Nội) đang lo lắng vì sau mấy ngày nghỉ tranh thủ cho con về thăm quê ngoại, chả rõ do thay đổi môi trường, hay do con bêu nắng mà từ lúc trở về nhà tới giờ bé lờ đờ vì mệt, mặt đỏ, sờ vào trán nóng hơn bình thường.

Mẹ Nhím định pha nước ấm để làm mát cho con, nhưng bố Nhím bảo phải dùng nước mát lau cho nhanh hạ chứ sao lại dùng nước ấm. Và bố bưng chậu nước mát vào.

Sau khi lau khắp người cho con, thấy con có vẻ nóng hơn, mẹ bé đo nhiệt độ thấy Nhím đã sốt tới 38,5 độ C. Thế là bố mẹ chả kịp ăn uống hò nhau chở con gấp vào bệnh viện.

Từ nhà tới bệnh viện khoảng 3km, không biết do trên đường đi buổi tối mát mẻ dễ chịu thế nào, đến bệnh viện bác sĩ đo nhiệt độ của bé còn 37,5 độ.


Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Việc cần làm khi trẻ sốt

Theo hướng dẫn của bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, khi trẻ có dấu hiệu sốt, bố mẹ đừng quá lo sợ để bình tĩnh xử lý sốt. Đầu tiên cho trẻ vào nằm nghỉ ở phòng thoáng, tránh gió lùa, dù mùa đông hay mùa hè cũng hạn chế người ở bên trẻ, và nới bớt quần áo cho trẻ.

Chườm ấm hạ sốt

Chuẩn bị chườm ấm hạ sốt bằng các đồ sau:

- 5 khăn nhỏ (loại có thể thấm nước là tốt nhất).

- Nhiệt kế

- Pha chậu nước ấm chườm sốt với tỉ lệ 2 gáo nước lạnh, 1 gáo nước nóng (để nước ấm khoảng 37 độ là vừa). Kiểm tra nhiệt độ nước vừa hay chưa bằng cách nhúng khuỷu tay vào chậu nước, nếu có cảm giác ấm như nước tắm cho trẻ là được.

Sau đó đặt trẻ nằm ngửa, cởi bỏ bớt quần áo (nếu mặc nhiều), hoặc nới rộng quần áo của trẻ (nếu chỉ mặc 1 áo).

Nhúng khăn vào chậu nước, vắt ráo rồi lau toàn thân cho trẻ ở các vị trí như trán, nách, bẹn, lòng bàn tay, bàn chân.

Có thể đặt khăn trên trán, hai bên hõm nách và hai bên bẹn của trẻ để hạ nhiệt.

Khi khăn bớt ấm, nhúng lại vào chậu nước, vắt ráo nước và lặp lại, làm mát cho đến khi nhiệt độ giảm.

Nếu nước hết ấm thì thay chậu nước khác, hoặc cho thêm nước nóng, kiểm tra lại nhiệt độ nước và lau người tiếp cho trẻ.

Sau 15-30 phút làm mát thì đo kiểm tra nhiệt độ.

Dừng chườm cho trẻ khi nhiệt độ < 37,5°C. Lau khô người và mặc lại quần áo mỏng cho trẻ.


Bố mẹ cần theo dõi nhiệt độ của trẻ liên tục. Ảnh minh họa.

Bố mẹ cần theo dõi nhiệt độ của trẻ liên tục. Ảnh minh họa.

Chườm vuốt:

Điều dưỡng trưởng Lê Thị Hoà Bình (khoa Sơ sinh, BV Nhi TƯ) hướng dẫn cách chườm vuốt như sau:

- Lau cho trẻ bằng khăn ướt từ trán đến nách, vuốt từ mặt trong cánh tay, cẳng tay và lòng bàn tay.

- Sau đó vuốt từ bẹn đến mắt cá chân từ trong đùi xuống bắp chân và lòng bàn chân. Tiếp tục chườm vuốt từ gáy dọc xuống mông .

Chú ý:

- Khi chườm cho trẻ động tác phải nhẹ nhàng, tránh chà xát làm tổn thương da, gây đau rát, mẩn đỏ.

- Thay nước liên tục và chườm sau 20 phút cặp lại nhiệt độ. Trong khi chườm vuốt nếu thấy trẻ rét phải dừng ngay.

- Sau khi chườm phải lau khô người trẻ.

- Tuyệt đối không chườm cho trẻ bằng nước lạnh vì mạch máu, lỗ chân lông co lại làm cho nhiệt không thoát ra ngoài, khiến trẻ sẽ sốt cao hơn.


Chú ý cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước hoa quả. Ảnh minh họa.

Chú ý cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước hoa quả. Ảnh minh họa.

Khi nào thì dùng thuốc hạ sốt?

Bố mẹ nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ ở nách ≥ 38°C.

Tốt nhất là dùng Paracetamol với liều từ 10 – 15mg/kg/lần, mỗi lần cách 4 – 6 giờ theo chỉ định của bác sĩ.

Cho trẻ uống nhiều nước để hạn chế tình trạng mất nước.


Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Chăm sóc trẻ bị sốt đúng cách tại nhà?

Theo các bác sĩ, việc chăm sóc trẻ trong giai đoạn trẻ sốt rất quan trọng giúp trẻ tăng sức đề kháng, nhanh chóng hạ sốt theo 3 bước sau:

1: Theo dõi nhiệt độ và cho hạ nhiệt khi cần thiết

- Các bố mẹ cần theo dõi nhiệt độ trẻ thường xuyên, cho hạ nhiệt khi cần để trẻ dễ chịu.

- Dùng Paracetamol dạng uống và dạng đặt hậu môn (thường được dùng cho trẻ sốt) với liều lượng 10mg/kg/lần ( 4-6 tiếng/lần).

2: Bù nước đầy đủ cho trẻ

- Khuyến khích trẻ uống nhiều nước (nước hoa quả, nước súp, oresol…)

- Trẻ uống đủ nước thì cách 4 giờ sẽ đi tiểu 1 lần.

3: Theo dõi các dấu hiệu bất thường

Bố mẹ cần chườm ấm hạ sốt kịp thời và cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đơn của bác sĩ. Đồng thời luôn theo dõi để phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo (như nghi ngờ trẻ bị mất nước, xuất hiện co giật, phát ban, xuất hiện thay đổi tri giác, trẻ thở nhanh, sâu, thở khó khăn, đau đầu liên tục, nôn nhiều, trẻ có bệnh mãn tính khác, đang điều trị thuốc kéo dài) là phải nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất.


Theo dõi khi thấy không hạ sốt, xuất hiện phát ban... cần đưa trẻ đi viện ngay. Ảnh minh họa.

Theo dõi khi thấy không hạ sốt, xuất hiện phát ban... cần đưa trẻ đi viện ngay. Ảnh minh họa.

Dự phòng sốt cao co giật

Theo Ths. ĐD Nguyễn Thị Thu Hằng (Phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Nhi TƯ), nếu trẻ đã có tiền sử sốt cao co giật thì cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa Nhi khám để tìm nguyên nhân sốt và điều trị ngay, sử dụng các thuốc dự phòng co giật theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu cặp nhiệt độ thấy thấp hơn 36 độ là bị hạ nhiệt độ.

Từ 37.5-38 độ C là có sốt; Từ 38-39 độ C là đã sốt vừa. Từ 39 độ C là đã bị sốt cao.

Khi trẻ bị sốt, cần cho trẻ uống nhiều nước và bú nhiều, giữ vệ sinh ăn uống, đồ dùng cho trẻ.

Dùng thuốc phải theo chỉ định của bác sỹ, thông thường có thể sử dụng Efferagan loại bột, viên đút hậu môn, viên nén hàm lượng 80-150-250 mg (tính theo cân nặng 10-15mg/kg).

Nếu sốt kèm ỉa chảy, khó thở,co giật phải đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất.

Ngọc Hà

(Nguồn: Bệnh viện Nhi TƯ)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Y tế - 6 giờ trước

Một nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

Sống khỏe - 12 giờ trước

Hạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Y tế - 14 giờ trước

Ba mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Sống khỏe - 15 giờ trước

Cà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Mẹ và bé - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Top