Khoảng thời gian lý tưởng nên nhịn ăn để có kết quả xét nghiệm máu chính xác
Việc nhịn ăn trong một khoảng thời gian cố định trước khi xét nghiệm máu là điều cần thiết để có kết quả chính xác.
Xét nghiệm máu có thể cung cấp các thông tin chi tiết về tình trạng sức khỏe cơ bản của bạn. Đây cũng là biện pháp hiệu quả để theo dõi tình trạng sức khỏe tổng thể.
Xét nghiệm máu là một xét nghiệm cơ bản được chỉ định cho một số tình trạng sức khỏe khác nhau, từ bệnh tiểu đường đến đo mức độ chất dinh dưỡng trong cơ thể.

Tại sao nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu lại quan trọng
Nhịn ăn có nghĩa là tránh ăn và uống bất cứ thứ gì (kể cả nước) trong một khoảng thời gian cố định trước khi xét nghiệm. Bởi vì khi ăn, glucose được cơ thể sản xuất từ thức ăn sẽ đi vào máu và làm thay đổi nồng độ các thành phần của máu. Điều này có thể làm thay đổi mức độ của một số chất trong máu như đường, sắt, cholesterol, dẫn đến kết quả không chính xác.
Một người cần nhịn ăn trong bao lâu?
Không phải tất cả các loại xét nghiệm máu đều yêu cầu bạn nhịn ăn, một số xét nghiệm lại chỉ được thực hiện khi bụng no. Vì thế khi bạn đã được chỉ định thực hiện xét nghiệm máu thì hãy hỏi bác sỹ xem bạn có cần nhịn ăn không và trong bao lâu.
Thông thường, thời gian nhịn ăn thường dao động từ 8 đến 12 giờ, tùy thuộc vào xét nghiệm bạn sẽ thực hiện. Để tránh bất kỳ sự nhầm lẫn nào thì bạn nên hỏi lại người chỉ định thực hiện xét nghiệm cho bạn. Trong mọi trường hợp, tốt hơn là bạn nên nhịn ăn trong 12 giờ để có kết quả chính xác.
Ngoài nhịn ăn, cần tránh một số việc trước khi xét nghiệm máu
Không chỉ nhịn ăn, bạn cũng cần ngừng uống thuốc trước khi làm một số xét nghiệm như kiểm tra tình trạng thiếu sắt hoặc vitamin B12. Cùng với việc nhịn ăn trong 12 giờ, bạn cũng cần tránh uống thuốc trong 24 giờ trước khi xét nghiệm vì nó có thể làm thay đổi kết quả. Ngoài ra, uống rượu, hút thuốc, uống caffein và tập thể dục cũng không được khuyến khích trước khi xét nghiệm máu.

Các xét nghiệm máu thông thường mà bạn bắt buộc phải nhịn ăn
Một số xét nghiệm máu phổ biến mà bạn có thể được yêu cầu nhịn ăn, thế nhưng tốt hơn hết bạn nên xác nhận lại với bác sỹ về thời gian nhịn ăn trước khi thực hiện một số các xét nghiệm:
Kiểm tra đường huyết lúc đói Kiểm tra cholesterol Thử nghiệm gamma-glutamyl transferase Xét nghiệm sắt trong máu Kiểm tra mức chất béo trung tính Kiểm tra mức độ lipoprotein mật độ cao (HDL) Kiểm tra mức độ lipoprotein mật độ thấp (LDL) Bảng trao đổi chất cơ bản Bảng chức năng thận Bảng lipoprotein
Phải làm gì nếu bạn vô tình ăn uống trước khi xét nghiệm
Nếu chẳng may bạn vô tình ăn hoặc uống bất cứ đồ nào có chứa calo trước khi làm xét nghiệm thì hãy thông báo cho bác sỹ của bạn. Tùy thuộc vào từng xét nghiệm sức khỏe mà nhân viên y tế sẽ biết liệu bạn có nên tiếp tục kiểm tra trong ngày hôm đó hoặc sẽ quay lại vào hôm sau. Giống như nếu bạn ăn sáng trước khi làm xét nghiệm cholesterol, bạn có thể không cần dời lịch xét nghiệm máu, nhưng đối với xét nghiệm đường huyết, bạn có thể phải đặt lịch./.

Đo đường huyết sau ăn, chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường đo đường huyết sau ăn rất quan trọng. Chỉ số đường huyết sau khi ăn phản ánh được nồng độ đường trong cơ thể có tăng lên hay không sau khi tiêu hóa một số loại thực phẩm nhất định.

Tưởng béo bụng, cô gái 18 tuổi bất ngờ phát hiện có khối u buồng trứng 'khủng'
Y tế - 1 giờ trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có khối u buồng trứng kích thước lớn, chứa nhiều dịch nhày, chiếm gần hết khoang bụng.

Cô gái 25 tuổi nhập viện, nêu lý do 'liên tục phải nghỉ phép, ngại đi làm'
Sống khỏe - 5 giờ trướcNữ nhân viên văn phòng ở Hà Nội vào khám với tình trạng suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, mất ngủ, không muốn đến công ty làm việc.

Tự tử ở trẻ vị thành niên: Khi con đau mà không nói, cha mẹ cần thấu hiểu những tín hiệu nhỏ để cứu con
Sống khỏe - 5 giờ trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi tự tử ở trẻ vị thành niên, trong đó, các rối loạn tâm thần như lo âu, trầm cảm, căng thẳng do áp lực học tập, mâu thuẫn gia đình hoặc mối quan hệ bạn bè là một trong những nguyên nhân chính.

Đo đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?
Sống khỏe - 17 giờ trướcGĐXH - Xét nghiệm đường huyết lúc đói là cách nhanh và đơn giản nhất để chẩn đoán bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường và giúp điều trị hiệu quả ở các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Đã ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm
Y tế - 18 giờ trướcViện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đã ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm nay, tính đến thời điểm này. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.

6 cách đơn giản để thải độc gan
Sống khỏe - 20 giờ trướcMột trong những chức năng quan trọng của gan là thải độc. Theo thời gian chức năng gan có thể trở nên suy giảm. Vậy cách nào hỗ trợ gan thải độc tốt hơn?

Mổ cấp cứu nữ sinh bị chó nhà nuôi cắn đứt thực quản
Y tế - 21 giờ trướcChú chó nhà nuôi 12 năm đột ngột tấn công bé gái 11 tuổi khiến bệnh nhi tổn thương sâu vào thực quản, phải đi cấp cứu.

Người đàn ông 41 tuổi phát hiện xơ gan thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Mặc dù đã được phát hiện xơ gan từ năm 2023, thay vì quyết tâm cai rượu, anh X. vẫn uống khoảng 500ml rượu mỗi ngày.

7 cách tự nhiên giúp làm sạch, thải độc phổi
Sống khỏe - 1 ngày trướcDuy trì phổi khỏe mạnh là điều tối quan trọng đối với sức khỏe nói chung, đặc biệt là trong bầu không khí ô nhiễm hiện nay...

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.