'Không học thêm, cô không nhớ tên, dù giỏi đến mấy con cũng chỉ được 5 điểm'
Nhiều độc giả cho rằng việc dạy thêm đã trở thành vấn nạn, thậm chí thầy cô trù dập, cho học sinh điểm kém chỉ vì không đi học thêm.
Sau khi VTC News đăng tải các bài viết về dạy thêm, học thêm , nhiều độc giả gửi ý kiến thể hiện bức xúc trước vấn nạn này. Họ cũng đề nghị cho ra khỏi ngành với những giáo viên, người quản lý khi để tình trạng này tái diễn bao năm qua.
'Không học thêm, cô không nhớ tên'
Độc giả Ngọc Bảo phản ánh con chị đang trong tình trạng cả lớp đến nhà cô học thêm thì được ưu ái, còn bạn học sinh nào không đi học sẽ thường xuyên bị nhắc nhở, "soi mói".
Năm lớp 6-7, con chị thuộc top đầu của lớp, trong đội tuyển học sinh giỏi Toán, nhưng đến hè vừa rồi, cô đổi địa điểm học của các bạn từ trường về nhà riêng. Được 2 tháng, cô thông báo phụ huynh đóng tiền học thêm cho con, mà trước đó không hề có bất kỳ thoả thuận nào. "Dù khá ấm ức nhưng tôi vẫn đóng tiền học thêm cho con và sau đó xin phép cô cho rút khỏi đội tuyển toán kiểu trá hình này", vị phụ huynh cho hay.
Kể từ đầu năm học đến nay, cô gần như không gọi con phát biểu, không giao bài tập và cũng không sửa bài như trước đây, thậm chí con có cảm giác bị cô lập trong lớp. Từ một đứa trẻ đam mê học Toán nay trẻ phải chịu áp lực từ cô bằng thái độ không mấy là vui vẻ.
Độc giả Nguyễn Văn Mạnh chia sẻ về trường hợp của cháu học lớp 2. Ngay ngày đầu năm học mới, cô thông báo lên nhóm thông tin chung phụ huynh của lớp "nếu gia đình nào cho con đến nhà cô học thêm sẽ giỏi, ai không học thì sẽ yếu kém, cô không chịu trách nhiệm". Ba tuần sau khai giảng, những đứa trẻ không đăng ký đi học thêm đều bị cô nhắn tin cho phụ huynh phàn nàn học chậm, yếu kém, nếu không tiến bộ rất dễ bị đúp.
Đây cũng là tình cảnh mà anh Hoàng Chí Đức gặp phải. Do không đi học thêm môn nào, đặc biệt môn Văn của cô giáo chủ nhiệm, mà điểm kiểm tra của con anh (học lớp 2) luôn dưới 7 điểm và bị trù dập. Còn các môn học khác, điểm bài thi 1 tiết, giữa học kỳ luôn dưới 5 điểm. Thậm chí con gái anh từng chia sẻ do không đến nhà cô học thêm nên "cô không nhớ tên con" mà chỉ nhớ tên và thường xuyên gọi phát biểu bài mấy bạn đi học nhà cô thôi.
Những bạn đi học thêm ở nhà cô, những bài kiểm tra đều biết trước, điểm thi luôn cao đến bất ngờ. Rất may, đến thi cuối học kỳ, trường tổ chức cắt phách chấm thì điểm của con tất cả các môn đều trên 8 hết.
"Năm ngoái học lớp 2 không đến nhà cô học nên chỉ đạt học sinh khá, không được phiếu khen Cháu ngoan Bác Hồ. Còn lại 38/39 em đến nhà cô giáo học thêm nên hầu hết các bài thi Toán, Tiếng Việt đều đạt điểm 10 cuối năm", tài khoản Lê Phúc viết.
Đủ chiêu trò ép học sinh học thêm
Là giáo viên dạy tiểu học ở Hà Nội, độc giả Mai Phạm nói biết không ít giáo viên ở trường mình đã và đang ép học sinh học thêm thông qua lời kể của đồng nghiệp, hàng xóm và học sinh. Vấn nạn dạy thêm này còn kinh khủng hơn khi giáo viên tiểu học không cho học sinh ngủ trưa vì không đi học thêm. Chính độc giả này cảm thấy xấu hổ và ái ngại trước phụ huynh, trước xã hội.
Độc giả Ngô Thuý Hằng chia sẻ bản thân là giáo viên dạy THPT, thường xuyên gặp phải những câu hỏi, thắc mắc của phụ huynh "tại sao con học từ cấp 1 đến cấp 2, năm nào cũng được giấy khen, nhưng điểm thi vào cấp 3 lại thấp, thậm chí chỉ đủ điểm mà thôi". Đây cũng chính là hệ lụy dạy thêm và học thêm. Phụ huynh cho con đi học thêm phải tìm chỗ chất lượng chứ không nên chỉ đi học để lấy lòng giáo viên, để con không bị "đì".
Độc giả Lý Long bình luận: "Đi dạy 14 năm nhưng tôi chưa một lần dạy kèm, dạy thêm hay bồi dưỡng dù rất nhiều phụ huynh đánh tiếng yêu cầu dạy. Với tôi, tất cả học sinh đều như nhau, cần được đối xử công bằng và minh bạch như nhau".
Đến nay, khi những lứa học sinh ra trường, đi làm, đến ngày Nhà giáo họ đều nhớ đến, gửi lời chào, lời chúc sức khoẻ từ tâm bằng tất cả sự tôn trọng nhà giáo. Điều đó đáng quý hơn đồng tiền dạy thêm mang lại rất nhiều.
Nguyễn Tiên bày tỏ đồng thuận với những câu chuyện của phụ huynh chia sẻ trên báo chí về vấn nạn dạy thêm, học thêm hiện nay. 21 năm làm giáo viên ở TP Thủ Đức (TP.HCM), độc giả này hiểu hết những chiêu trò, hình thức ép học sinh phải tham gia các lớp học thêm để kiếm tiền.
Chẳng hạn, mới vào đầu năm học, thầy cô kiểm tra liên tục, cho điểm thấp. Thầy cô diễn bài xuýt xoa, lo lắng tình hình học tập của của các học sinh, rồi khuyên phải đi học thêm. Muốn học bạ đẹp lấy thành tích tốt hay tương lai đỗ đại học buộc phải học thêm ở lò luyện.
Thêm một chiêu ép cha mẹ học sinh nữa là tổng kết các học sinh giỏi giữ lại lớp cũ, còn học sinh khá, trung bình và lưu ban họ dồn vào một lớp, lớp này cũng xếp giáo viên kém luôn. Khi dồn toàn bộ học sinh yếu kém vào một lớp có những bé rất ngoan, nhưng buồn và bất mãn dẫn đến hút thuốc lá điện tử, tài khoản Nguyễn Tiên viết.
'Mời' giáo viên dạy thêm ra khỏi ngành?
Tài khoản Nguyễn Vương bình luận, học thêm, dạy thêm là nhu cầu của người tham gia. Ngành giáo dục cần quản lý làm sao cho không có tiêu cực, không phải cái gì không quản lý được là cấm.
Độc giả Trần Văn Huyến nêu ý kiến, việc dạy thêm đã ăn sâu vào tiềm thức của số đông giáo viên dạy các môn liên quan đến chuyện thi cử. Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng dạy thêm tràn lan này cần sự chung tay từ các cấp, ngay cả phụ huynh cũng cần có trách nhiệm. Đề nghị Bộ GD&ĐT cần mạnh tay xử lý lãnh đạo các trường, các địa phương khi để xảy ra tình trạng dạy thêm, thậm chí có thể mời ra khỏi ngành những thầy cô, nhà trường tiếp tay cho dạy thêm.
Nhiều độc giả kiến nghị Bộ GD&ĐT nên cấm tuyệt không cho phép giáo viên cấp 1, 2 được dạy thêm, học thêm. Việc này chẳng những không đạt hiệu quả mà còn gây căng thẳng cho các em khi phải học ngày 2 buổi ở trường, buổi tối còn phải đi học thêm ở nhà cô giáo đến 8, 9 giờ tối mới xong. Các em còn quá nhỏ tuổi, nếu chỉ biết lao đầu vào học như vậy ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và tâm lý mệt mỏi ở mỗi em.
Tháng 3/2023, trả lời cử tri về vấn đề dạy thêm học thêm ngày càng nở rộ, bất chấp lệnh cấm, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện một số quy định khác của Thông tư số 17 vẫn có hiệu lực thi hành, như: nguyên tắc dạy thêm, học thêm, các trường hợp không được dạy thêm, học thêm, trách nhiệm quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm của địa phương, cơ sở giáo dục.
Thông tư 17 cũng nêu rõ, giáo viên không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa để đưa vào giờ dạy thêm; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm… Thông tư này còn quy định: "Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày…".
Đội tuyển Việt Nam tỏa sáng tại Robothon Quốc tế 2024
Giáo dục - 5 giờ trướcNgày 24/11, cuộc thi Robothon Quốc tế 2024 đã diễn ra thành công rực rỡ tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc ghi dấu ấn với nhiều giải thưởng quan trọng trong hạng mục thi đấu Leanbot.
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông
Giáo dục - 15 giờ trướcBộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.
Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học
Giáo dục - 19 giờ trướcHuỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.
Dự kiến nâng chuẩn đầu vào ngành Y Dược và Sư phạm từ 2025
Giáo dục - 1 ngày trướcTừ năm 2025, dự kiến, thí sinh đăng ký xét tuyển vào Sư phạm và Y Dược phải có điểm học bạ 3 năm THPT từ loại tốt trở lên.
Thí sinh thi THPT 2025 cần lưu ý điều này nếu muốn đón tin vui sớm
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.
Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Phát động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Cuộc thi là cơ hội khai phá những ý tưởng mới, sáng tạo, đột phá trong sinh viên và trở thành vườn ươm, bệ phóng cho thế hệ doanh nhân trí thức tương lai.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 3 ngày trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 3 ngày trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển
Giáo dục - 3 ngày trướcNhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.
Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11
Giáo dụcGĐXH - Sáng 20/11/2024, tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, Công an tỉnh Bắc Kạn khánh thành và bàn giao Nhà ở công vụ tặng cán bộ, giáo viên Trường THCS&THPT Bình Trung nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).