Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khổ sở vì căn bệnh khó nói của phụ nữ trung niên

Thứ tư, 07:00 28/06/2017 | Y tế

GiadinhNet - Sa sinh dục là bệnh lý khá phổ biến ở phụ nữ tuổi trung niên, nhưng phần lớn người bệnh còn âm thầm chịu đựng vì cho rằng bệnh rất khó nói, "vô duyên". Nhiều người đến viện khi tình trạng đã rất nặng, thậm chí có người mắc chứng trầm cảm vì bệnh này.

Một cụ bà được các bác sĩ Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM phẫu thuật bệnh sa sinh dục. Ảnh: TL
Một cụ bà được các bác sĩ Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM phẫu thuật bệnh sa sinh dục. Ảnh: TL

Bệnh lý thường gặp ở phụ nữ Việt

Chị Thu Hạnh (33 tuổi, ở TPHCM) mới sinh con thứ hai được gần 4 tháng nay. Thời gian gần đây, chị cảm thấy nặng nặng nơi "cô bé", nhất là những lúc phải mang vác nặng thì thấy cả khối to nhô ra ngoài. Tình trạng khó nói này khiến chị Hạnh cảm thấy khó chịu, nhất là rất khó tiểu tiện, cuộc sống bị ảnh hưởng. Đi khám ở Bệnh viện Từ Dũ, chị được chẩn đoán sa sinh dục (trong y khoa còn gọi là sa tạng chậu nữ hay bệnh lý sàn chậu nữ).

Còn chị Lan Anh (ở Đồng Nai) kể: “Thỉnh thoảng, tôi cảm thấy đau tức vùng bụng dưới, đau lưng. Khổ nhất là khi vận động mạnh, ho, thậm chí cười thì bị rò rỉ nước tiểu nhưng thấy ngại nên không đi khám. Khi tôi phát hiện ở vùng kín có khối thò ra, đi khám thì mới biết bị sa sinh dục".

Mới đây, một cụ bà 91 tuổi (ở TPHCM) đã được phẫu thuật thành công sa sinh dục. Theo lời kể của bệnh nhân tên Mai, bà đã chịu đựng tình trạng trên suốt 10 năm nay. Tuy nhiên, bà vẫn nghĩ do lớn tuổi và sinh đẻ nhiều lần nên cơ quan sinh dục bị "lão hóa tự nhiên không chữa được". Khối sa kéo tử cung và bàng quang ra khỏi âm hộ gây đau đớn khó chịu, bà Mai không dám đi lại, chỉ dám sinh hoạt quanh giường của mình. Thời gian gần đây, khối sa diễn tiến nặng làm cho bà cụ không thể đi tiểu được. Nước tiểu tồn đọng lâu ngày trong bàng quang gây nhiễm khuẩn niệu dẫn đến bí tiểu, sốt cao và lạnh run. Lúc này, bệnh nhân mới được người nhà đưa đến bệnh viện.

TS.BS Nguyễn Hoàng Đức - Trưởng khoa Tiết niệu (Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM) đã điều trị cho bệnh nhân hết nhiễm trùng đường tiểu, sau đó phẫu thuật nội soi ổ bụng để khâu treo khối sa sinh dục. Khối sa sinh dục đã được kéo về vị trí cũ, không còn xuất hiện ở âm hộ gây khó chịu cho người bệnh. Sau mổ một ngày, bà cụ hồi phục tốt và đi lại thoải mái hơn.

Cách đây không lâu, Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã thực hiện ca phẫu thuật hy hữu cứu sống cụ bà 87 tuổi bị sa sinh dục độ 3, phần dạ con lòi ra bên ngoài qua âm đạo to gần bằng quả bưởi. Điều đáng nói là bà cụ do cảm thấy vướng víu đã tự dùng dao cắt cứa tử cung, vết thương trầy xước dài tới 20 cm đã có dấu hiệu nhiễm trùng.

Các bác sĩ sản khoa cho biết, sa tạng chậu, sa sinh dục là sự sa xuống khỏi vị trí bình thường của các tạng trong vùng chậu như bọng đái, thành trước và thành sau âm đạo, tử cung, mỏm cắt (mỏm cụt) âm đạo, ruột non, mạc nối lớn, trực tràng, đại tràng chậu hông. Theo thống kê từ Bộ Y tế, 10% phụ nữ Việt Nam mắc bệnh sa sinh dục sau sinh. Còn theo TS Nguyễn Hoàng Đức, bệnh lý này ảnh hưởng đến 41% phụ nữ trên 60 tuổi, đa phần bệnh nhân không đi điều trị mà âm thầm chịu đựng. Trung bình mỗi tháng, Phòng khám Tiết niệu- nơi TS Nguyễn Hoàng Đức công tác tiếp nhận từ 50 - 60 ca sa sinh dục có chỉ định phẫu thuật. Hầu hết trường hợp này không được chữa trị từ sớm nên bệnh diễn tiến nặng.

Ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống

Các chuyên gia cho biết, bệnh lý này không ảnh hưởng tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt cũng như chất lượng sống của phụ nữ, nhất là khi để diễn biến bệnh nặng hơn. Thậm chí, có người còn bị trầm cảm, hạn chế việc làm, học tập, giải trí, hoạt động dẫn đến mặc cảm, sống cách biệt với xã hội. Đáng lo ngại, nhiều bệnh nhân vì cho rằng bệnh này "vô duyên" nên âm thầm chịu đựng, ngại đến khám ở các cơ sở y tế mà thường dùng những biện pháp dân gian như xông hơi, bôi thuốc... Do không được điều trị đúng nên phần niêm mạc âm đạo ở bên ngoài lâu ngày gây viêm loét tại chỗ.

Theo các bác sĩ, nguyên nhân của sa sinh dục là hệ thống cơ và dây chằng vùng đáy chậu bị lão hóa, nhão ra nên không còn khả năng giữ các cơ quan vùng chậu ở đúng vị trí tự nhiên của các cơ quan đó.

Người càng sinh nhiều con, nguy cơ sa tạng chậu càng cao. Nguyên nhân là do yếu tố rặn gắng sức kéo dài khi sinh, nhất là khi đầu em bé lúc sa vào lối ra khung chậu, gây tổn thương các cấu trúc nâng đỡ tạng chậu. Theo thống kê của Bệnh viện Từ Dũ, trên 70% những bệnh nhân bị sa tạng vùng chậu có số lần sinh con trên 3 lần.

Ngoài ra, do người bệnh luôn sợ bị són tiểu, tiểu không tự chủ được nên phải đi tiểu thường xuyên, không nín nhịn được hoặc tự hạn chế đi tiểu bằng cách uống ít nước. Những thói quen xấu này hình thành lâu ngày gây nên hệ lụy về sau cho bàng quang.

Ở giai đoạn sớm của bệnh, người bệnh thường thấy có khối phồng ở vùng âm hộ. Khối này xuất hiện không thường xuyên, chỉ nhận thấy khi ngồi xổm, ho hoặc rặn đi cầu. Càng ngày khối phồng vùng âm hộ càng sa ra ngoài nhiều và thường xuyên hơn. Đến giai đoạn nặng, khối sa lộ hẳn ra ngoài âm hộ, không đẩy vào trong âm đạo được.

Ở giai đoạn sớm khi các cơ quan vùng chậu bị sa ít, phương pháp điều trị chủ yếu là bảo tồn bằng các bài tập vật lý trị liệu vùng chậu. Giai đoạn muộn, bệnh nhân cần phẫu thuật để củng cố và tăng sức kéo của hệ thống dây chằng vùng chậu. Có 2 lựa chọn là mổ qua ngả âm đạo hoặc nội soi ổ bụng. Các bác sĩ sẽ dùng các mảnh vật liệu sinh học để thay thế các dây chằng đã bị lão hóa.

Để phòng ngừa bệnh sa sinh dục, bác sĩ khuyên phụ nữ tránh tình trạng béo phì, táo bón, hạn chế bài tập làm tăng áp lực trong ổ bụng. Khi chớm có các dấu hiệu sa sinh dục, phải đi khám ở bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp điều trị thích hợp, tránh khối sa diễn tiến nặng hơn phải phẫu thuật.

BS Nguyễn Thị Thanh Tâm (Khoa Nội soi, Bệnh viện Từ Dũ) cho biết, sa sinh dục thường gây ra các triệu chứng như: Khối phồng trong âm đạo hoặc thoát ra khỏi cửa mình mà người bệnh tự sờ thấy hay soi gương thấy, cảm giác trằn nặng vùng "cửa mình", có thể kèm đau nhức lưng, đi đại tiện, tiểu tiện khó không thoải mái, phải rặn hoặc ngồi lâu mới đi được, khi "gần gũi" khó khăn, giảm cảm xúc...

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 4 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top