Không dùng thuốc bổ hay ăn kiêng, cụ bà 100 tuổi tiết lộ bí quyết sống thọ là duy trì 1 thói quen đơn giản mỗi ngày
Ở tuổi 100, cụ bà này vẫn có cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai nhờ 1 thói quen đơn giản ai cũng làm được.
“Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu một cái gì đó mới” chính là châm ngôn sống của cụ bà Marion “Mic” Roberts, 101 tuổi, người gốc East Hampton, hiện đang sống tại Connecticut, Mỹ. Năm 2021, bà cụ này đã hoàn thành cuộc đua đường trường đầu tiên của mình ở tuổi 99.
Năm 2022, bà tham gia cuộc đua Haddam Neck Fair 5K với tư cách là một vận động viên 100 tuổi và hoàn thành xuất sắc chặng đường 3,1 dặm trong một giờ 31 giây cùng con trai Chuck Roberts và con dâu Donna Roberts. Marion “Mic” Roberts đã giành chiến thắng ở nhóm tuổi trên 80 khi bước qua vạch đích trong sự cổ vũ của mọi người.

Cụ bà Marion “Mic” Roberts
“Tôi nghĩ đây là cuộc thi thú vị. Tôi đến đây vì nghĩ mình thích chạy và sẽ cố gắng để về đích. Tôi không nghĩ mình sẽ đoạt giải”, cụ bà Marion “Mic” Roberts chia sẻ.
Theo Runnersworld, mặc dù bà Marion đến với đường đua này khá muộn và có ít thời gian luyện tập song với năng lượng và sự nhiệt huyết vốn có, cụ bà này vẫn hoàn thành chặng đua một cách xuất sắc.
Chiến thắng này của bà Marion cũng đã khiến không ít người phải tò mò về bí quyết giúp bà dù tuổi cao nhưng vẫn giữ được sự dẻo dai, bền bỉ tốt như vậy. Trên thực tế, cụ bà Marion “Mic” Roberts không có bí quyết gì đặc biệt. Bà Marion cho biết bản thân không uống thuốc bổ cũng chẳng ăn kiêng. Thay vào đó, bí quyết giúp bà cụ này có sức khỏe tốt chính là thói quen đi bộ hơn hai dặm một ngày. Ngoài ra khi còn trẻ, bà Marion cũng từng dạy khiêu vũ, trượt tuyết và chơi gôn cho đến khi bị chấn thương vai ở tuổi 80.
Marion “Mic” Roberts từng bị gãy xương chậu 3 năm trước và được chẩn đoán mắc Covid-19. Dẫu vậy, đến nay, cụ bà Marion vẫn rất khỏe mạnh và không ngại có thêm những trải nghiệm mới cho bản thân.
Đi bộ hiện nay đã trở thành môn thể thao được nhiều người trung niên và cao tuổi lựa chọn để luyện tập mỗi ngày vì cường độ tập luyện thấp, an toàn và đơn giản. Tuy là một bài tập chuyển động hai chân đơn giản nhưng đi bộ nhanh có thể rèn luyện sức mạnh cơ bắp của chi dưới, đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu và tốc độ trao đổi chất, giảm nguy cơ đột quỵ, giúp kéo dài tuổi thọ.

Cụ bà Marion “Mic” Roberts
Theo một nghiên cứu của Mỹ: Đi bộ giảm 35% nguy cơ tử vong do các bệnh hô hấp ở những người đi bộ hơn 6 giờ/tuần so với những người ít vận động. Đi bộ cũng giúp giảm khoảng 20% nguy cơ tử vong do bệnh tim và giảm 9% nguy cơ tử vong do ung thư. Không những vậy, việc đi bộ thường xuyên còn giúp ngăn ngừa việc hình thành các mảnh xơ vữa động mạch, từ đó ngăn chặn được các biến chứng từ căn bệnh này gây ra như đột quỵ não. Do đó, nếu muốn có một cơ thể khỏe mạnh và sống thọ hơn thì mọi người nên duy trì thói quen này mỗi ngày.
3 lưu ý khi đi bộ ai cũng cần ghi nhớ để việc tập luyện hiệu quả hơn
1. Bổ sung nước kịp thời
Không bổ sung nước kịp thời sẽ khiến cơ thể luôn trong tình trạng thiếu nước cực độ, tăng áp lực và gánh nặng cho cơ thể, ảnh hưởng đến hiệu quả đi bộ. Khi đi bộ, bạn nên mang theo nước bên mình và uống một lượng nhỏ đều đặn để giữ đủ nước và tránh khó chịu do uống quá nhiều cùng một lúc.
2. Nên khởi động nhẹ nhàng trước khi đi bộ
Trước khi đi bộ, việc thực hiện một số động tác nhẹ nhàng để khởi động là điều rất cần thiết nhằm chắc chắn rằng cơ, khớp đã sẵn sàng cho việc chuyển động. Hãy dành ra 5 phút khởi động nhẹ nhàng và nên đi chậm khi mới bắt đầu để giảm các chấn thương có thể xảy ra. Ngoài ra, bạn cũng nên đi chậm lại và khi kết thúc chặng đường đi bộ trong thời gian khoảng 5 phút.
3. Đi loại giày không phù hợp
Chọn giày cũng là một bước quan trọng giúp tăng hiệu quả của việc đi bộ. Theo Steven Jasonowicz - Bác sĩ phẫu thuật xương khớp và mắt cá chân tại Viện xương và khớp Illinois, Mỹ, việc chọn giày đi bộ phù hợp không chỉ giúp đi bộ thoải mái, hiệu quả hơn mà còn giúp bạn tránh được chấn thương trong quá trình di chuyển.
Khi chọn giày, nên chọn những đôi giày thể thao chuyên dụng. Lưu ý chọn đúng kích cỡ chân vì đi giày quá chật hay quá cứng có thể gây ra ma sát, phồng rộp và chèn ép ngón chân. Đặc biệt, bệnh nhân tiểu đường càng nên lựa chọn giày kỹ càng vì đi giày không phù hợp dễ khiến họ bị đau chân, tê chân, vết thương khó lành.

Học sinh đồng bào tại Quảng Bình 'nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống'
Dân số và phát triển - 5 giờ trướcGĐXH - Nhiều tiểu phẩm tại hội thi tái hiện vấn nạn phụ huynh bắt con nghỉ học để lấy vợ, lấy chồng khi chưa đến tuổi vị thành niên, những hệ lụy của hôn nhân cận huyết thống.

Các biện pháp tránh thai có thể gây rụng tóc?
Dân số và phát triển - 6 giờ trướcNhiều chị em sau khi sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết tố thấy tóc hay bị rụng hơn. Do đó, mọi người thắc mắc có phải biện pháp tránh thai là nguyên nhân gây rụng tóc?

Tuổi 'teen' cần biết 4 cách tránh mang thai ngoài ý muốn tốt nhất
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTuổi vị thành niên cần được chuẩn bị những kiến thức về an toàn tình dục. Bởi lứa tuổi này có thai ngoài ý muốn sẽ ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe, học tập và tâm lý. Do đó, biết cách sử dụng biện pháp tránh thai là vô cùng quan trọng.

TP Vinh tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng Hành động quốc gia về Dân số
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Đây là dịp để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể tổ chức xã hội và của mỗi gia đình về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác Dân số đối với sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Cụ bà 70 tuổi ở Uganda sinh đôi
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcBà Safina Namukwaya và cặp song sinh thụ tinh nhờ ống nghiệm (IVF) khỏe mạnh sau ca sinh mổ hôm 29/11.

Tăng cân khi mang thai bao nhiêu là đủ và an toàn?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcTăng cân khi mang thai bao nhiêu là đủ và an toàn, đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi? Hầu hết mọi bà bầu đều quen thuộc với câu nói 'ăn cho hai người' và tăng càng nhiều cân càng tốt nhưng sự thực có đúng như vậy không?

Tại sao người trẻ kết hôn muộn, ngại kết hôn?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Việc giới trẻ kết hôn muộn, ngại kết hôn đang trở thành một vấn đề đáng lo, nên tuyên truyền, vận động nam, nữ thanh niên kết hôn trước 30 tuổi là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Ý nghĩa hội thi "Là con gái để tỏa sáng"
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Hội thi góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi quan niệm và hành vi của mọi người về vấn đề giới tính, góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; động viên, khuyến khích trẻ em gái tự tin, vươn lên thực hiện quyền bình đẳng.

Nuôi con bằng sữa mẹ có thể cứu hơn 2000 trẻ em mỗi năm
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcSữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp trẻ có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển.

Dị tật bẩm sinh sứt môi - hở hàm ếch xảy ra ở giai đoạn nào của thai kỳ?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcDị tật khe hở môi - vòm miệng (hay còn gọi là sứt môi - hở hàm ếch) là một dị tật bẩm sinh vùng mặt làm biến dạng khuôn mặt của trẻ và làm rối loạn trầm trọng các chức năng cơ bản cũng như tâm lý của trẻ và gia đình. Vậy cách can thiệp điều trị như thế nào?

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.