Hôm nay, 14 tháng 2, là lễ tình nhân Valentine, nên chúng tôi có chụp tin nhắn tình cảm giữa hai vợ chồng bác sĩ Hùng ở ngay phía trên bài báo cho độc giả "xem trộm" xem một vị tiến sĩ, một bác sĩ chức phó khoa ở bệnh viện tuyến đầu về chống dịch COVID-19 thì cứng hay mềm.
Hôm nay, 14 tháng 2, nên quý độc giả đừng ngạc nhiên khi chúng tôi dành cho anh, TS Thân Mạnh Hùng, vài phết màu tím trên bài báo, như sự thủy chung son sắt của anh với vợ và đặc biệt là với lời thề Hippocrates...
Hôm nay, 14 tháng 2, nghĩa là tròn nửa tháng bác sĩ Hùng chưa về nhà vì mải miết cùng đồng đội chiến đấu với con virus có cái tên rất đẹp - corona (vương miện), gây ra thứ dịch bệnh đáng sợ có thuật ngữ y khoa COVID-19 (nCoV). Anh nói đùa: "Bằng thời gian một người nghi nhiễm phải cách ly rồi".
Trong căn phòng rộng chừng 12 mét vuông ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 không được tươm tất, gọn gàng của người đàn ông quen được vợ chăm sóc ở nhà, TS Thân Mạnh Hùng gật gù trước màn hình máy tính, chăm chăm vào bài báo anh mới cập nhật: Hai đội công tác đặc biệt về hỗ trợ Vĩnh Phúc kiểm soát dịch bệnh. Đội này sẽ "nằm vùng" Vĩnh Phúc 24/24h.
"Tốt quá, thêm một bước mạnh mẽ" – Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa nói, vừa luôn tay xếp gọn lại giấy tờ trên bàn, ấn lọ xịt khuẩn tay, trước khi nói chuyện với chúng tôi. "Dịch bệnh thế này, thôi không bắt tay nhé!" – anh cười.
Hôm đó là ngày đầu tiên đi làm trở lại sau kỳ nghỉ Tết Canh Tý 2020. Cũng trong căn phòng này, vị trí ngồi không thay đổi, điện thoại của hai vị lãnh đạo Khoa Cấp cứu rung lên. Một ca dương tính với COVID-19 chuẩn bị được chuyển sang từ cơ sở 1 Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đến cơ sở 2 (Đông Anh, Hà Nội).
"Có ca dương tính rồi em ạ! Chắc anh sẽ ở lại đây cùng Trưởng khoa (BSCK2 Nguyễn Trung Cấp) luôn. Không! Anh không biết bao giờ thì về được. Em xếp đồ cho anh nhé!", cuộc điện thoại ngắn TS Hùng gọi về cho vợ chỉ truyền tải đủ ý. Anh không muốn vợ quá lo lắng.
Lần gần nhất anh "tạt" về nhà (cách viện chừng 30km) để chào vợ, hôn tạm biệt hai con trai là để… "xách vali" đi "chiến đấu" đúng hôm 30/1 ấy. Tiện trên đường đến viện, anh ghé qua nhà BS Cấp lấy vali đồ cho vị trưởng khoa. Cuộc chiến với COVID-19 (nCoV) của các anh chính thức bắt đầu.
Chiếc ghế gỗ dài 1,6m được trưng dụng làm giường ngủ tại phòng làm việc. Quần áo trong vali vợ anh chuẩn bị mới dùng chưa đến một nửa....
Anh có sợ không? Virus, dịch bệnh này mới quá. Tên thì đẹp mà tấn công vừa dễ vừa nhanh…?
Sợ chứ. Không thể không sợ. Chắc chắn rồi, đó là tâm lý chung. Hồi năm 2009, dịch A/H1N1 cũng mới toanh, số người nhiễm nhanh kinh khủng, lượng người tử vong tăng cấp số nhân. Lúc đó tôi mới vào nghề được hơn 2 năm, trẻ trung, chưa có gia đình. Sợ cũng "vừa vừa", vui vẻ xông ngay vào điều trị cho 2 ca đầu tiên ở viện. May quá, hai mẹ con người Mỹ đó khỏi bệnh.
COVID-19 (nCoV) là tác nhân mới, sự ảnh hưởng của virus này ở Vũ Hán lớn quá, số ca mắc tăng nhanh, tử vong cũng tăng. Nhưng không phải chờ đến khi có ca bệnh, chúng tôi mới tìm hiểu, chuẩn bị tinh thần. Dù đây là lần đầu tiên tiếp cận virus này nhưng cơ chế lây bệnh, nguồn gốc, cấu trúc của nó, chúng tôi đã cập nhật ngay khi có những bài báo chuyên ngành truyền nhiễm đầu tiên trên thế giới. Sợ thì có sợ, nhưng chúng tôi không hoang mang.
Dù khi cao điểm nhất tại khoa Cấp cứu này có tới 5 bệnh nhân mắc COVID-19 (nCoV) nhưng theo vị phó trưởng khoa 38 tuổi này, những ngày đầu tiên tiếp nhận bệnh nhân lại là ngày vất vả nhất về mặt tư tưởng của các bác sĩ, điều dưỡng viên nơi đây.
"Bạn hình dung như mình chuẩn bị cho kỳ thi vấn đáp quan trọng ấy. Thầy dạy kỹ rồi, mình ôn bài, chuẩn bị mọi kiến thức rồi, thậm chí các kịch bản rồi, nhưng vào phòng thi, đối diện thầy cô thì vẫn "vướng lắm". Đó hoàn toàn là vấn đề tâm lý" – BS Hùng lý giải.
Đó không phải là cảm giác lạ. Nhiều bác sĩ, điều dưỡng viên không giấu được sự căng thẳng trong những ngày đầu tiếp nhận bệnh nhân dương tính. Liệu mình đã chuẩn bị đủ chưa? Mặc đồ bảo hộ như thế ổn chưa? Mình có an toàn không? Diễn biến sức khoẻ người bệnh có nặng lên không? Liệu trang thiết bị có được có đáp ứng được hết không nếu bệnh nhân tăng nặng, hay nhập viện quá đông? Những câu hỏi quẩn quanh, vướng vít tâm trí không ít người.
Ngay sau hôm đón 2 bệnh nhân dương tính đầu tiên, Khoa Cấp cứu lại nhận thông báo một ca nghi ngờ nhiễm COVID-19 (nCoV) từ Khoa Cấp cứu (A9 Bạch Mai). Bệnh nhân ở Quảng Ninh, viêm phổi do virus, có tiếp xúc với người nhà từ Quảng Đông (Trung Quốc).
BS Hùng và 4,5 nhân viên y tế của khoa Cấp cứu mặc đồ bảo hộ can thiệp cho ca nghi ngờ nhiễm COVID-19, hôm 31/1.
Khi bệnh nhân chuyển sang cơ sở 2 Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, các bác sĩ đã sẵn sàng tâm thế như đó là một ca dương tính thật bởi dấu hiệu lâm sàng và dịch tễ rất rõ. 4,5 nhân viên y tế kín mít đồ bảo hộ, nhanh chóng can thiệp đặt ECMO (trao đổi oxy ngoài cơ thể) cho bệnh nhân đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm xong xuôi mới khai thác lại tiền sử dịch tễ, bệnh tật. Các đồng nghiệp BS Hùng từ Quảng Ninh, A9 Bạch Mai gọi điện liên tục để nắm tình hình. Ai cũng lo lắng. Cuối cùng, kết quả nhiễm A/H1N1 của bệnh nhân khiến ai cũng thở phào nhẹ nhõm.
"Nói thì dễ vậy thôi, lúc vào buồng cách ly chuẩn bị can thiệp cho bệnh nhân nghi nhiễm, có bác sĩ trẻ luống cuống lắm, sờ đến gì cũng quên, cũng thiếu nên tự... cáu tít mù (cười). Chúng tôi hơn tuổi nghề, lại từng có những lần đối mặt với đối thủ mới toanh rồi, động viên cậu ấy bình tĩnh hơn. Mất bình tĩnh không giải quyết được vấn đề gì" – BS Hùng chia sẻ…
"Bữa xế" hiếm hoi của các bác sĩ, điều dưỡng viên khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong những ngày dịch giã. Bánh chưng được một người nhà bệnh nhân cũ "viện trợ"...
Cứ như các anh ra sân thi đấu mà hiểu biết về đối thủ còn quá ít ỏi nhỉ?
Chính xác. Đối thủ vừa mới vừa mạnh, nên chiến thuật thi đấu vừa phải dựa vào kinh nghiệm, lại "vừa đá vừa điều chỉnh". Mà lạ cái là những loài virus có tên, có hình thù đẹp (virus SARS-CoV2 gây bệnh COVID-19 có hình vương miện) lại thường rất "ác", lây rất nhanh. Tất cả những hiểu biết về "em vương miện" này của anh em chúng tôi là thông qua những bài báo, nghiên cứu trên các tạp chí y khoa chuyên ngành. Facebook của tôi liên tục báo tin nhắn các chia sẻ của đồng nghiệp trong nhóm công việc.
Nói đến Facebook, tôi thấy hình như anh ít "chém" trên đó?
Tôi thích nghe và đọc nhiều hơn. Tôi không thích chia sẻ những gì thuộc về cá nhân, gia đình. Có thể do tôi không giỏi lắm việc viết hết ý kiến của mình trên mạng xã hội. Tôi chỉ chia sẻ một số bài báo chuyên môn hay, hữu ích để đồng nghiệp cùng thảo luận.
Nhưng anh biết chuyện những thông tin thất thiệt về dịch bệnh, thậm chí về công việc mà các anh đang phải hi sinh "niềm riêng" vì một "niềm chung"?
Biết chứ. Tôi tự đọc được và cũng được anh chị em trong khoa chia sẻ. Có hôm tôi vừa mặc đồ bảo hộ vào khám, trò chuyện với bệnh nhân dương tính COVID-19 xong, ra khỏi buồng cách ly đã thấy có người inbox rất gay gắt "Bệnh nhân chết rồi à? Mạng đồn ầm lên rồi. Chữa kiểu gì đấy? ". Thế đó!
Anh có tức giận không?
Có chứ. Nhưng tôi và các đồng nghiệp buồn nhiều hơn. Giữa lúc dịch bệnh, bao người lo lắng, đâu đó trong xã hội vẫn có người thừa cơ trục lợi, bóp méo sự thật để phục vụ mục đích cá nhân, câu view.
Lại có kẻ lợi dụng tình hình dịch bệnh nhảy vào phá quấy, gây gổ, đe nẹt, đòi giám sát, "xử lý" bác sĩ chúng tôi. Đúng kiểu "nhà bao việc lại còn phá quấy". Nên việc của chúng tôi thì cứ làm, đúng thì thôi…
Nhân viên y tế Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (Cơ sở 2) ăn vội trong lúc giao ca
Hôm trước tôi đọc được comment của anh trên status gây bão của BS Trần Hải Ninh - Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, tôi thấy anh không giấu được nỗi buồn và sự bức xúc…
Cuộc sống mà! Anh em chúng tôi làm cấp cứu, hồi sức thì quen rồi, cũng có thể vì chúng tôi là đàn ông nữa. Chỉ thương những chị em cũng phải xếp việc nhà sang một bên để lao đầu vào dịch, chăm sóc người nghi nhiễm, nhiễm… nhưng nhận lại toàn "vô ơn".
Như chị Hải Ninh nói đấy, chúng tôi mặc quần áo phòng hộ vướng víu, khó chịu vô cùng trong suốt ca làm việc, mồ hôi ướt sũng, kính mờ đi, nhất là với người cận thị, mặt hằn vết khẩu trang, nước không được uống và thậm chí không dám đi vệ sinh trong suốt ca làm việc.
Những nhân viên y tế giờ kiêm luôn nhiệm vụ nhân viên phục vụ, bê cơm đến tận phòng bệnh, thu gom quần áo lót của bệnh nhân mang đi giặt nhưng vẫn bị gọi đường dây nóng báo là "bỏ đói bệnh nhân"; thậm chí khi đang vui mừng thông báo "chúc mừng anh, kết quả xét nghiệm của anh âm tính" thì nhận luôn lời nói phũ luôn vào mặt "Bác sĩ gì mà ngu thế, không chẩn đoán được luôn mà giờ mới biết là âm tính a?"… Bạn là người ngoài ngành, bạn nghe có chạnh lòng không?
Rất say sưa, sôi nổi khi nói chuyện về công việc, nhưng khi nhắc đến gia đình, giọng nam bác sĩ 38 tuổi chùng xuống. Đôi mắt người đàn ông có lúc ửng đỏ, cố nén sự xúc động.
"Khi tôi nói phải ở lại viện vì chắc chắn số ca dương tính sẽ nhiều lên, vợ tôi không ngạc nhiên, không than vãn gì. Chắc cô ấy quen rồi, chỉ lẳng lặng đi xếp đồ vào vali" – ông bố của 2 cậu con trai, 1 lên 9, một lên 5, trầm ngâm. Anh nói số đồ đó, chủ yếu là áo ấm, đến giờ anh vẫn chưa mặc hết một nửa vì ở Bệnh viện, quanh ngày mặc quần áo blouse.
Gần 2 tuần nay, bọn trẻ con được nghỉ học, một mình vợ anh phải "đánh vật" với hai cậu con trai hiếu động. Mấy hôm nay phải "triệu tập" ông nội hỗ trợ trông cháu trong giờ hành chính. Chị làm việc ở Bệnh viện Da liễu Trung ương bận, giờ phải thay chồng lo hết việc nhà.
"Nhưng trong những cuộc nói chuyện hàng ngày, cô ấy không hỏi tôi bao giờ về nữa. Có lẽ chúng tôi là đồng nghiệp nên quá hiểu và thông cảm. Chúng tôi cũng quen…" – anh nói.
Quen nhưng không có nghĩa là không buồn, không nhớ. Chuyện những bác sĩ như BS Hùng, BS Cấp đi chống dịch tả, sốt xuất huyết, cúm… 5-7 ngày vẫn thường xuyên diễn ra, nhưng đây là lần đầu tiên các anh xa nhà lâu nhất. Với BS Hùng là 15 ngày rồi, còn BS Cấp còn dài hơn thế. Đó là chừng ấy thời gian các anh không được ăn món vợ nấu, không được ôm con, không được cùng con học bài. Nghĩa là không còn làm "người đàn ông có vợ con, gia đình". Họ hoàn toàn là người của công việc.
Con trai lớn của BS Hùng đã vào học kỳ 2 lớp 3. Thường ngày, ngoài chơi với con, anh vẫn là "thầy giáo" ở nhà, dạy con học. Nhưng những ngày này, mẹ bận không kèm dạy được, cu cậu gọi điện cho bố qua facetime để nghe bố giảng bài.
"Bố tôi từng là bộ đội, ít nói lắm. Nhưng mẹ tôi thì khác. Nói chuyện với tôi, bà động viên cố gắng, nhưng vợ tôi kể lại là bà sụt sùi khi biết tôi "cắm trại" ở đây. Biết làm thế nào được? Người mẹ nào cũng vậy. Tôi lại phải gọi điện về động viên bà…", anh kể.
May mắn có bố mẹ hỗ trợ "hậu phương" để anh yên tâm ra "tiền tuyến", BS Hùng nói đồng nghiệp của anh còn thương hơn.
Nhiều lúc đang họp, thảo luận chuyên môn khẩn cấp, có bác sĩ cấp cứu lại nhận tin nhắn ở nhà: Bố ơi, đường ống nước vỡ rồi, nước chảy nhiều lắm, sửa như thế nào đây? Lại có bác sĩ trực ca ban ngày khu vực bệnh nhân nghi nhiễm, bận tới nỗi, các con gọi điện phải dập máy ngay, chỉ dám nghe điện thoại của ông bà vì sợ chẳng may có việc gì. Mẹ con chỉ được gặp nhau qua màn hình Zalo, Facetime lúc 9 giờ tối trước giờ con đi ngủ. Lại có nam bác sĩ trẻ, vừa cưới xong chưa kịp hưởng tuần trăng mật thì lại có dịch, đành gác lại…
TS Hùng chia sẻ về những xáo trộn cuộc sống gia đình trong những ngày anh "cắm chốt" ở Bệnh viện xa nhà 30km
Các anh chị hi sinh cho công việc nhiều quá…
Không, chúng tôi không gọi và không coi đó là hi sinh. Nghe to tát, nặng nề quá. Đó là sự lựa chọn của chúng tôi ngay từ khi đăng ký trường thi đại học. Nói văn hoa thì gọi là "Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta" hay "Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai". Nhưng với chúng tôi đơn giản đó là công việc.
Ở khoa Cấp cứu có khoảng 5-6 bác sĩ, điều dưỡng viên "cắm chốt" tại đây. Không ai bắt buộc họ ở lại vì nhân viên y tế đều có đồ bảo hộ đầy đủ. Nhưng họ vẫn ở lại, bởi họ có ý thức bảo vệ người thân, cộng đồng, xã hội.
"Dịch làm cuộc sống của ai cũng đảo lộn", anh nói. Nhiều người ở đây không về nhà một phần không muốn làm đảo lộn, phức tạp thêm cuộc sống của gia đình.
"Mình ở lại viện, đương nhiên xáo trộn cuộc sống của mình rồi, dễ hình dung nhất là điều kiện sinh hoạt, ăn uống" – vừa dứt lời, BS Hùng chỉ ngay vào tấm nệm mỏng được xếp sau góc tủ. Sau 8 đêm nằm trên băng ghế gỗ lạnh và cứng rộng chừng 80 phân, không quen nên lưng anh đau ê ẩm, dùng thuốc giảm đau không đỡ, anh buộc phải tăng cường thêm tấm nệm này.
Đã có những nhân viên của khoa Cấp cứu, sau ca trực trở về nhà liền bị chủ nhà trọ gây khó dễ, doạ đuổi vì sợ bị lây bệnh. Thậm chí, có người không ở bộ phận tiếp đón, chăm sóc, điều trị bệnh nhân dương tính/nghi nhiễm… của Bệnh viện, ra hàng gội đầu còn không dám nói là người của viện vì sợ bị kỳ thị… Anh gọi đó là sự thiệt thòi của những người làm ở đây.
Bình thường, những bác sĩ như anh Hùng trực mỗi tuần 1 buổi tối, có việc đột xuất thì tăng cường chỉ 1-2 hôm, nhưng với dịch này, các anh ở bệnh viện hoàn toàn, bỏ hết tất cả nhịp sống thường ngày để "làm gà công nghiệp" như lời anh vừa cười vừa nói.
Gà công nghiệp" bởi lịch trình làm việc của chúng tôi được lập trình như sau: Sáng 6 giờ dậy, sau một vài động tác thể dục cho ấm người, ăn uống xong thì cầm ngay điện thoại cập nhật tin tức mới nhất, những bài báo hay được đồng nghiệp chia sẻ. 7h30 chúng tôi giao ban, trao đổi thông tin chuyên môn tại khoa Cấp cứu, cập nhật tiến triển sức khoẻ những bệnh nhân dương tính COVID-19 và những bệnh nhân khác. 30 phút sau lại giao ban bệnh viện khoảng 1 tiếng đồng hồ rồi đi buồng thăm khám bệnh nhân. Ai đến lịch mổ thì lại đi mổ. 10 giờ, sinh hoạt khoa học, xong đâu đấy lại nghỉ ngơi, ăn uống. Buổi chiều lặp lại chu trình đó đến hết ngày.
Lặp đi lặp lại mãi, chắc các anh cũng chán lắm rồi?
Tôi lại nói lại, công việc mà! Nếu làm "gà công ghiệp" như thế mà đuổi được nhanh "em vương miện" COVID-19, hạn chế tối đa bệnh nhân tử vong, hỗ trợ tuyến dưới điều trị, thì chúng tôi luôn sẵn sàng.
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội
Y tế - 10 giờ trướcGĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn
Y tế - 1 ngày trướcDo mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 2 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 3 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 3 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 3 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tếSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.