Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khóc sưng mắt vì mặc cảm cơ thể “chim chích”

Thứ hai, 13:43 22/06/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Chế độ dinh dưỡng “lệch lạc”, uống nhiều nước ngọt có gas, ngủ nghỉ, sinh hoạt, tập luyện trái khoa học… là những nguyên nhân chính khiến không ít trẻ vị thành niên, thanh niên suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực tương lai.

 

Các chuyên gia cho biết, yếu tố di truyền chỉ chiếm 23% trong sự ảnh hưởng đến phát triển tầm vóc của trẻ, quan tr ọng nhất là yếu tố dinh dưỡng, luyện tập thể thao một cách khoa học và hợp lý. 	Ảnh: Chí Cường
Các chuyên gia cho biết, yếu tố di truyền chỉ chiếm 23% trong sự ảnh hưởng đến phát triển tầm vóc của trẻ, quan tr ọng nhất là yếu tố dinh dưỡng, luyện tập thể thao một cách khoa học và hợp lý. Ảnh: Chí Cường

 

Con còi cọc vì mẹ chăm sóc dinh dưỡng “lệch lạc”

Quỳnh Chi (ở Đông Anh, Hà Nội) năm nay 15 tuổi, em vừa kết thúc năm học cuối cùng của bậc THCS. Chi cao 1m40, nặng hơn 35kg. So với các bạn, chiều cao, cân nặng của Chi rất khiêm tốn. Vì vậy, em luôn được “ưu tiên” ngồi bàn đầu, xếp hàng đầu trong lớp.

Chi kể, em rất tủi thân vì ngoại hình nhỏ thó của mình. “Ở lớp, em luôn bị gọi là “hạt tiêu”, “ớt chỉ thiên” vì em luôn lọt thỏm giữa “rừng” các bạn phổng phao, cao lớn”, Quỳnh Chi nói. Trong khi các bạn gái cùng lớp đã đỏ mặt thì thầm chuyện có bạn trai để ý, “thầm thương trộm nhớ” thì Chi vẫn hồn nhiên “phòng không” chỉ vì em bé như “chim chích”. Có lần, Chi đã khóc như mưa vì có bạn “độc mồm” bảo em sau này “khó đẻ” vì từ vòng 1 đến vòng 3 phẳng lì, lép kẹp, èo uột!

Khác với nỗi lo lắng thấp bé nhẹ cân của con gái, từ trước đến nay chị Hồng Quyên, mẹ của Chi lại không đến nỗi sốt ruột. “Việc gì phải lo, lớn lên sẽ khắc cao thôi!”, chị Quyên bảo.

Sau khi hoàn thành kỳ thi vào lớp 10, Chi nằng nặc đòi mẹ đưa đi khám dinh dưỡng. Thấy con gái quyết tâm cao, chị Quyên đồng ý. Nhớ lại quá trình phát triển của con, chị mới giật mình. Chị kể, hồi Quỳnh Chi học cấp 1 (từ 6 - 9 tuổi), mỗi năm em chỉ cao lên khoảng 4-5cm. Chi bắt đầu dậy thì hồi 14 tuổi, khi các bạn “tăng tốc” phát triển chiều cao, cân nặng, con chị vẫn không tăng bao nhiêu. Cứ ngỡ “giống” nhà thấp bé nhẹ cân (chồng chị cũng chỉ cao hơn 1m60), chị Quyên đã nghĩ khó mà cải thiện nổi. “Ai mà nghĩ con mình thua thiệt đến vậy!”, chị thở dài.

Sau nhiều ngày tìm hiểu, hai mẹ con chị Quyên tới Viện Dinh dưỡng Ứng dụng (thuộc Hội Dinh dưỡng Việt Nam, phố Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Tại đây, Viện trưởng, TS.BS Phạm Thị Thúy Hòa sau khi thăm khám các chỉ số và thói quen sinh hoạt cũng như chế độ dinh dưỡng của Quỳnh Chi, cho biết: Yếu tố di truyền chỉ chiếm 23% trong sự ảnh hưởng đến phát triển tầm vóc của trẻ, còn mạnh nhất là yếu tố dinh dưỡng. Trong khi đó, chế độ dinh dưỡng của Chi khá “lệch lạc”. Từ bé, mẹ Chi thường cho con ăn quá nhiều đạm, protein. Chị thường hầm nước xương để trong tủ lạnh rồi nấu cháo, súp cho con; hay ăn tôm chỉ bóc cho con ăn riêng thịt, bỏ luôn phần thân vỏ. Chị cũng hạn chế không cho con ăn chất béo, mỡ, dầu… Điều đó tưởng tốt nhưng không hề khoa học. Bởi việc ăn nhiều đạm quá sẽ dẫn tới thiếu canxi, không có chất béo sẽ hạn chế quá trình hòa tan các vitamin A, D, E, K dễ dẫn đến tình trạng còi xương. Đặc biệt, Quỳnh Chi cũng giống rất nhiều trường hợp đến thăm khám ở viện, đó là chế độ ngủ nghỉ.

“Ngoài dinh dưỡng, một số yếu tố khác liên quan đến phát triển tầm vóc là giấc ngủ, thể thao, các bệnh nhiễm trùng… Trong đó, giấc ngủ rất quan trọng. Nhiều em được bố mẹ cho ngủ riêng phòng, nên “tự do” giờ giấc. Theo khoa học, trẻ vị thành niên cần ngủ đủ 8-9 tiếng một ngày. Quan trọng hơn, trước 23 giờ, các em đã phải ngủ say. Tuy nhiên, nhiều trẻ, trong đó có Quỳnh Chi, thường say sưa đọc sách, nhắn tin, “luyện game” đến tận 11-12 giờ đêm”, TS.BS Thúy Hòa nói. Theo BS Hòa, những trường hợp đang tuổi lớn như Quỳnh Chi, việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, luyện tập, ngủ nghỉ… sẽ có tác động rất tích cực trong việc cải thiện tầm vóc.

Theo một điều tra mới nhất do Viện Dinh dưỡng Ứng dụng thực hiện tại Hà Nội, năm 2015, cân nặng trung bình của học sinh lớp 10 tại Thủ đô là 54 kg, tăng 12,5kg so với điều tra năm 1999, còn chiều cao đạt 161,5cm, tăng 8,6cm so với năm 1999. Về tình trạng dinh dưỡng, có tới 30,3% học sinh bậc PTTH bị suy dinh dưỡng, tỷ lệ này ở nam nhiều hơn nữ.

90% phụ nữ có thai ở Việt Nam thiếu chất kẽm

Theo TS.BS Phạm Thị Thúy Hòa, một số chất dinh dưỡng đặc biệt giúp trẻ phát triển chiều cao như: Protein; chất béo; canxi; vitamin D, A, C, E; sắt; kẽm; i-ốt…

Tuy nhiên, tại Hội thảo Dinh dưỡng dự phòng cho vị thành niên và nữ thanh niên do Trung ương hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức ngày 18/6, PGS.TS.BS Lê Bạch Mai – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ: Một số nghiên cứu điều tra tình trạng kẽm ở trẻ em và phụ nữ ở Việt Nam thời gian gần đây cho thấy, thiếu kẽm là vấn đề có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng. Tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 - 49 tuổi) là 67,2%, tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai là 90%, trẻ em dưới 5 tuổi là 81,2%.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, kẽm là chất rất cần cho quá trình tăng trưởng, giúp tăng cường miễn dịch, hạn chế mắc các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, viêm phổi, viêm đường hô hấp). Kẽm tham gia vào hoạt động của các enzym, phân chia tế bào, phát triển cơ thể. Kẽm có nhiều trong giá đỗ, các loại rau mầm… Ở phụ nữ mang thai, thiếu kẽm làm tăng biến chứng trong thời kỳ thai nghén, cản trở sự phát triển thể lực và trí lực của trẻ. Tình trạng này nếu không được khắc phục dẫn đến hệ lụy, em bé được sinh ra cũng thiếu hụt vi chất, ảnh hưởng đến phát triển thể chất, trí tuệ, ăn uống kém ngon miệng là nguyên nhân gây thấp còi.

Các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam cho biết, những giai đoạn quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển cả thể chất và tinh thần về tương lai của mỗi con người là giai đoạn bào thai, trẻ dưới 2 tuổi và tuổi vị thành niên (10-18 tuổi). Trong khi đó, các chương trình can thiệp dinh dưỡng ở Việt Nam hiện nay mới tập trung ưu tiên cho hai đối tượng là bà mẹ và trẻ em. Thực tế, những nữ vị thành niên thấp còi sẽ có nguy cơ phát triển thành những phụ nữ thấp bé nhẹ cân, rồi lại sinh ra những trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai (có cân nặng sơ sinh thấp). Những trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2.500g) lại có nguy cơ suy dinh dưỡng. Vòng luẩn quẩn đó cho thấy, việc chăm sóc “dinh dưỡng dự phòng” hợp lý và lối sống lành mạnh cần được khuyến khích ở mọi lứa tuổi, đặc biệt trong lứa tuổi vị thành niên, nữ thanh niên.

Phân tích về điều này, PGS.TS Lê Bạch Mai cho rằng, chế độ can thiệp dinh dưỡng trong giai đoạn trẻ vị thành niên hết sức quan trọng, vì lứa tuổi này phát triển với tốc độ rất nhanh cả về chiều cao và cân nặng, các biến đổi về tâm, sinh lý, nội tiết, sinh dục...  Còn theo TS.BS Thúy Hòa, chăm sóc dinh dưỡng cho vị thành niên và nữ thanh niên hiện còn là khoảng trống về cả chính sách lẫn thực tiễn. Nhiều bà mẹ rất quan tâm đến con cái vị thành niên, nhưng chưa biết cách chăm sóc đúng đắn do thiếu kiến thức, trong khi đối tượng vị thành niên này sẽ là lớp sản sinh ra thế hệ tiếp theo của nòi giống Việt.

 

“Cải thiện dinh dưỡng vị thành niên và dinh dưỡng của bà mẹ trước, trong giai đoạn mang thai là nội dung “dinh dưỡng dự phòng” thiết yếu nhằm giảm tỷ lệ thấp còi.

Đã có những ý kiến cho rằng, trước khi kết hôn, các bạn trẻ, đặc biệt là nữ giới cần có chứng chỉ về dinh dưỡng. Chúng ta cần có chương trình giáo dục dinh dưỡng cho vị thành niên, nữ thanh niên để đảm bảo cho một thế hệ sau không thiếu chất hay suy dinh dưỡng”, PGS.TS Lê Bạch Mai nói.

Thu Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Một trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Việc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Giang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Theo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Có nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Top